Để làm Trưởng/Phó phòng Hành chính nhân sự cần gì?

Thảo luận trong 'HOT TOPIC' bắt đầu bởi Đỗ Hữu Thiện, 11/7/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. Tôi đã học ngành QLHC nhà nước, năm nay 30 tuổi! có 3 năm kinh nghiên nghề HCNS, tuy nhiên toi chi co kinh nghiệmvề mãng Hành chính, tuyen dung và một số kỹ năng về giao tiếp, gọi điện thoại, thiết lập mối quan hệ, đàm phán, vi tính văn phòng trung bình, anh văn dở. Vậy để làm được một trưởng phó phòng hành chính nhân sự tôi fải trang bị thêmnhững gi! Tôi ko tự tin về kinh nghiệmhiện tại!


    Nhờ hướng dẫn!


    Thanks & best regards!
     
  2. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Thế thì đi tu qua 1 số núi đi bác.


    Trong nam có:


    - bcc


    - pace


    Ngoài bắc có:


    - aim


    - eduviet


    - unicom


    - cdoc


    Tạm thời thế đã. Em chưa nhớ hết. Bác vào box các doanh nghiệp đào nhân sự đi sẽ biết. Chúc bác thành công!
     
  3. trantoanhr

    trantoanhr New Member

    Tham gia ngày:
    27/6/08
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Ha noi
    Làm trưởng/phó phòng hành chính nhân sự chỉ cẫn mỗi minh Bác thôi.


    Hành chính chắc là Bác rành lắm rồi còn về nhân sự thì Bác Hoài Không nói đúng đó


    Bác nên đi tu thêm ở núi khác đi


    Quản lý nhân sự là một nghê thuật và là một khoa học đó Bác ah


    Chúc Bác thành công.


    Tại Đà Nẵng có công ty Visnam (visnam.com.vn)
     
  4. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Ai có thể làm nhân sự?


    1. Các điều kiện chung cho một người làm nhân sự là: Tốt nghiệp ĐH, kỹ năng giao tiếp và thương lượng tốt. Các kỹ năng khác cũng rất cần thiết như: Soạn thảo và trình bày văn bản, kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng...


    Ai co the lam nhan su?Công việc chính của những người làm nhân sự là công việc hành chính văn phòng, tổ chức hội họp, hội thảo, thương lượng và giải quyết vấn đề liên quan đến chế độ lao động, tuyển chọn nhân viên, đánh giá kết quả công việc, tạo động lực làm việc....


    2. Làm nghề nhân sự là những người đã từng công tác trong lĩnh vực liên quan, các cấp quản lý... có bằng cử nhân chuyên môn. Nhân sự là công việc liên quan đến quản lý con người, nghề nhân sự luôn mang đến cái mới vừa tạo hưng phấn trong công việc vừa đòi hỏi người làm nghề phải có sự phân tích, phán đoán để giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với công việc.


    3. Một số yêu cầu về tính cách của người làm nhân sự: Phải minh bạch, công bằng. Vì làm tuyển dụng rất dễ gặp phải những trường hợp gửi gắm người quen, họ hàng...; dễ có cảm tình với ứng viên này hoặc không thích ứng viên kia... Nếu không rõ ràng, minh bạch, nhà tuyển dụng dễ rơi vào tình trạng nể nang, cảm tính, chọn người không đúng việc, làm tổn thất cho công ty...


    Biết lắng nghe, chia sẻ: Người làm nhân sự cũng phải luôn luôn lắng nghe những nhân viên xung quanh mình để xem nhu cầu của họ và truyền đạt đến với quản lý công ty. Cẩn thận, tỉ mỉ: Ở khâu nào trong bộ phận cũng liên quan nhiều đến giấy tờ văn bản. Do phải giải quyết khá nhiều giấy tờ nên người làm nhân sự cũng cần phải có những tính cách này để đảm bảo sự chính xác, tiết kiệm thời gian...


    copy tu blog Hanh Pham
     
  5. sugiahoabinh

    sugiahoabinh New Member

    Tham gia ngày:
    27/6/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bác Thiên đã có kiến thức về ngành QLHC thì việc tiếp nhận thêm chút kiến thức về nhân sự có gì là khó,QLHC bao gồm cả quản lí con người mà,vì vậy nhân sự là nghề quản lí con người, hỗ trợ con ngưòi phát triển hay nói cách khác là tìm kiềm tài năng cho công ty. Chúc bác thành công
     
