Tuổi về hưu thực tế bình quân đang thấp hơn so tuổi lao động

Thảo luận trong 'TIN THỊ TRƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC' bắt đầu bởi tit_uct, 18/4/12.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. tit_uct

    tit_uct New Member

    Tham gia ngày:
    17/4/12
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    NDĐT- Tuổi về hưu thực tế bình quân chung của người lao động Việt Nam hiện nay đang thâp hơn so với tuổi lao động (53,2 tuổi). Trong đó, bình quân nam về hưu ở độ tuổi 55,1 tuổi (thấp hơn 5 tuổi so với tuổi lao động), nữ là 51,6 tuổi (thấp hơn 3,4 tuổi so với tuổi lao động).
    Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

    Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi về tuổi về hưu do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam phối hợp tổ chức.

    Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, từ năm 2007 đến năm 2011, tình hình tuổi về hưu của người tham gia BHXH như sau: Mỗi năm có hơn 100 nghìn người nghỉ hưởng lương hưu hằng tháng (nam chiếm 48%, nữ chiếm 52%), tuổi nghỉ hưu bình quân là 53,2 tuổi; thời gian tham gia BHXH bình quân là 30,8 năm (nam 32,4 năm, nữ 29,5 năm); tỷ lệ hưởng lương hưu bình quân là 70% (nam 68,5%, nữ 71,4%); tiền lương hưu bình tháng tại thời điểm tháng 12-2011 là 2,44 triệu đồng (nam 2,51 triệu đồng/tháng, nữ 2,35 triệu đồng/tháng).

    Ông Nguyễn Hùng Cường, Phó trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam) cho rằng: Quy định tuổi về hưu hiện nay còn thấp, trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng (theo số liệu thống kê năm 2011, tuổi thọ bình quân của người nghỉ hưu chết là 73,04 tuổi, trong đó nam là 73,95 tuổi, nữ là 71,2 tuổi). Như vậy, thời gian trả lương hưu tương đối dài, bình quân gần 20 năm.

    Bên cạnh đó, quy định tuổi về hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên quá rộng (nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi), đồng thời quy định đối tượng ngay chỉ bị trừ tỷ lệ lương hưu cho 1% mỗi năm nghỉ trước tuổi so với quy định là quá thấp, mức lương hưu quy định thấp nhất bằng tiền lương tối thiểu và cùng với việc giám định tỷ lệ mất khả năng lao động 61% hiện nay chưa chặt chẽ… Đây là những lý do tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tính toán về hưu sớm, sau đó đại đa số tiếp tục tham gia vào thị trường lao động vì cơ bản còn sức khỏe.

    Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), hiện nay, có khoảng 80% các nước quy định tuổi về hưu của phụ nữ và nam giới như nhau. Kết quả điều tra khảo sát cũng cho thấy, tại Việt Nam, trong nhóm dân số từ 45 đến 54 tuổi, tỷ lệ phụ nữ đang hưởng lương hưu cao hơn nhiều so với tỷ lệ nam giới đang hưởng lương hưu (6,2% so 3,8%). Điều này làm, cơ hội thăng tiến của phụ nữ bị giảm, thu nhập khi về hưu thấp hơn nam giới do tuổi về hưu thấp hơn… Đồng thời, quỹ hưu trí đang chịu gánh nặng chi trả lớn do phụ nữ về hưu sớm hơn 5 tuổi.

    Theo tính toán của BHXH Việt Nam, với mức đóng góp và mức hưởng chế độ như quy định hiện hành, tình hình cân đối Quỹ đến năm 2023 số thu bằng số chi. Từ năm 2024 trở đi, để bảo đảm chi chế độ hưu trí, tử tuất, ngoài số thu trong năm phải trích sử dụng thêm kết dư của thu các năm trước mới đảm bảo đủ chi. Và đến năm 2037, nếu không có chính sách hoặc biện pháp tăng thu hoặc giảm chi thì số thu BHXH trong năm và số tồn tích bắt đầu không bảo đảm khả năng chi trả. Các năm sau đó, số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu trong năm…

    Tại hội thảo, đại diện các bộ, ngành, các chuyên gia đã có các tham luận, ý kiến đóng góp cho dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi về tuổi về hưu của phụ nữ. Những khuyến nghị của hội thảo sẽ được tổng hợp và trình các cơ quan chức năng để đóng góp vào việc sửa đổi Bộ luật Lao động trong thời gian tới.
    Nguồn: http://histaff.vn
     

Chia sẻ trang này

Share