Đối xử như thế nào với người định bỏ công ty

Thảo luận trong 'HOẠCH ĐỊNH NHÂN SỰ' bắt đầu bởi cuonght, 20/5/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. cuonght

    cuonght New Member

    Tham gia ngày:
    20/5/08
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Chào các anh chị!


    Tôi hiện mới làm giám đốc nhân sự của 1 công ty. Vấn đề biến động của nhân sự là vấn đề thường xuyên nhưng thường chỉ là các nhân viên mới. Nhưng mấy hôm nay, có tin đồn một nhân viên kỳ cựu của công ty muốn ra đi. Tôi thực sự buồn và cảm giác như có sự phản bội. Tôi rất bối rối không biết phải làm sao.


    Mong các anh chị cho tôi một lời khuyên!
     
  2. cuonght

    cuonght New Member

    Tham gia ngày:
    20/5/08
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Tái bút: Để giữ người đó lại, liệu tôi có nên tăng lương không?
     
  3. anhnguyet_hro

    anhnguyet_hro Active Member

    Tham gia ngày:
    21/4/08
    Bài viết:
    1,956
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36



    Mình xin có vài câu hỏi cho rõ vấn đề hơn chút:


    1. Tin đồn này xuất phát từ đâu?


    2. Bạn có chắc chắn về tin đồn này là sự thật?


    3. Bạn nghĩ nguyên nhân anh ấy rời khỏi công ty bạn là gì?


    4. Bạn đã nói chuyện với nhân viên đó chưa?


    Theo mình thì bạn nên có một buổi nói chuyện, trao đổi thẳng thắn với nhân viên này về những suy nghĩ của người đó đối với công ty bạn, về công việc của bản thân người đó, nếu có thể, bạn cũng nên chia sẻ với nhân viên về định hướng phát triển của công ty, những chính sách của công ty sẽ thực hiện đối với một nhân viên kỳ cựu.


    Nói chung, để đưa ra giải pháp tốt nhất cho bạn thì mình nghĩ bạn nên đưa thêm các dữ kiện liên quan! Quan trọng là nguyên nhân của sự việc. Có nguyên nhân sẽ có giải pháp! Mong bạn sớm tìm hiểu được nguyên nhân!


    Thêm một câu hỏi nữa: với câu "Tôi thực sự buồn và cảm giác như có sự phản bội" - tại sao bạn lại có cảm giác này?
     
  4. nhansuhp

    nhansuhp New Member

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hai Phong
    Bạn phải tìm nguyên nhân dẫn đến người lao động bỏ đi. Bằng cách gọi người lao động lên, hỏi xem tại sao họ muốn ra đi ( Phải hỏi một cách tế nhị thôi, vì họ chưa có đơn xin nghỉ), cố gắng làm sao để họ trả lời được lý do họ ra đi, từ đó mới có cách để giữ họ ở lại. Có rât nhiều lý do khiên người lao động muốn ra đi, những lý do thường xảy ra là: lương thấp và họ đã liên hệ được chỗ làm lương cao hơn, mâu thuẫn với cấp trên cũng khiến họ buồn chán và muốn ra đi hoặc công việc nhàm chán hoặc bị đối xử không công bằng. Nói chung khi người lao động có ý định ra đi mà chưa có nộp đơn xin nghỉ việc thì vẫn còn khả năng giữ lại được, tuỳ thuộc vào nguyên nhân họ muốn nghỉ và công ty bạn có thể giải quyết được nguyên nhân đó không, bạn có thể kết hợp với Chủ tịch công đoàn và tham khảo thêm người quản lý trực tiếp của người lao động đó để biết thêm thông tin và tìm cách giữ người lao động. Chúc bạn thành công.
     
  5. cuonght

    cuonght New Member

    Tham gia ngày:
    20/5/08
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Cám ơn các bạn!


    Mặc dù chưa rõ ý cho lắm!
     
  6. TEDU

    TEDU Connecting HR Community

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Chào CườngNT.