  6. Goalinmylife

    Goalinmylife Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    12/4/08
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Ha Noi
    Công tác Hành chính và Nhân sự có liên quan đến nhau, tuy nhiên để trở thành một Trưởng phòng Hành chính Nhân sự thì chỉ có kiến thức về Hành chính không chưa đủ, thực ra công việc Hành chính chỉ là một phần nhỏ trong công tác của bộ phận Hành chính Nhân sự.


    Để đạt được mục tiêu như mong muốn thì bạn phải xác định được cách khởi đầu phù hợp với bản thân mình, theo hướng các bước đi nhằm tiến tới hoàn thiện phông kiến thức chung của người làm Nhân sự. Đó là các kiến thức cụ thể:


    Về kiến thức:


    1. Kiến thức vĩ mô về quản trì doanh nghiệp .........


    2.Kiến thức chuyên sâu về quản trị Nhân sự: hoạch định, tuyển mộ, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá, các vấn đề liên quan đến tiền lương và chế độ của người lao động, xử lý kỷ luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động ....


    3. Kiến thức về luật lao động.


    Về kỹ năng:


    1. Việc bạn đã có kỹ năng quản trị hành chính văn phòng là một lợi thế tốt.


    2. Các kỹ năng liên quan đến nhân sự: phỏng vấn, tổng hợp, phân tích và ra quyết định, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết khủng hoảng và xung đột.....


    Ngoài ra, bộ phận Nhân sự là bộ phận tham mưu cho Ban lãnh đạo và các nhà quản lý trực tiếp trong Công ty về kiến thức, phương pháp quản trị nhân sự. Để có thể tham mưu được ngoài các yếu tố kể trên thì việc yêu cầu am hiểu về đặc thù hoạt động, văn hóa doanh nghiệp cũng rất quan trọng để bộ phận nhân sự có thể thành công được ở vai trò tham mưu của mình.


    Về tính cách:


    Người làm nhân sự cần khách quan, công bằng, tôn trọng nguyên tắc, không ngại va chạm, dám nói lên quan điểm, chính kiến của mình đó là nhân cách rất quan trọng.


    Như vậy, để hoàn thiện được các yêu cầu trên, người làm nhân sự phải tìm kiếm được cơ hội và môi trường để thực hành kỹ năng, trải nghiệm kiến thức, không ngừng học hỏi, khắt khe với mình, kiên nhẫn với mọi người, đồng thời phải thực sự yêu nghề, quyết tâm theo đuổi đến cùng con đường mình đã chọn thì mới có được thành công.
     
  7. nhansuhp

    nhansuhp New Member

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hai Phong
    Có 2 lĩnh vực ở đây: đó là lĩnh vực hành chính và lĩnh vực nhân sự. Đối với lĩnh vực hành chính thì không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế, để ý một chút là có thể đảm nhận được còn đối với lĩnh vực nhân sự thì cần nắm được các quy định của nhà nước, công ty và điều quan trọng là kinh nghiệm xử lý tình huống thực tế ở từng đơn vị, điều này bắt buộc phải có thời gian nhất định mới làm tốt được. Tóm lại bạn cần cố gắng ở 3 góc độ: đọc, hiểu những quy định hiện hành của nhà nước về lĩnh vực của Phòng và soạn thảo, ban hành những quy định này cho phù hợp với điều kiện của đơn vị, thực hiện và kiểm soát những quy định trên, xử lý những tình huống vướng mắc xảy ra trong quá trình áp dụng.
     
  8. Nguyễn Minh

    Nguyễn Minh New Member

    Tham gia ngày:
    18/6/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi học Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực của Trường ĐH KTQD, có 2 năm kinh nghiệm trong công tác quản lý Phòng Tổ chức nhân sự và hành chính.


