Bồi thường vi phạm thời hạn báo trước.

Thảo luận trong 'LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH' bắt đầu bởi hoangthuy2601, 19/6/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hoangthuy2601

    hoangthuy2601 New Member

    Tham gia ngày:
    20/10/08
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Mọi người ơi,


    Hiện tại công ty mình đang thực hiện phạt bồi thường vi phạm thời hạn báo trước như sau:


    1. TH1: NLĐ nghỉ việc không báo trước theo quy định (ví dụ 30 ngày đ/v HĐLĐ 12 tháng): NLĐ không được hưởng trợ cấp thôi việc, bồi thường ½ tháng lương.


    Trích khoản 2 điều 41: Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).


    2.TH2: NLĐ nghỉ việc có báo trước nhưng vi phạm thời hạn báo trước (ví dụ: quy định báo trước 30 ngày nhưng NLĐ nghỉ việc sau khi báo 5 ngày, vậy số ngày vi phạm là 25 ngày): NLĐ không được hưởng trợ cấp thôi việc, phải bồi thường tiền lương tương đương 25 ngày vi phạm. (Căn cứ khoản 4-điều 41 Luật lao động).


    Khoản 4điều 41- Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.


    Mình cảm thấy không ổn lắm khi tính bồi thường như thế này? Vì rõ ràng TH2 , người lao động có thiện chí hơn nhưng số tiền bồi thường nhiều hơn. Mình có áp dụng sai luật không các bạn? Giúp mình với.
     
  2. wind_river

    wind_river BQT HRLink Tp.HCM

    Tham gia ngày:
    4/3/09
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    HCM C
    Hì hì, bạn có một chút nhầm lẫn rồi nè !


    Trong 2 trường hợp này:


    1) Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nhưng không vi phạm thời hạn báo trước, thì bị xử lý như sau: Không được trợ cấp thôi việc, và phải bồi thường nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).


    2) Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật nhưng vi phạm thời hạn báo trước, thì: bồi thường một khỏan tiền lương tương ứng với 30 ngày làm việc đối với trường hợp 1 (hoặc 25 ngày như trường hợp 2)


    3) Nếu cả 2 trường hợp này đều là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và đồng thời vi phạm thời hạn báo trước thì mới xử như sau:


    Không được trợ cấp thôi việc, và phải bồi thường 2 khoản:


    1. Nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).


    2. Một khỏan tiền lương tương ứng với 30 ngày làm việc (hoặc 25 ngày như trường hợp 2)


    (Bạn xem thêm điều 37 Bộ luật lao động để biết những trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật! Vì không chỉ vi phạm thời hạn báo trước là vi phạm luật !)


    Mình giải thích như vầy thì chắc bạn đã hiểu cách tính số tiền mà 2 người lao động công ty bạn phải bồi thường rùi !
     
  3. hoangthuy2601

    hoangthuy2601 New Member

    Tham gia ngày:
    20/10/08
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Cám ơn bạn nhiều.


    Lâu nay mình cứ cảm thấy không ổn. Nghĩa là: trường hợp NLĐ nghỉ việc mà không thông báo với công ty (không nộp đơn xin thôi việc), căn cứ theo điều 37, NLĐ đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, đồng thời vi phạm luôn thời hạn báo trước, NLĐ sẽ không được trợ cấp thôi việc, bồi thường 1/2 tháng lương, bồi thường tiền lương tương ứng 30 ngày làm việc?
     
  4. casuarina

    casuarina New Member

    Tham gia ngày:
    15/10/08
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Chào bạn,


    Theo quan điểm của mình thỉ:


    - Thứ nhất, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật theo khoản 2 điều 41 chỉ áp dụng đối với loại hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12-26 tháng, hợp đồng mùa vụ hoặc có thời hạn dưới 12 tháng (1). Còn đối với hợp đồng không xác định thời hạn (2) thì chỉ có thể vi phạm về thời hạn báo trước mà thôi (Vì pháp luật không quy định những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với hợp đồng không xác định thời hạn).


    - Thứ 2, mình chia làm 3 trường hợp:


    + Nếu đối tượng (1) thuộc trường hợp khoản 2 - Điều 41: Đương nhiên họ phải bồi thường nửa tháng lương, phụ cấp đồng thời không được nhận trợ cấp thôi việc (Sẽ rất thiệt thòi đối với những NLD ký HDLD từ đủ 12 - 36t).


