Tro cap thoi viec theo luat moi

Thảo luận trong 'LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH' bắt đầu bởi hai.vo, 22/5/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hai.vo

    hai.vo New Member

    Tham gia ngày:
    21/5/08
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    E vừa mới cập nhật thông tin từ một luật sư về viec tinh trợ cấp thoi viec. Theo như trợ cấp thôi việc năm 2008 thi e không có ý kiến gì nhưng từ khi có trợ cấp thất nghiệp thì e trở nên bối rối trong vấn đề tính trợ cấp thoi viec.


    Ý kiến đó nói rằng, nếu có tính trợ cấp thôi việc thì chỉ tính sáu tháng liền kề đến T12 năm 2008 chứ không được tính trong 6 tháng liền từ tháng 1 2009 trở đi (sau khi trừ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Vậy vui lòng cho e hỏi như vậy có đúng không.


    Trich luc:


    :rolleyes:Theo các quy định trên thì từ 1.1.2009 trở đi, NLĐ có thời gian làm việc tại DN theo HĐLĐ từ đủ 12 tháng trở lên, sau khi trừ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp, phần thời gian còn lại được tính hưởng trợ cấp thôi việc và theo nguyên tắc "làm tròn" quy định tại khoản 5 điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9.5.2003, cụ thể: Thời gian tính hưởng trợ cấp từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành 1/2 năm. Thời gian tính hưởng trợ cấp từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được làm tròn thành 1 năm".


    Gia đình nhân sự cho e ý kiến nhé! E chân thành cảm ơn.
     
    Last edited by a moderator: 22/5/09
  2. saudong

    saudong Thành viên BQT Vũng Tàu

    Tham gia ngày:
    14/1/09
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Vũng Tàu
    Theo quy định của 127/2008/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Chương VII, ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH, Điều 41. Quy định chuyển tiếp theo khoản 6 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội


    1. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.


    2. Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các bản hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.


    Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).


    Tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc theo pháp luật về cán bộ, công chức là mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có), tại thời điểm thôi việc.


    :lol:
     
  3. hawes

    hawes New Member

    Tham gia ngày:
    8/8/08
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hanoi
    Bạn có thể tham khảo trích lục công văn của BLDTBXH nhé


    1. Theo quy định tại Điều 2, Điều 80 và Điều 140 của Luật Bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc áp dụng từ ngày 01/01/2009 đối với người lao động là công dân Việt Nam ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với người sử dụng từ 10 lao động trở lên mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba sáu tháng.


    2. Tại khoản 1, Điều 42 của Bộ luật Lao động quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. Đồng thời, theo quy định tại khoản 1, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 1, Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 thì thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động.


    Như vậy, theo các quy định nêu trên, từ ngày 01/01/2009 trở đi, người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên, sau khi trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, thời gian còn lại tính hưởng trợ cấp thôi việc mà dưới 12 tháng thì được làm tròn theo quy định tại khoản 5, Điều 14, Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 để tính hưởng trợ cấp thôi việc, cụ thể:


    - Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được làm tròn thành 1/2 năm;


    - Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được làm tròn thành một năm.


    Ví dụ, nhân viên A làm việc cho Công ty B từ ngày 02/4/2008 đến ngày 02/4/2009 thì chấm dứt hợp đồng lao động. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 02/4/2009 nhân viên A tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, nhân viên A có thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc là 8 tháng (12 tháng làm việc - 4 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp), được làm tròn thành một năm để tính trợ cấp thôi việc theo quy định.


    3. Theo quy định tại khoản 2, Điều 41, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ thì tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo pháp luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).


    Như vậy, theo quy định trên thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.


    Chúc bạn thành công trong công việc
     
  4. hai.vo

    hai.vo New Member

    Tham gia ngày:
    21/5/08
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Em xin cảm ơn lời chia sẻ của Saudong và hawes. Em đã hiểu biết mình phải tính như thế nào. E cảm ơn diễn đàn đã tạo điều kiện để em có thể được giải đáp những khúc mắc của mình trong nghề kịp thời.
     

Chia sẻ trang này

Share