    Theo tôi, để trở thành một Trưởng/phó phòng Hành chính - Nhân sự, tôi quan tâm đến lĩnh vực nhân sự thì bạn cần:


    1. Kiến thức:


    - Những hoạt động nhân sự trong một doanh nghiệp (Bạn nên mua một quyển sách Giáo trình Quản trị nhân sự)


    - Luật lao động và các văn bản pháp quy liên quan


    - Các kiến thức về kỹ năng quản lý nguồn nhân lực (Hiện nay trên thị trường sách bán rất nhiều loại sách này)


    2. Kỹ năng quản lý


    - Giao việc, ủy quyền,


    - Hướng dẫn, đào tạo,


    - Tạo động lực


    - Quản trị sự thay đổi,


    .... (Theo như những ý kiến trước, bạn nên tham gia một chương trình đào tạo về quản trị nhân sự - tên những tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo, tôi thấy khá uy tín )


    Nói chung, quản trị nhân sự vừa là khoa học cũng vừa là nghệ thuật, nên bạn cần trau dồi thêm những kiến thức, kỹ năng cần thiệt cũng như vốn sống của mình.


    Chúc bạn thành công!
     
  9. NGUYEN QUANG THANG

    NGUYEN QUANG THANG Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    6/6/08
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Để làm một Trưởng/Phó phòng HC - NS nói cần gì thì hơi khó. Điều quan trọng nhất là ở mình:


    - Chịu khó học hỏi, chịu khó lắng nghe.


    - "Nhẫn": Có khi nhẫn để lắng nghe, có khi nhẫn để tăng uy ..., các bạn nên xin một chữ " Nhẫn" về treo trong nhà để hàng ngày nhìn thấy nó.


    - "Tâm": có tâm sẽ làm được tất cả. Làm nghề này mà không có "Tâm" thì đừng nên làm vì nó liên quan đến con người, đến cuộc sống của mình và nhiều người khác.


    - Có lúc phải "Tâm Nhẫn" và có lúc phải : "Nhẫn Tâm".


    - Không có được hai chữ trên và vận dụng đúng lúc thì khó mà làm được nghề này. Vi tính, ngoại ngữ có thể học, nhưng ứng xử, nhân cách thì phải rèn.
     
    Last edited by a moderator: 24/7/08
  10. lig_log2007

    lig_log2007 Member

    Tham gia ngày:
    21/6/08
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    sai gon
    Mình nghĩ như thế này:


    Liên quan đến công việc sẽ có 2 mảng:


    1.Kiến thức và kỹ năng


    2. Kinh nghiệm


    Phần 1, theo mình thi cũng không khó. Bạn đã có kiến thức về Hành chính thi quá tốt rồi. Còn kiến thức về Nhân sự thi bạn có thể dễ dàng tiếp nhận. Bnaj có thể theo học các khóa học, tự mua sách về đọc, tham khảo trên mạng, tham gia các diễn đàn Nhân sự hoặc học kinh nghiệm từ người khác. Nói chung là rất nhiều phương tiện, Bạn sẽ dễ dàng tìm ra cahcs thức thích hợp.


    Phần 2 thì cũng không khó. Vấn đề là bạn cẩn trọng suy xét trước khi quyết định một vấn đề mới đối với bạn. Lý thuyết thì bạn tìm ở đâu cung na ná nhau., nhưng áp dụng thì cần phải linh động xoay sở. Bạn cần tham khảo người có kinh nghiệm rồi hãy quyết định. Cư như vậy theo thời gian thi bạn sẽ có nhièu kinh nghiệm hơn.


    Để làm Nhân sự thành công thì bạn phải có khả năng hiểu người khác, tuy nhiên bạn phải hiểu mình trước. Vì vậy bạn cũng phải có thói quen tự vấn bản thân và hoàn thiện tính cách của mình. Nhất là không để cảm xúc xen vào những quyết định của minh.


    Vài ý cùng bạn, chúc bạn luôn thành công
     
  11. Chaongaymoi1984

    Chaongaymoi1984 New Member

    Tham gia ngày:
    23/7/08
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Làm Trưởng Phó Phòng Nhân sự Không khó ?, Một vài ý kiến về công tác Nhân sự


    Gửi bạn !


    Theo tôi để làm công tác Nhân sự, ngoài những kiến thức thuần túy bắt buộc: Luật lao động, lương bổng, bảo hiểm, công tác Hoạch định và đánh giá Nhân sự mang ý nghĩa quyết định để bạn đạt được vị trí quản lý.


