Cách tính công đi làm ngày thứ bảy, chủ nhật cho bác sỹ?

Thảo luận trong 'TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG' bắt đầu bởi ngahr, 27/8/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. ngahr

    ngahr Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    14/5/08
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi là một bác sĩ, công tác tại một đơn vị y tế của Nhà nước. Do đặc thù công việc nên chúng tôi thường xuyên làm vào thứ bảy và chủ nhật. Theo quy định của Nhà nước thì một tuần người lao động (NLĐ) làm việc từ thứ hai đến thứ sáu và có hai ngày nghỉ là thứ bảy và chủ nhật.


    Trước đây khi chúng tôi đi làm vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc tính ngoài giờ. Nhưng nay cơ quan tôi thực hiện nghị định 43 một phần nên tình huống lại rất khác: một năm cho phép NLĐ chỉ có tối đa 200 giờ làm thêm nên tính ngoài giờ không còn khả thi vì làm ngày thứ bảy và chủ nhật rất nhiều. Như vậy chỉ còn nghỉ bù,nhưng nghỉ bù lại ảnh hưởng đến việc xét bình bầu A, B, C vì việc bình bầu dựa vào ngày công.


    Xin hỏi: nếu do đặc thù công việc bắt buộc phải làm vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật, nếu NLĐ không muốn lĩnh tiền làm thêm giờ mà muốn nghỉ bù vào những ngày khác để giữ gìn sức khỏe thì ngày thứ bảy, chủ nhật đó có được tính ngày công bình thường như những ngày khác trong tuần hay không?


    Pham Van Nghia
     
  2. ngahr

    ngahr Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    14/5/08
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    - Trường hợp bạn là cán bộ, công chức làm việc vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật theo quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 1-8-2007 của Thủ tướng Chính phủ sẽ được cơ quan bố trí nghỉ bù vào các ngày khác, bảo đảm làm việc 40 giờ trong tuần theo đúng quy định tại quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17-9-1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ.


    Theo hướng dẫn trên, cán bộ công chức làm việc vào ngày thứ bảy được cơ quan bố trí nghỉ bù vào các ngày khác, bảo đảm làm việc 40 giờ trong tuần theo đúng quy định và được hưởng chế độ tiền lương cụ thể như sau:


    Trường hợp cán bộ, công chức làm việc đủ 40 giờ theo quy định và làm thêm ngày thứ bảy mà không được nghỉ bù (hoặc được bố trí nghỉ bù nhưng có số giờ được nghỉ bù không đủ số giờ đã làm thêm vào ngày thứ bảy) thì tiền lương làm thêm ngày thứ bảy được xác định là:


    Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ x 200% (hoặc 300%) x số giờ thực tế làm thêm. Trong đó, mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm ngày thứ bảy thông thường, mức 300% đối với giờ làm thêm vào ngày thứ bảy trùng vào ngày lễ.


    Trường hợp cán bộ, công chức làm việc đủ 40 giờ theo quy định, làm thêm vào ngày thứ bảy và được bố trí nghỉ bù vào ngày khác trong tuần thì tiền lương làm thêm giờ cũng được xác định theo công thức trên.


    Đối chiếu với quy định nêu trên thì ngày thứ bảy hoặc chủ nhật đi làm của bạn sẽ được tính hơn ngày thường. Cụ thể là mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm ngày thứ bảy thông thường, mức 300% đối với giờ làm thêm vào ngày thứ bảy trùng vào ngày lễ.


    Luật sư TỐNG VĨNH ĐỨC


    (Văn phòng luật sư Gia Khương)
     
  3. Tồ Tẹt

    Tồ Tẹt Moderator

    Tham gia ngày:
    29/5/08
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội phố
    Thế bác ơi cho em hỏi, sao bệnh viện Thanh Nhàn mẹ em lại bắt y tá đi làm cả ngày và trực đêm 24/24 là sao ạ? Trái với luật chỉ đc làm 8/24 mà vẫn tồn tại đc lù lù ra đấy? Mỗi lần mẹ đi trực đêm về là lại xơ xác cả ra. Bực ko chịu đc cái cách làm 24/24 đấy
     
  4. saudong

    saudong Thành viên BQT Vũng Tàu

    Tham gia ngày:
    14/1/09
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Vũng Tàu
    Bực quá . . . về nói mẹ nghỉ việc tìm công ty nào thực hiện đúng như trên vào làm Tồ ơi. . . đúng là bực thật, sau này khỏi thấy cảnh mệt mỏi của 24/24.
     
  5. Tồ Tẹt

    Tồ Tẹt Moderator

    Tham gia ngày:
    29/5/08
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội phố
    Trời đất, thế là sao hả bác? Ko hỉu ý bác là sao. Nhưng Luật thì đâu có 24/24 mà vẫn tồn tại ở 1 cơ quan nhà nước như thế đc ạ? Chứ mà bỏ việc đơn giản thế thì má em đã bỏ từ thời xuân xanh rồi. Nhưng đúng là thức đêm như thế mà phải đi cấp cứu, tiêm truyền bệnh nhân nên căng thẳng lắm, rồi sáng hôm sau đc về rồi lại hùng hục làm việc khác, có đc ngủ bù đâu. Bệnh nhân có bị làm sao lại kêu bác sĩ y tá.
     
  6. saudong

    saudong Thành viên BQT Vũng Tàu

    Tham gia ngày:
    14/1/09
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Vũng Tàu
    Không hiểu sao ? Nếu đã biết thực tế khác luật thì phải chấp nhận thôi. . . theo mình biết thì các ngành đặc thù bên dầu khí nếu làm liên tục 15 ngày trên biển thì phải đăng ký với Bộ Lao động thương binh và xã hội . . . Thực tế với nguyên tắc vẫn khác nhau nhiều . . . chỉ nói thế thôi.
     
  7. Tồ Tẹt

    Tồ Tẹt Moderator

    Tham gia ngày:
    29/5/08
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội phố
    Giám đốc bệnh viện nói là: Ai mà thắc mắc thì sẽ chuyển vị trí. Mà chuyển vị trí thì các bác biết sẽ làm việc gì rồi đấy. Thử cho các ông í thức suốt xem. Một số ngành như bác nói là dầu khí, làm trên giàn khoan đúng là đánh đổi cả tính mạng. Rẻ mạt quá. Hu hu
     
  8. ducanh0909

    ducanh0909 New Member

    Tham gia ngày:
    4/8/09
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Úi trời, mình còn biết 1 ông bảo vệ của Bộ Lao động tại số 2 Ngô Quyền, ông ấy làm việc khoảng 7 năm nay rồi nhưng không được ký hợp đồng lao động. Cơ quan ra luật nhưng có thực hiệnt theo luật đâu.
     

Chia sẻ trang này

Share