ĐỪNG ĐỂ BÍ QUYẾT ĐI RA KHỎI CỬA

Thảo luận trong 'HOẠCH ĐỊNH NHÂN SỰ' bắt đầu bởi twivietnam, 14/8/13.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. twivietnam

    twivietnam New Member

    Tham gia ngày:
    25/7/13
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    [SIZE=12pt]ĐỪNG ĐỂ BÍ QUYẾT ĐI RA KHỎI CỬA


    Khi một nhân viên giỏi tay nghề và giàu kinh nghiệm nhất nghỉ việc, hoặc chuyển công tác, đồng nghĩa với việc bí quyết tích lũy trong quá trình làm việc của họ có nguy cơ mất theo. Bảng phân tích công việc (Job breakdown) theo phương pháp của Job Instruction Training (JIT) chính là cơ sở giúp tổ chức nắm bắt những kỹ năng, kiến thức thực sự tạo ra giá trị sản phẩm đó.


    Sau 40 năm công tác, vận hành viên Frenchie sắp nghỉ hưu. Ông là người giàu kinh nghiệm nhất trong kỹ năng vận hành máy Chucking. Hoạt động chucking nhằm định dạng bên trong sản phẩm ở công đoạn cuối cùng. Một bản ghi chép chi tiết quá trình (hướng dẫn công việc) cho công đoạn này dài chừng 30 trang, bao gồm những bảng liệt kê các điều chỉnh khác nhau cho mỗi một loại (kiểu) mô hình và cấu hình sản phẩm. Lo ngại sẽ vuột mất bí quyết công việc, người Quản đốc chỉ đạo Tổ trưởng bộ phận theo sát Frenchie suốt cả tuần tại phân xưởng và cả trong phòng nghỉ trưa để ghi chép tỉ mỉ tất cả những điều mà Frenchie biết về các công đoạn vận hành máy Chucking.

    Frenchie thường mang bên mình cuốn sổ ghi chép nhỏ màu nâu, ghi chú cách vận hành và điều chỉnh máy móc... để xử lý các vấn đề khác nhau trên từng mô hình và cấu hình sản phẩm. Người tổ trưởng nhận thấy 30 trang ghi chép các hướng dẫn công việc không chính xác hoặc không đầy đủ và không chứa bất kỳ thủ thuật hay bí quyết nào mà Frenchie đã áp dụng suốt những năm qua.

    Người Quản đốc biết rằng mỗi khi Frenchie gặp những sản phẩm mới có kiểu dạng hình học phức tạp, ông thường lôi cuốn sổ ghi chép màu nâu dính đầy dầu từ túi sau của mình để tìm kiếm giải pháp rút ngắn thời gian hoặc giảm phế phẩm...

    Rõ ràng, anh Quản đốc đã hiểu thực tế công việc được làm khác biệt hẳn so với những điều được mô tả trong các tài liệu hướng dẫn công việc. Nhờ thế, dù có hơi muộn, nhưng công ty vẫn có thể nắm bắt được bí quyết để làm tốt nhất công việc, trước khi nó ra đi cùng với Frenchie.


    Thực tế đã chỉ ra, không phải công ty nào cũng nắm bắt được điều này, nhất là khi họ không biết công việc quan trọng cốt yếu đã được thực hiện như thế nào. Họ chỉ biết rằng khi các chuyên gia (hay thợ cả) bỏ đi, kéo theo là chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và sự an toàn tuột dốc ngay tại phận xưởng.

    Để xây dựng được Bảng phân tích công việc tốt nhất, doanh nghiệp cần kết hợp với những người đang làm giỏi nhất công việc này tại phân xưởng. Việc này giúp xác định và nắm bắt những thủ thuật và bí quyết đã được học qua nhiều năm kinh nghiệm “thử và sai”, nhờ đó đội ngũ kế cận sẽ không phải đi lại hành trình thử và sai này nữa. Chúng ta hiểu rằng thử sai luôn phải trả giá bằng rất nhiều “học phí” dưới dạng phế phẩm, hư hỏng, chậm trễ, chấn thương…

    Khi doanh nghiệp xây dựng được Bảng phân tích công việc tốt, tức là đã sở hữu bí quyết thực hiện công việc theo cách đơn giản nhất, có thể chỉ dạy đươc cho người khác. Bảng phân tích công việc sau đó có thể được sử dụng để đào tạo nhân viên mới nhanh chóng tiếp thu được kỹ năng và sự hiểu biết cần thiết để thực hiện công việc mới một cách chính xác, an toàn và tận tâm.



    Hội TWI Việt Nam
    [/SIZE]
     

Chia sẻ trang này

Share