    Trước hết ban cần:


    Hiểu được lĩnh vực hoạt động, cấu trúc công ty.


    Xây dựng được Sơ đồ tc và bản mô tả công việc cho các BP, phòng ban và vị trí công việc, xây dựng sơ đồ tác nghiệp của các vị trí với nhau.


    Xây dựng các Quy trình làm việc.


    Sau khi bạn làm xong các công việc như vậy bạn đã làm được 1 nửa, việc còn lại là bạn đưa nó vào hoạt động.


    Lời khuyên, không nên đi học nhiều vì chúng ta không có thời gian, ban hãy đi đến chịu kho chấp nhận mức lương hơi thấp, nhưng môi trường chuyên nghiệp, và một công ty ( tập đoàn lớn) bạn sẽ thấy người ta làm những gi? sau 2 năm ban sẽ trở thành 01 CPO.


    Thâi ái !


    Note: nhưng 30 tuổi mới bước vào nghề là hơi chậm cố lên


    HRM - Cty........Bắc bộ.
     
    Last edited by a moderator: 23/7/08
  12. rivalsumo

    rivalsumo Kết nối cộng đồng

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,274
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Như bạn tự nhận xét thì bạn nên trau giồi thêm tiếng Anh, vi tính, học thêm các khoá chuyên sâu về hành chính nhân sự (có rất nhiều khác biệt giữa quản lý hành chánh nhà nước và quản lý hành chánh trong thực tế kinh tế thị trường hiện nay), huấn luyện đào tạo. Chúc bạn thành công


    Triet [trietdn@gmail.com]
     
  13. bazensolo

    bazensolo New Member

    Tham gia ngày:
    4/7/08
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    TP. HCM
    Việc học (đi tu) chỉ là một phần, không đảm bảo sau khi tu xong thì có thể xuống núi. Bởi có những vấn đề học hôm nay nhưng phải chờ đến lúc "có tuổi" mới vận dụng được.


    Hơn nữa, thực tế HR có phần khác nhau xa lắm lắm so với các bài học.


    Bác gì đó cũng đừng thấy mấy anh chị "Guru" đi trước "Hù" với mấy từ "đao to búa lớn" mà e ngại. Trưởng/Phó phòng HR cững có nhiều cấp độ khác nhau. Không phải anh nào cũng như anh nào. Có anh "may mắn: thì được giao làm luôn những chuyện về "chiến lược", "Chính sách", "Hoạch định"..., nhưng có anh như chúng mình đây chi "được phép" làm những chuyện bình thường thôi: Lương bồng và Phúc lợi / Tuyển dụng / Đào tạo & Phát triển / Đánh giá..... Thế mà đi đâu cũng được giới thiệu là "Trưởng Phòng Nhân sự - HR manager" như ai. Nói chung bác cũng có thể làm trưởng phó phòng ở cấp mà người ta hay gọi là "Middle level of management" gì đó (Nếu có sai thì các Bác lớn cũng đừng la nhen!).


    1. Luật lao động: Hiểu và vận dụng tốt


    2. Hiểu biết các chính sách tiền lương, phúc lợi liên quan: Hiểu và Biết vận dụng


    3. Biết sử dụng MS-office.


    4. Ngoại ngữ.


    5. Cập nhật thông tin, "nâng cấp" bản thân.


    6...


    7. Last but not least: Trong quá trình "vi hành", nếu có gì không hiểu thì cứ ném lên đây xin ý kiến của các "Trưởng Lão"


    Regards


    Giang Tram
     
  14. Philip Ngo

    Philip Ngo New Member

    Tham gia ngày:
    24/7/08
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Kinh chao cac bac tien boi va cac thanh vien cua CPO Club, hom nay em moi dang ky tham gia thanh vien cua dien dan. Truoc he, em xin chuc tat ca cac thanh vien CPO Club co nhung giay phut giao luu hoc hoi that bo ich va thuc te, chuc moi nguoi manh khoe va thanh cong trong su nghiep.