    + Nếu đối tượng (1) thuộc trường hợp khoản 4 - Điều 41: Chỉ phải bồi thường tiền lương số ngày không báo trước (Không bao gồm phụ cấp) nhưng họ vẫn được hưởng đủ trợ cấp thôi việc nếu họ đáp ứng các điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc.


    (Không thể có chuyện họ có thể mắc cả 2 trường hợp được, vì họ đã chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì không áp dụng thời hạn báo trước nữa, thời hạn báo trước chỉ đặt ra khi họ chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật thôi).


    + Nếu đối tượng (2) thuộc trường hợp khoản 4 - Điều 41: Áp dụng như đối tượng 1 thuộc trường hợp này. Còn đối tượng 2 không thể thuộc trường hợp khoản 2 - Điều 41 thì mình giải thick rồi.


    Giờ thì bạn đã thấy sự khác biệt chưa, mình nghĩ là nó không bất công đâu.


    Chuc ban thanh công,


    Ms. Huyen
     
  5. wind_river

    wind_river BQT HRLink Tp.HCM

    Tham gia ngày:
    4/3/09
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    HCM C



    Gửi Hoangthuy2601


    Theo điều 37 Bộ luật lao động thì người lao động chỉ được đơn phương nghỉ việc trong những trường hợp sau đây :


    Điều 37(*)


    1– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:


    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng;


    b. Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;


    c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;


    d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;


    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;


    e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;


    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.


    2– Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:


    a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất ba ngày;


    b. Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất ba mươi ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;


    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của Bộ luật này.


    3– Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất 3 ngày”.


    Điều thứ nhất phải quan tâm:


    Bạn xem trong đơn của người lao động ghi lý do nghỉ là gì nhé, nếu không phải là một trong các lý do trên thì có nghĩa là họ đã xin thôi việc trái luật. Còn nếu là tự ý thôi việc không có đơn thì khỏi phải bàn cãi.


    Điều thứ 2: theo luật thì ít nhất phải nộp đơn xin nghỉ trước 30 ngày, nếu chưa hết 30 ngày thì đã nghỉ rồi, thì có nghĩa là vi phạm luôn thời hạn báo trước.


    Lúc đó , mình căn cứ xem người lao động vi phạm bao nhiêu ngày, mà bắt bồi thường 1 khoàn tiền lương tương ứng với những ngày không báo trước.


    Ví dụ: nộp đơn báo trước 30 ngày, mà mới làm 15 ngày đã nghỉ, thì phải bồi thường 15 ngày còn lại.


    Nếu mới làm 20 ngày mà nghỉ, thì bồi thường 10 ngày còn lại.


    (Vì bạn đã cho 2 ví dụ 1 cái nghỉ trước 30 ngày, 1 cái nghỉ trước 25 ngày, nên phần trả lời trước mình dựa theo đó mà trả lời, nên có lẽ bạn hiểu nhầm là cái nào cũng phải bồi thường tiền lương tương ứng 30 ngày làm việc!)


    *Tóm lại là vi phạm phần nào thì bị xử phần ấy, vi phạm cả 2 phần (vừa nghỉ việc trái luật vừa vi phạm thời hạn báo trước) thì phải bị xử lý cả 2 phần.


    Nếu còn chưa thông chỗ nào thì bạn cứ hỏi nhé!


    * Hiện nay ở công ty mình, phần lớn nhân viên thôi việc vì lý do hoàn cảnh gia đình: phải đi học hoặc chuyển công tác về quê phụ gia đình. Và thời hạn báo trước thường là 15 đến 30 ngày.


    Thật ra bàn giao 15 ngày ở công ty mình là vừa, không cần đến 30 ngày vì tâm lý nhân viên khi ấy cũng sẽ không hết mình vì công việc nữa, ở lại thì công ty cũng phải trả thêm lương mà năng suất làm việc thì không được như mong đợi. Nhưng dù nhân viên ghi lý do như thế nào thì mình vẫn trả trợ cấp thôi việc đúng luật. Vì họ có tinh thần trách nhiệm là bàn giao công việc lại đầy đủ, và vẫn còn giữ hình ảnh tốt đẹp với công ty sau khi nghỉ việc.


