Cách trả lương cho Tài xế

Thảo luận trong 'LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH' bắt đầu bởi cochieu, 27/9/10.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. cochieu

    cochieu New Member

    Tham gia ngày:
    4/1/10
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Chào cả nhà,


    Mình có tình huống này về phương pháp trả lương cho nhân viên Tài xế. Mong được sự hướng dẫn của các anh chị em.


    Công ty mình thuộc lĩnh vực tư vấn thiết kế kiến trúc, vì vậy thường hay có các chuyến công tác tỉnh. Ngoài ra, các tài xế còn phải trực xe ngoài giờ làm việc cho các thành viên BTGĐ và Hội đồng quản trị khi có nhu cầu công việc.


    Hiện tại, ở cty mình, ngoài việc các tài xế làm việc theo giờ hành chính theo quy định, thì ngoài giờ định tính như các nhân viên khác theo đúng quy định của Luật LĐ VN. Nhưng do nhu cầu công việc nhiều, nên số giờ làm ngoài giờ của các tài xế này bị vượt so với quy định rất nhiều.


    Mình chưa tìm được giải pháp để áp dụng đúng cho trường hợp trả lương tài xế này. Nếu khoán việc thì ko đủ cở sở để xác định khối lượng hoàn thành, ko có chỉ tiêu để đánh giá mức độ hoàn thành.


    ACE diễn đàn ai có cao kiến mong được hướng dẫn. Chân thành cảm ơn cả nhà.
     
  2. mynguyen

    mynguyen Member

    Tham gia ngày:
    11/5/09
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Hi bạn,


    Mình nghĩ là có thể dùng chỉ tiêu số km/tháng để khoán.
     
  3. mynguyen

    mynguyen Member

    Tham gia ngày:
    11/5/09
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Hi bạn,


    Mình nghĩ là có thể dùng chỉ tiêu số km/tháng để khoán.
     
  4. daoduyvu

    daoduyvu New Member

    Tham gia ngày:
    14/9/10
    Bài viết:
    484
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bình Dương
    Cty sẽ sạc nghiệp với hai cách đối phó của cánh tài xế như sau:


    1. Vào garage hoặc đâu đó -> dốc lốp sau lên -> cho xe chạy không -> km tăng lên ào ào


    2. Cho xe đi lòng vòng để tăng số km lên trong khi đó khoảng cách thực tế ít hơn nhiều lần


    -> phải bổ sung các điều khoản ràng buộc khác nữa


    mọi người cùng nghĩ thử xem


    Chào thân ái
     
  5. phihung1982

    phihung1982 New Member

    Tham gia ngày:
    24/5/08
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Hi,


    Bên mình không rắc rồi như các bạn, Khi đã biết tính chất đặc thù của công việc thì khi phỏng vấn tuyển dụng mình trao đổi với ứng viên trước.


    Mức lương đưa ra là tổng thu nhập không phân biệt làm ngoài giờ hay không. Nếu Ok mức lương với tính chất công việc như vậy thì nhận việc, còn không được thì tìm người khác.


    Cách tuyển dụng này mình làm hiệu quả với tài xế hiện tại vì bên mình tài xế đi nhiều và nhiều lúc làm ngoài giờ (chờ đón sếp). Ngoài ra, nếu đi công tác ngoài thành phố thì được hưởng chế độ công tác phí như mọi nhân viên khác.


    Chuyện đơn giản hãy để nó trở về đơn giản nhé bạn !


    Chào thân ái.
     
  6. hanhdd

    hanhdd Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/12/08
    Bài viết:
    524
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Một cách mang tính nhân đạo hơn là thiết lập mức trần về Overtime cho tài xế. Hiện Cty mình áp dụng cách này. Overtime trong tháng không quá 1.000.000. Căn cứ tính Overtime là Driving Log có ký xác nhận của khách đi xe về Km và thời gian.


    Đa phần Lái xe là vượt mức này nhiều, nên khoản này coi như là allowance cho việc phải chờ đợi đón các xếp ngoài giờ.


    Đồng ý với bạn phihung1982 về việc nên giao kèo trước với Lái xe. Họ phải chấp nhận do đây là đặc thù công việc của nghề xế.
     
  7. HRvnplus

    HRvnplus New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/09
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    HCMC
    Nếu công ty với số lái xe lên đến hàng trăm thì vấn đề không đơn giản. Tuy việc thỏa thuận ban đầu là như vậy, nhưng sau một thời gian làm việc, nếu quy định / thỏa thuận không còn phù hợp nữa, họ có thể đề nghị điều chỉnh.


    Giả thử số tài xế này không đồng ý và gây áp lức với HR, không đơn giản đâu!
     
  8. cochieu

    cochieu New Member

    Tham gia ngày:
    4/1/10
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Thảo cảm ơn các anh chị đã cho ý kiến trong vấn đề này.


    Hiện tại, Thảo chưa tìm ra giải pháp cho lương của Tài xế, tiền nhiệm trước Thảo, thu nhập của tài xế ngoài lương thu nhaaph theo hợp đồng lao động, còn có phần lương ngoài giờ này, và bình thường thì dao động trong khoảng từ 1,5tr đến 2tr đồng tùy theo tháng làm nhiều hay ít.