    Ban than em cung khong phai la dan hoc chuyen nganh Quan tri Nhan su hay Kinh te lao dong va, tu khi ra truong den nay la 3 nam em lai co duyen lam trong linh vuc HR, chuyen ve Tuyen dung, thuc te la kinh nghiem trong linh vuc HR con nhieu han che nen cung mong rang co nhieu co hoi de giao luu va hoc hoi tu cac bac dan anh, dan chi.


    Qua thuc la de tro thanh Truong/pho phong HC/NS la dieu khong he don gian khi ma vi tri quan ly doi hoi phai co kha nhieu kinh nghiem ve chuyen mon, dac biet la ky nang quan ly.


    Tuy nhien, em xin duoc dua ra "ngu kien" nhu sau: de tro thanh Truong/pho phong thi doi hoi ko chi gioi ve chuyen mon - "kỹ nang cung", ma con doi hoi phai có cac "ky nang mem" nua. Ky nang mem dong vai tro quan trong no phan anh hieu qua cong viec va danh gia duoc muc do thanh cong cua nguoi quan ly. Ky nang mem o day nhu: Ky nang giao tiep, ky nang giao viec, ky nang xu ly tinh huong, ky nang giai quyet cac mau thuan, ky nang lap ke hoach, ky nang thuyet trinh, ky nang lam viec theo nhom, ky nang danh gia, ky nang khich le va phe binh, kha nang su dung ngoai ngu, .... cac ky nang khac nua.


    Em xin het y kien, rat mong nhan duoc y kien dong gop va chi bao cua cac bac tien boi.


    Thank you !!!


    Philip Ngo


    philipngo.hr@gmail.com
     
  15. kinhcan

    kinhcan Guest

    Xin chào,


    Không có ai mà tự nhiên giỏi được đâu, phải trải qua thử thách và chịu khó tu luyện mới có ngày thành công.


    Để góp ý cho bạn, điều đầu tiên Bạn phải biết công việc của một người Trưởng/Phó phòng là gì ?


    Sau đó Bạn soi ngược lại với chính mình để biết được mình còn thiếu món gi ?


    Trong tình hình cạnh tranh khóc liệt hiện nay, người Trưởng/Phó phòng nhân sự có một vai trò vô cùng quan trọng, nhiệm vụ đòi hỏi một người Trưởng/Phó phòng nhân sự phải linh động, sáng tạo và cả nghệ thuật nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là việc ổn định và phát triển nhân sự.


    Một nội dung khác nữa không kém phần quan trọng là sự hiểu biết về pháp luật liên quan, là khả năng xây dựng các văn bản pháp lý cần thiết, là khả năng giao tiếp bằng lời và bằng văn bản.


    Thêm nữa, Trưởng/Phó phòng nhân sự là một người sếp cho nên phải biết cách giao việc và kiểm tra công việc, đánh giá thành tích của nhân viên và có biện pháp khen/chê cho phù hợp.


    Phải tạo được mối quan hệ tốt với cấp trên, hài hoà lợi ích với cấp dưới, quan hệ tốt với chính quyền địa phương, ...


    Trong khuôn khổ thời gian có hạn, mình chỉ nêu ra một số ý để Bạn tham khảo. Chỉ vài ý nêu ra nhưng chứa đựng nhiều kỹ năng và nghiệp vụ lắm đó. Để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn, Bạn nên liên hệ để học thêm ở các Trung tâm.


    Chúc Bạn thành công.


    Thanh Hưng


    thanh hung tran [hthai73@yahoo.com.vn]
     
  16. vaithieu

    vaithieu New Member

    Tham gia ngày:
    20/5/08
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Để làm Trưởng, phó phòng Nhân sự Hành chính không khó đâu bạn ạ. Theo mình nếu bạn hội tụ được các điều kiện sau thì bạn có thể làm một Trưởng phòng NSHC tốt:


    1. Trình độ chuyên môn


    2. Kỹ năng quản lý


    3. Kinh nghiệm sống và kinh nghiệm công việc


    4. Tố chất của một trưởng phòng NSHC


    Mình xin đựơc phép nói về từng điều kiện nhé:


    1. Trình độ chuyên môn:


    + Nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo phát triển, đánh giá hiệu quả, thăng tiến và đãi ngộ........


    + Hành chính: Xây dựng và triển khai hệ thống văn bản quản lý công ty, soạn thảo văn bản, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quản lý và sửa chữa tài sản, quan hệ các cơ quan chức năng..........


