Công nhân chê... việc

Thảo luận trong 'TIN THỊ TRƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC' bắt đầu bởi acongvang, 25/3/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. acongvang

    acongvang New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    ha noi
    Tuy gặp khó khăn nhưng nhiều công nhân đã từ chối công việc mới vì bản thân họ không thích nghi và có những đòi hỏi quá mức.


    Tôi gặp Nguyễn Thị Ngọc Linh trong quán cà phê trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7- TPHCM). Trước đây, cô là công nhân (CN) Công ty Nidec Copal- KCX Tân Thuận nhưng trong đợt cắt giảm lao động trước Tết, Linh nằm trong danh sách bị cắt giảm. Cô kể: “Nghỉ việc ở công ty điện tử, tôi xin vào một công ty may bên ngoài KCX làm nhưng chưa hết thời gian thử việc tôi phải bỏ vì quá vất vả. Tôi xin vào quán này bán đỡ, chờ khi nào có công việc phù hợp sẽ đi làm tiếp”. Linh là một trong hàng ngàn CN bị mất việc nhưng lại không làm được công việc mới vì đủ thứ lý do.


    Khó thích nghi


    Khi xảy ra tình trạng CN bị mất việc do chủ doanh nghiệp (DN) bỏ trốn, nhiều công ty đã đến tận nơi để nhận CN. Nhưng vì nhiều lý do, không ít CN thà chấp nhận thất nghiệp chứ không chịu làm ở nơi mới. Công ty Mouthtech (quận Tân Bình- TPHCM) cần thêm 200 CN và đã tuyển gần đủ, trong đó có nhiều CN bị mất việc ở nơi khác. Tuy nhiên, chỉ 2/3 số CN được tuyển có thể làm việc. Ông Bùi Văn Hồng, chủ tịch CĐ công ty, cho biết: “Đa số CN mất việc xin vào công ty là CN giày da nên khi chuyển sang may họ không làm được. Chưa kể, nội quy, giờ giấc quản lý ở Mouthtech rất nghiêm, không thể tự do nghỉ để về quê hay ăn đám giỗ, đám cưới... như nhiều công ty khác, một số CN không thích nghi được nên xin nghỉ”.


    Công ty CP May Việt Hưng cũng gửi văn bản đến các LĐLĐ quận, huyện có nhiều CN mất việc để tuyển 500 CN. Công ty sẵn sàng đào tạo nghề cho CN chưa có tay nghề; lương từ 1,5 triệu đồng đến 1,8 triệu đồng/tháng, được đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm, có tiền lễ, tết; có phụ cấp thêm cho CN nữ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi... Nhưng nhiều CN đến rồi đi. Ông Bùi Văn Tho, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty Việt Hưng, kể: “CN Việt Hưng hưởng lương sản phẩm, trong khi nhiều CN mới lại quen hưởng lương thời gian. Vì vậy, họ không theo kịp, xin nghỉ”.


    Chê việc đủ kiểu


    Khi chủ DN ở quận 8- TPHCM bỏ trốn, nhiều CN lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất. LĐLĐ quận đã tích cực đại diện CN khiếu nại, đòi hỏi quyền lợi; đồng thời liên hệ, tìm việc mới cho CN. Nhưng nhiều CN từ chối chỗ làm mới. Giải thích về việc này, bà Đỗ Thị Mỹ Dung, cán bộ phụ trách CĐ ngoài quốc doanh LĐLĐ quận 8, cho biết: “Đa số CN mất việc đều làm keo, khi chuyển sang may, họ không làm được. Chưa kể, nhiều CN không muốn rời nhà trọ sang nơi mới vì lạ và không có bạn bè...”.


    Còn ở Công ty Juki- KCX Tân Thuận, khi công ty khó khăn, nhiều bộ phận không có đơn hàng, công ty chuyển CN từ xưởng cơ khí sang xưởng đúc (có đơn hàng) nhưng nhiều CN... tự ái vì bị chuyển việc đã xin nghỉ. Ông Nguyễn Phước Đại, chủ tịch CĐ công ty, cho biết: “Dù tôi hết lời giải thích với CN rằng không việc gì phải tự ái; đang lúc khó khăn, có việc đã là mừng; chưa kể, lúc này công ty rất cần sự sẻ chia từ phía CN, nhưng họ vẫn khăng khăng đòi nghỉ”.


    Giám đốc một DN ở Đồng Nai, khi đọc Báo Người Lao Động thấy CN mất việc, đã sốt sắng đề nghị nhận 500 người. Thế nhưng sau đó, bà lắc đầu ngao ngán: Nhiều CN không chấp nhận thử việc, thậm chí có người còn đòi làm đúng vị trí tổ trưởng như trước đây. Một số thì đòi mức lương phải bằng hoặc cao hơn công ty cũ; số khác thì yêu cầu phải hỗ trợ tiền nhà, tiền xăng. Đến mức này thì công ty... chịu thua!


    Chia sẻ để vượt qua khó khăn


    Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận CN ý thức được khó khăn của DN nên hết lòng chia sẻ. Mấy tháng nay, đến tối, tất cả CN nhà lưu trú DNTN Kiều Hưng (quận 1- TPHCM) tập trung tại phòng lớn cùng xem tivi, sinh hoạt. Không còn cảnh mỗi phòng mỗi ti vi như trước. Ông Lê Thanh Hải, Chủ tịch CĐ DNTN Kiều Hưng, nói: “Không phải đợi đến lúc Nhà nước thông báo tăng giá điện chúng tôi mới tiết kiệm mà khi kinh tế khó khăn, để chia sẻ cùng DN, CĐ phát động phong trào tiết kiệm nguyên vật liệu, điện, nước...”.


    Tất cả CN Kiều Hưng đều hưởng ứng, tiết kiệm triệt để. Khi ra khỏi xưởng, mỗi CN đều kiểm tra xem đã tắt đèn, tắt máy chưa. CN ở nhà lưu trú luôn khóa nước, tắt đèn sau khi sử dụng. Tuy được chủ DN trả tất cả chi phí điện, nước nhưng CN rất có ý thức tiết kiệm. CN Lê Thị Hương cho biết: “Lương ở Kiều Hưng tuy không cao bằng các công ty khác nhưng chúng tôi được giám đốc cho ở nhà lưu trú miễn phí, chăm lo từng bữa cơm nên lúc khó khăn chúng tôi càng phải chia sẻ cùng DN”.


    Tương tự, ở Công ty Rossano (KCN Tân Tạo- TPHCM) không có CN nào rời bỏ công ty khi khó khăn. Nhiều CN cho biết công ty đã thông báo đến toàn thể CN tình hình khó khăn và mong muốn CN chia sẻ. Vào Rossano, CN được đào tạo nghề nên đa số đều có tay nghề cao. Nếu bỏ đi nơi khác phải học lại từ đầu nên họ quyết định ở lại, cùng công ty vượt khó.


    Theo Hồng Đào (Người lao động)
     
    Last edited by a moderator: 25/3/09

Chia sẻ trang này

Share