Bí quyết tuyển người tài: Chú trọng tính cách

Thảo luận trong 'QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH' bắt đầu bởi nguyenhieuminh, 3/3/16.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. nguyenhieuminh

    nguyenhieuminh New Member

    Tham gia ngày:
    3/3/16
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Walt Bettinger - CEO Hãng dịch vụ tài chính Charles Schwab muốn biết rõ bạn là kiểu người nào trước khi mời bạn vào làm việc, nhưng cách thức tìm hiểu của ông lại hơi khác thường.


    [​IMG]


    Walt Bettinger - CEO hãng dịch vụ tài chính Charles Schwab. Nguồn: SFC


    Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với New York Times, Bettinger cho biết khi tuyển dụng, ông thường quan tâm nhất tới tính cách cũng như kiểu người của mỗi ứng viên.


    "Tôi sẽ hỏi những câu như: Hãy kể về thành công lớn nhất trong cuộc đời bạn để kiểm chứng liệu rằng quan điểm của họ với thế giới là xoay quanh bản thân hay quanh người khác. Tôi cũng sẽ hỏi các ứng viên về thất bại cay đắng nhất cuộc đời họ để xem rằng liệu rằng họ có nhận hết lỗi về mình hay là đổ cho người khác", Bettinger nói.


    Đôi khi ông cũng làm những điều khác biệt khi mời các ứng viên bữa sáng. Ông sẽ đến nhà hàng sớm hơn, gọi người quản lý ra một góc và nói: "Tôi muốn anh làm sai các món mà tôi và người đi cùng sẽ gọi. Tôi sẽ đưa thêm tiền tip, chỉ cần anh nhớ rằng hãy làm rối tung mọi thứ lên".


    "Tôi làm vậy vì tôi muốn xem các ứng viên sẽ phản ứng như thế nào. Điều này sẽ giúp tôi hiểu rõ cách họ đối mặt với nghịch cảnh. Họ có phiền lòng, có thất vọng, hoặc là có thấu hiểu không? Cuộc sống và kinh doanh là như vậy. Đó chỉ là một trong những cách để nhìn sâu vào trái tim, thay vì trí óc của mỗi nhân viên", ông nói


    Phản ứng của ứng viên có thể nói lên nhiều điều. Nếu họ bị phục vụ nhầm món và không phát hiện ra, người phỏng vấn có thể hiểu rằng họ rụt rè, không chú ý đến chi tiết hoặc không sẵn lòng chỉ ra cái sai. Đây là những thông điệp mà ứng viên không hề muốn gửi đến nhà tuyển dụng tiềm năng.


    Trong trường hợp này, ứng viên không nhất thiết phải làm quá mọi thứ lên và tỏ ra thô lỗ. Tốt hơn hết nên nói điều gì đó một cách lịch sự và tôn trọng người khác, thay vì không nói gì.


    "Ai cũng có thể mắc sai lầm. Câu hỏi ở đây là làm thế nào chúng ta có thể sửa chữa những sai lầm đó, và chúng ta có thực sự tôn trọng người khác khi họ mắc sai lầm không?", Bettinger kết luận.


    NGỌC ANH (theo BI)/Vnexpress
     

Chia sẻ trang này

Share