    Muốn làm tốt các công việc này đòi hỏi kiến thức chuyên môn của bạn phải đủ sâu và rộng, phải nắm vững chiến lược phát triển của Công ty, nắm vững và luôn cập nhật các văn bản pháp luật liên quan (Luật lao động, Luật BHXH, BHYT, Luật doanh nghiệp, Luật công ty..... và các văn bản dưới luật), nắm bắt kịp thời sự thay đổi của thị trường lao động, đời sống xã hội......


    Cái việc xây dựng hệ thống văn bản quản lý thì còn dễ nha, chứ việc triển khai thì muôn hình muôn vẻ lắm phải tùy theo từng trường hợp cụ thể mà giải quyết thôi bạn à.


    (Nếu bạn cần thì alo cho mình mình cho bạn mượn 1 ít tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn)


    2. Kỹ năng quản lý:


    Cái này nhiều sách hướng dẫn cụ thể lắm nhưng đó là lý thuyết còn thực tế thì mình thấy việc quản trị nhân sự khác với quản trị kinh doanh hay quản trị tài chính nên cái này khó đó nhé.


    Ít nhất bạn phải thực hiện tốt việc lập, thực hiện kế hoạch, sắp xếp công việc và giải quyết vấn đề..........


    3. Kinh nghiệm sống và kinh nghiệm công việc


    Vì đối tượng quản lý của mình là con người nên nếu thiếu kinh nghiệm sống bạn sẽ K thực hiện tốt được công việc này. Còn kinh nghiệm công việc thì đương nhiên là rất cần cho 1 người TPNSHC mình cũng không biết nói thế nào nhưng việc nắm bắt, thể hiện và truyền đạt đúng ý chí của Lãnh đạo tới người lao động một cách khôn khéo, linh hoạt là việc làm rất cần thiết. Nếu có kinh nghiệm bạn nắm bắt được tâm lý người lao động, giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh (mà các vấn đề này sẽ xảy ra thường xuyên)và trong mọi trường hợp bạn sẽ là người chủ động, thậm chí trong những trừờng hợp đang ở thế bị động bạn cũng phải tìm ra kẽ hở để dành thế chủ động thì mới giải quyết tốt các vấn đề, tóm lại là lúc nào bạn cũng phải là người làm chủ tình thế trong mọi trường hợp.


    4. Tố chất:


    Cái này không phải là cứ muốn là có đâu nha.


    Công việc QT nguồn nhân lực đòi hỏi bạn phải là cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động đồng thời bạn lại đứng giữa tổ chức của bạn và các quy định của Luật pháp do vậy bạn phải làm sao cho các mối quan hệ đó hài hòa.


    TP NSHC có lúc là quản gia, có lúc là sếp, có lúc là tư vấn viên và có lúc là hòa giải viên; có những lúc bạn phải cứng ngắc nhưng có lúc bạn lại phải thật mềm dẻo...... (huuuuu khó quá phải không? nhưng thực tế là thế đấy).


    Bạn phải là người trung thực, công bằng, thẳng thắn, khôn khéo ................... thậm chí nhiều khi chịu thiệt về bản thân 1 chút (cái đó người ta hay nói 1 cách văn hoa là hy sinh ấy).


    Nói chung nếu với 2 năm kinh nghiệm công việc, 30 năm kinh nghiệm sống và bấy nhiêu kiến thức chuyên môn và tâm huyết với nghề nhân sự thì bạn nên là một chuyên viên trước, vài ba năm sau làm Trưởng phó phòng cũng chưa muộn mà.
     
  17. Cảm ơn các Pác đã góp ý cho Thiện! Thiện là thànhn viên mới của CPOClub. Mới gia nhập, chẳng biết đóng góp gì! Có khả năng là chỉ biết hỏi nhiều nhiều! Mai này còn phiền đến các Pác nhiều! mong các Pác support nhe? Rất hân hạnh được làm quen với các Pác!