    Thảo đang nghĩ đến hướng là, sẽ thỏa thuận lại với tài xế này về mức thu nhập hàng tháng, khoán thêm lương thu nhập trong mức trung bình hàng tháng thêm cho họ trong khoản đó. Như vậy, thì dù tăng ca nhiều hay ít trong tháng thì tự chịu, sẽ tránh ko phải tính ngoài giờ cho họ hàng tháng.


    Không bit như vậy có ổn ko, mong cả nhà có cao ý gì không?
     
  9. tapchoi

    tapchoi New Member

    Tham gia ngày:
    1/11/10
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Công ty em trả tiền overtime rồi lắp GPS lên xe.


    Ngon lành hết! Lắp công khai cho tài xế biết luôn!
     
  10. bossh

    bossh New Member

    Tham gia ngày:
    7/12/08
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Thực sự đây là vấn đề hóc búa. Lúc được huấn luyện về LĐTL thì giáo viên cũng đặc ra câu hỏi "Không trả lương làm thêm giờ cho công việc có tính đặc thù như Lái xe, Bảo vệ là đúng hay sai?" rất tiết là lớp học không kịp giờ nên không thể tranh luận nhau ở câu hỏi này. Tuy nhiên theo mình nghỉ thì cũng như bạn phihung1982 nói sự thỏa thuận và giao kèo là yếu tố quyết định.


    Căn cứ điều 81 của Bộ Luật Lao động "Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của những người làm HĐ không trọn ngày, không trọn tuần, làm khoán do người lao động và NSDLĐ thỏa thuận". Với điều luật trên vô hình chung đã mở ra hướng cho phép Doanh nghiệp ký kết HĐLĐ với NLĐ theo hình thức "làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu".


    Do đó, mình cứ nghỉ rằng vẫn có thể làm theo cách mà bạn phihung1982 nói, nhưng khi áp dụng thì gặp khó khăn như bạn HRvnplus đề cập.


    Vì thế mình thấy cách phân tích của Thảo đang đi đúng hướng, thiết nghĩ chúng ta cùng suy nghĩ tìm ra cách lưỡng toàn kỳ mỹ cho vấn đề này.
     
  11. ngocdiemhr

    ngocdiemhr New Member

    Tham gia ngày:
    30/12/09
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Các Anh/Chị ơi mình có thể thỏa thuận lại thời gian làm việc của tài xế.


    Sớm hơn 1 tiếng và trễ hơn 1 tiếng, sẽ giảm thiểu hơn lương OT của họ. Định mức xăng cho họ, cho người sử dụng xe ký nhận km và thời gian làm việc của tài xế nếu OT.


    Công ty em đang sử dụng cách này đấy. Thấy cũng ổn lắm, nói gì thì nói thì tội các bác tài lắm các Anh/Chị ạh, cả ngày họ phải căng mắt ra để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, còn chờ đợi nắng nôi, mưa gió nữa. Còn chưa nói đến là lâu lâu bị công an "tít" cho vài trăm nữa, bây giờ luật giao thông căng thẳng quá..... Nên nhiều khi NS của mình phải ổn định tâm lý cho tài xế để họ phục vụ mình tốt hơn và đảm bảo an toàn tuyệt đối nhé các Anh/Chị, đừng vì vài trăm ngàn hàng tháng mà ảnh hưởng lớn đến mình.


    Em có một vài ý kiến trên, trân trọng,
     
  12. nhansu09

    nhansu09 Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    10/11/08
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    MỘT SỐ MÁNH KHOÉ TÀI XẾ XE TẢI VÀ XE CON NÈ:


    1/ Mua vé cầu đường của các em bán vé số lượm tại các trạm thu phí để lấy tiền công ty.


    2/ Câu giờ, trốn chuyến chạy, giành chuyến gần...với dồng nghiệp.


    3/ Cấu kết với cây xăng để ăn xăng


    4/ Chỉnh số km bằng cách can thiệp vào đồng hồ công tơ met


    5/ Kê giá sửa chữa, thay thế vật tư


    6/ Chuyển lỗi vi phạm giao thông từ lỗi tài xế sang lỗi cty nhằm bắt cty đóng tiền phạt.


    7/ Ăn bớt hàng trên xe.


    8/ Thay thế vật tư tốt của xe.


    .......


    Còn nữa mà chưa nghĩ ra.


    Tóm lại cần phải có Quy chế, Quy định riêng cho BP tài xế:


    1/ Định mức nhiện liệu.


    2/ Khoán nhiên liệu, khoán sản lượng, khoán km.


    3/ Quy chế hỗ trợ giao thông, điện thoại, thưởng lễ tết, sản lượng... rõ ràng.


    4/ Nếu cần fai trích tiền thế chân hàng tháng khi đạt một mức nhất định thì giữ lại, khi TX nghỉ việc hợp lệ thì cty trả lại khoản đó!
     

Chia sẻ trang này

Share