    Theo tôi trước hết anh phải kiểm chứng thông tin bằng việc gọi và nói chuyện thẳng với nhân viên "có tin đồn là sẽ đi" (ở đây tôi tạm gọi là A). Tuy nhiên vấn đề ở đây là bằng thái độ chân thành, cởi mở anh nên hỏi A rằng mình có nghe nói A có ý định nghỉ việc ở đây và mình muốn họ xác minh lại thông tin từ chính A. Tôi tin ở đây thái độ của A sẽ cho anh biết anh ta có ý định đi thật hay không. Tuy nhiên tuyệt đối ko vừa gặp đã hỏi kiểu "lý do gì/tại sao anh muốn đi?" bởi chưa chắc tin đồn đó là thật nhưng với câu hỏi dạng đó thì anh cũng "đuổi" người ta mất rồi. Khi tiếp cận như vậy tôi tin là nếu trong trường hợp A ko có ý định đi mà chỉ là tin đồn thì sự chân thành, nhẹ nhàng của anh sẽ ko làm ảnh hưởng tới quan hệ 2 người và suy nghĩ của họ.


    Trường hợp họ có ý định đi thật thì nên phân theo hai khả năng sau để ứng xử:


    - Nếu trực tiếp họ nhận là muốn đi thật thì một lần nữa bằng trách nhiệm và thái độ chân thành anh cần hỏi A và mong A chia sẻ lý do, nếu những khúc mắc (lương thưởng...) của A có thể được công ty đáp ứng và A xứng đáng với điều đó thì anh có thể tăng lương hoặc đề bạt cho họ tự chủ, nhiều trách nhiệm hơn (ko nhất thiết phải thăng chức). Còn nếu do sức hút nơi khác mà họ nhất quyết ra đi thì mời họ ở lại đến khi tìm được người thay thế (tất nhiên là ko được lâu quá 1-2 tháng) chắc A sẽ đồng ý.


    - Nếu A ko nhận nhưng bằng khả năng quan sát thái độ của A anh nhận thấy A đang nói rối, che giấu thì anh cần xác minh lại thông tin chính xác. Sau khi xác minh chắc chắn ý định ra đi của họ thì nên chủ động là người cho họ nghỉ sớm. Tại sao vậy? Bởi với người có thái độ như vậy phần lớn ko trung thực và việc kéo dài thời gian ở lại của họ sẽ gây nguy hại cho công ty trong vấn đề bảo mật thông tin, bí quyết kinh doanh...nên cho nghỉ sớm là tốt nhất, công việc tuy có thể khủng hoảng 1 chút nhưng bù lại việc "lợi bất cập hại" nếu A vẫn ở lại thêm một thời gian.


    Chúc anh tìm ra giải pháp hay nhất của mình.
     
  7. bato.hr

    bato.hr New Member

    Tham gia ngày:
    8/5/08
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Lào Cai
    Bien dong nhan su la van de chung cua Thi truong lao dong Viet Nam trong thoi diem hien nay. Cty ban chac chan khong nam ngoai quy luat. Ty le bien dong nhan su bi tac dong boi nhieu yeu to, nhung tuu chung lai bao gom: yeu to xuat phat tu phia nhan su, yeu to xuat phat tu phia Cty. Tu phia nhan su: xuat phat tu nhu cau va Duoc thoa man nhu cau. Thong thuong, moi nguoi lao dong hay bat ky mot nguoi binh thuong nao deu co nhu cau rieng cua ca nhan (nhu cau do thuc chat cung duoc quy dinh phan nhieu boi cac yeu to ben ngoai). Tu phia Cty: xuat phat tu quan diem quan tri, chinh sach nhan su. Quan diem cua cty va nhan su deu xoay quanh loi ich cho moi ben. Nhu vay, truoc mot tinh huong nhan su chu dong xin nghi viec, dac biet nhan su do la can bo ky cuu, chu chot, ban lanh dao Cty can co cuoc hop de danh gia mot cach khach quan tinh hinh thuc te (chu khong phai la de cam nhan CAM GIAC BI PHAN BOI, boi cong viec khong the dat hieu qua tot neu khong tach bach yeu to cam tinh, cam ti`nh trong cac quyet dinh. Khi da xac dinh day du cac nguyen nhan dan toi viec phai ra di cua Nguoi lao dong, yeu to tu phia Cty va can doi mot cach ky luong ve hieu qua truoc mat, loi ich lau dai cho ca hai phia, chac chan Cty va ban se co phuong an tra loi hieu qua nhat. Chuc ban thanh cong!
     