    Đỗ Hữu Thiện


    Mail: nhansu09@gmail.com


    HP: 0912333318


    (Sài gòn: 22/7/2008)


    Chúc mọi người thật vui!
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/7/08
  18. rivalsumo

    rivalsumo Kết nối cộng đồng

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,274
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Chào bạn


    Mình là người không suất sắc như bạn nhưng theo mình nghĩ thé này mình xin có ý kiến nhỏ với bạn. Vâng bạn muốn trở thành một trưởng phó phòng hành chính nhân sự tốt ư theo tôi với những điểm mạnh của mình bạn phaqỉ dựa vào đó xem đó là lợi thế của mình. Tôi thấy giừop bạn đang mấu thuẫn với bản thân bạn - rằng bạn tự tin với những khả năng bạn có ( bạn viết đó) nhưng thực hiện bạn lại nói bạn không đủ tự tin. Vâng theo tôi thấy thì bạn cần cho mình một suy nghĩ đơn giản chỉ là suy nghĩ của bạn - bạn sẽ làm được và làm được tất cả tạo cho mình một ít dũng khí, một ít tự tin (với những gì bạn có) bạn cú làm như đã từng làm và đừng hỏi rằng liệu mình có làm được hay không- không làm thì không biết phải phải thử. Cũng đặc biêt sẽ thành công hơn nếu bạn cố gắng cho mình một ít vốn tiếng anh khá khá càng tốt - bạn sẽ giao lưu được nhiều hiểu nhiều hơn... Vâng tôi hy vọng và chúc bạn thành công


    Hoang Thuyen [hoangthuyen159@gmail.com]
     
  19. vietna

    vietna Moderator

    Tham gia ngày:
    4/6/08
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hải Phòng - Hà Nội
    De tro thanh HRM, truoc het cac ban phai nam that ro vai tron va Nhiem Vu cua 1 HRM, vai tron cua 1 Phong Nhan Su thogn qua 8 chuc nang chinh sau day:


    Chuc Nang 1:Human Resources Strategic Plan:


    Business Strategy


    Goal Alignment


    Chuc Nang 2:Human Resources Planning:


    HR Plan


    Understanding Business Initiatives - Objectives


    Create and develop HR Plan to support business initiatives and goals


    Chuc Nang 3: Staffing: Recruitment & Selection


    Recruitment


    Selection


    Chuc Nang 4: Organizational Learning, Development & Training (OD):


    Training Plan


    Performance Management process


    Career Management


    Individual Development Plan (IDP)


    Succession Planning


    Chuc Nang 5: Total Compensation & Benefits (C&B)


    Salary Structure


    Salary Review process


    Benefits


    Rewards & Retention


    Chuc Nang 6: Employee and Labour Relations (ER-LR):


    Policies & Procedures


    Collective Labour Agreement


    Chuc Nang 7: Workplace Environment, Occupational Health and Safety (EOHS):


    Workforce Standard


    EOHS program


    Health Cares Plan


    Chuc Nang 8: Human Resources Information Management (HRIS)


    HR Data Management


    HR Forms


    Communication Skill: General Instructor certification


    Cac ban phai hieu that ro cho moi chuc nang cua HR tren day, neu thay minh con chua hieu phan nao, cai gi thi can phai tim toi va nghien cuu de nam bat that ro. Ban se thieu tu tin de lam 1 HRM neu nhu cac ban con chua that su nam ro 1 trong cac chung HR tren day. Voi dien dan nay thi qua ngan va khong du cho cho chugn ta trao doi.


    De tro thanh HRM, cac ban phai that su trao doi cho minh nhung ky nam lam viec voi "Con Nguoi", hay noi cu the the hon la ban phai co cac ky nang Soft Skills that tot. Duoi day la 60 soft skills rat can cho ban de tro thanh HRM roi do tro thanh HRD va cuoi cung President of HR.