    Còn dĩ nhiên đối với những nhân viên thiếu ý thức và tinh thần trách nhiệm, thì mình cứ “xử” theo đúng luật thôi !


    Thân ái!
     
  6. wind_river

    wind_river BQT HRLink Tp.HCM

    Tham gia ngày:
    4/3/09
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    HCM C
    Đồng ý với bạn điểm này, vì theo điểm 3 điều 37 bộ luật lao động thì:


    "3– Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất 3 ngày."


    Nghĩa là người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì có thể nghỉ việc vì bất cứ lý do gì, chỉ cần báo trước 45 ngày. Cho nên nếu họ phạm luật thì chỉ vi phạm về thời hạn báo trước mà thôi, lúc đó sẽ bị xử lý theo điểm 2 điều 41 BLLĐ.

    Bạn ơi, bạn xem các phần trả lời của mình nhé, và xem kỹ lại điều 37 và điều 41, k có chỗ nào nói :” đã chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì không áp dụng thời hạn báo trước nữa, thời hạn báo trước chỉ đặt ra khi họ chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật thôi” cả. Vì theo khoản 4 điều 41 BLLĐ:


    “4– Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”


    Nếu vi phạm vừa lý do thôi việc vừa thời hạn báo trước thì phải bị xử lý cả 2 thôi bạn à !
     
  7. casuarina

    casuarina New Member

    Tham gia ngày:
    15/10/08
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Mình nghĩ là bạn đã có chút nhầm lẫn ở đây rồi, không thể có trường hợp như bạn nói vì áp dụng khoản 2 Điều 37 BLLD thì chỉ có đối tượng thuộc khoản 1 điều này mới phải báo trước cho người sử dụng lao động, nếu người lao động không đơn phương chấm dứt theo khoản 1 (Tức là trái pháp luật) thì đâu có áp dụng thời hạn báo trước nữa.
     
  8. wind_river

    wind_river BQT HRLink Tp.HCM

    Tham gia ngày:
    4/3/09
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    HCM C
    Gửi bạn !


    Ok, mình đồng ý với bạn điểm này, nghĩa là nếu chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì chỉ vi phạm khoản 1 điều 37 BLLĐ, sẽ không cùng lúc áp dụng vi phạm về thời hạn báo trước theo khoản 4 điều 41 bộ luật lao động nữa !


    Thanks bạn nhiều !


    Hy vọng hoang thuy2601 sẽ hài lòng với các câu trả lời của mọi người!
     
  9. goddaddy

    goddaddy New Member

    Tham gia ngày:
    21/10/10
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Tớ thấy người lao động khi nghỉ việc nên có 1 cách này để lách nhá (hoàn toàn đúng luật) mà vẫn được nhận trợ cấp thôi việc:


    - Cứ nghỉ tự do, đếch cần báo trước hay gửi đơn gửi từ làm j - cứ đằng thẳng mà nghỉ!


    - Tất nhiên DN sẽ phải gửi thông báo nọ, thông báo kia ...


    - Gửi mãi ko thấy hồi âm, họ sẽ đưa mình ra hội đồng kỷ luật và sa thải!


    - OK men, sa thải xong vẫn cứ được nhận tiền trợ cấp.
     
  10. Kusano

    Kusano Thành viên BQT Nha Trang

    Tham gia ngày:
    28/11/08
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Nha Trang
    Ok men, cậu cứ nghỉ, tớ cứ theo điều 85 mà làm. Cậu sẽ không nhận được một đồng trợ cấp, mà sẽ được nhận một cái tờ yêu cầu bồi thường, hì. Bảo đảm không sai Luật.
     
  11. goddaddy

    goddaddy New Member

    Tham gia ngày:
    21/10/10
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Are you sure? :blink:

    Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003, bạn xem đi không lại bảo mình nói suông!


    Luật VN lằng nhằng lắm và rất nhiều kẽ hở! Trích dẫn trên nằm ở mục III.2.a của thông tư nói trên.


    Hì hì!
     

Chia sẻ trang này

Share