  8. Goalinmylife

    Goalinmylife Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    12/4/08
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Ha Noi
    Dưới góc độ cá nhân , tôi xin chia sẻ cảm giác của bạn khi có thông tin nhân sự kỳ cựu của Công ty chuẩn bị nghỉ việc khi bạn vừa được bổ nhiệm giữ cương vị GĐNS. Tôi chắc hẳn bạn có những tình cảm và niềm tin về sự gắn bó của người đó với Công ty nên bạn mới có cảm giác "bị phản bội" như vậy.


    Tuy nhiên đứng trên góc độ Công việc, tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của các bạn ở trên. Trong tình huống này, bạn buộc phải hành động, vì nó sẽ là sự trải nghiệm tình huống đầu tiên ở cương vị là GĐNS, và nếu không xác định được nguyên nhân rất có thể nhiều lần sau đó bạn sẽ gặp phải cảm giác tương tự như lần này.


    Việc xác định sự thật về thông tin đó là điều bạn phải làm. Theo tôi cách tốt nhất là bạn nên bố trí một buổi gặp mặt riêng với người chuẩn bị ra đi đó. buổi gặp gõ đó nên ở một địa điểm ngoài văn phòng làm việc và càng tách rời môi trường làm việc càng tốt. Đồng thời bạn phải nói chuyện và chia sẻ trên quan điểm cá nhân thì mới có thể đón nhận được những thông tin chính xác nhất.


    Qua buổi nói chuyện đó, bạn sẽ xác minh được thông tin đó là đúng hay sai?, nếu là thông tin đúng, bạn xác định luôn nguyên nhân do phía Doanh nghiệp hay người lao động.


    Thứ nhất: Nếu do người lao động, hãy xác định nguyên nhân cụ thể:


    Lương thấp?: bạn phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra ý kiến có tăng lương cho người đó hay không? việc bạn tăng lương để giữ lại người đó sẽ đem lại lợi ích gì?


    Môi trường làm việc hoặc quan hệ với đồng nghiệp . (Song về chủ quan, mình nghĩ yếu tố này không phải vì nếu một người đã gắn bó rất lau với doanh nghiệp thì không thể nói về môi trường không phù hợp được, nếu họ nói vậy, có lẽ họ đang che dấu lý do thật bên trong.


    Do mâu thuẫn với đồng nghiệp, vấn đề này bạn có thể làm chất súc tác để giải quyết được.


    Cơ hội bản thân, điều kiện để học tập? và nâng cao kinh nghiệm bản thân...) thì chắc chắn người đó đã suy nghĩ rất kỹ mới quyết định ra đi.


    Điều kiện gia đình, sức khỏe?... điều này chắc cũng khó thay đổi được.


    Thứ hai, nếu nguyên nhân do doanh nghiệp, anh ấy bị điều chuyển sang vị trí mới mà anh ấy không hài lòng? Anh ấy thấy không thể phát triển hơn được nữa? Chế độ đãi ngộ, phúc lợi, lương bổng?....... thì đó là một chuỗi các vấn đề mà bạn phải tìm hiểu kỹ để khắc phục và ngăn trặn sự tái diễn. Lúc đó bạn sẽ có thêm nguồn thông tin để đánh giá thực trạng hệ thống quản trị nhân sự của Công ty để có những thay đổi phù hợp nhằm giữ chân được nhân viên.


    Thêm nữa, nếu đã do nguyên nhân của Công ty, bạn hãy nói với họ, Ban lãnh đạo biết điều đó, bản thân bạn biết điều đó nhưng rất cần những người như họ hợp sức lại để nhanh chóng cải thiện được môi trường và những bất cập mà người đó đã trải nghiệm qua. Nếu họ đồng ý, thật tuyệt vời.


    Còn nếu họ đã nhất quyết ra đi, có lẽ bạn nên nghĩ đến việc tổ chức một buổi chia tay đầy ý nghĩa để ghi nhận những gì họ đã đóng góp cho Công ty trong suốt thời gian qua và cũng là để họ có một dấu ấn đẹp về quãng thời gian họ làm việc với Công ty bạn.


    Chúc bạn sáng suốt lựa chọn được cách xử lý tình huống tối ưu nhất.
     
    Last edited by a moderator: 22/5/08

Chia sẻ trang này

Share