    1. Analystical


    2. Safety.


    3. Courtesy.


    4. Honesty.


    5. Grammar.


    6. Reliability.


    7. Flexibility.


    8. Team skills.


    9. Eye contact.


    10. Cooperation.


    11. Adaptability.


    12. Follow rules.


    13. Self-directed.


    14 Good attitude.


    15. Writing skills.


    16. Driver's license.


    17. Dependability.


    18. Advanced math.


    19. Self-supervising.


    20. Good references.


    21. Being drug free.


    22. Good attendance.


    23. Personal energy.


    24. Work experience.


    25. Ability to measure.


    26. Personal integrity.


    27. Good work history.


    28. Positive work ethic.


    29. Interpersonal skills.


    30. Motivational skills.


    31. Valuing education.


    32. Personal chemistry.


    33. Willingness to learn.


    34. Common sense.


    35. Critical thinking skills.


    36. Knowledge of fractions.


    37. Reporting to work on time.


    38. Use of rulers and calculators.


    39. Good personal appearance.


    40. Wanting to do a good job.


    41. Basic spelling and grammar.


    42. Reading and comprehension.


    43. Ability to follow regulations.


    44. Willingness to be accountable.


    45. Ability to fill out a job application.


    46. Ability to make production quotas.


    47. Basic manufacturing skills training.


    48. Awareness of how business works.


    49. Staying on the job until it is finished.


    50. Ability to read and follow instructions.


    51. Willingness to work second and third shifts.


    52. Caring about seeing the company succeed.


    53. Understanding what the world is all about.


    54. Ability to listen and document what you have heard.


    55. Commitment to continued training and learning.


    56. Willingness to take instruction and responsibility.


    57. Ability to relate to coworkers in a close environment.


    58. Not expecting to become a supervisor in the first six months.


    59. Willingness to be a good worker and go beyond the traditional eight-hour day.


    60. Communication skills with public, fellow employees, supervisors, and customers.


    Chuc cac ban tre thanh cong!


    Se quay lai trao doi nhieu ve van de nay.


    Nguyen Luong Hung


    Human Resources Director


    Colgate-Palmolive Vietnam


    Copy cái này bên cyvee.com sang bên này để có thể trả lời được phần nào câu hỏi của bạn chủ topic này
     
  20. quochung.reo

    quochung.reo New Member

    Tham gia ngày:
    29/7/08
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Chào mọi người,


    Mình có vài ý kiến thế này:


    Ở vị trí Trưởng/phó phòng HCNS thì đòi hỏi một người có trình độ, kỹ năng sắc sảo và kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt là kinh nghiệm về quản lý con người.


    Tuy nhiên, ở nhiều công ty của Nhà Nước và công ty tư nhân Việt Nam nói chung (không phải tất cả) thì vị các vị trí này nhiều khi chỉ là có tiếng mà không có "miếng". Do đó yêu cầu cũng khác.


    Xin cảm ơn anh Luong Hung đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về ngành HRM ở một công ty lớn, một công ty đa quốc gia, một công ty mà tại đó CPO gần như chỉ dưới quyền của President. Tôi nghĩ ở đối tượng các công ty này thì bạn Thiện chắc phải lâu lắm mới đạt được.


    Mặc khác, đối với các ý kiến cho rằng vị trí Trưởng/Phó phòng HCNS là không khó, là đơn giản thì mình nghĩ là nó thường rơi vào các loại hình doanh nghiệp mà mình vừa đề cập lúc đầu. Cái này thì nó không đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng như bạn vietna vừa liệt kê, thậm chí là ..."không có gì khó"! :)


    Ngày xưa lúc mình mới học ngành QLNS của ĐH KTTP.HCM ra trường cũng được làm trưởng phòng nhân sự của một công ty tư nhân lớn của Việt Nam (2004). Sau hơn 1,5 năm làm việc ở đó mình quyết định chuyển sang làm việc ở các công ty lớn, bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn nhưng hiện giờ mình vẫn là Recruitment & Training Executive, mình cảm thấy đã học được rất nhiều ngoài chức năng chính của mình nhưng thực ra mà nói vẫn chưa đủ tầm để trở thành một CPO thực thụ.


    Mình có định hướng thử sức CPO ở một công ty có quy mô vừa và nhỏ nhưng chuyên nghiệp, đồng thời không ngừng trao dồi, học hỏi thêm để có thể trở thành một CPO thực thụ, như vừa chia sẻ, ở một công ty tầm cỡ trong vòng 3-5 năm nữa.


    Vài dòng chia sẻ cùng bạn Thiện và mọi người.


    Nguyễn Quốc Hưng


    Recruitment & Training Executive


    Viet Phu E-Payment Corp.


    www.mobivi.com
     
    Last edited by a moderator: 29/7/08

Chia sẻ trang này

Share