Cảm ơn ACE tham gia buổi offline & Toạ đàm 10.07.2011

Thảo luận trong 'HRLINK BÌNH DƯƠNG' bắt đầu bởi quocbinhbd, 2/7/11.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. quocbinhbd

    quocbinhbd Thành viên BQT HRL Bình Dương

    Tham gia ngày:
    5/4/10
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Thi xã TDM-Bình Dương
    Chào cả nhà.

    Xin cảm ơn ACE đã tham gia buổi offline chia sẽ về chủ đề: "Tầm quan trọng của Pháp luật đối với người làm công tác Quản lý Nhân Sự"
    Xin cảm ơn TTGTVL.BD đồng tổ chức Cty Cung ứng Nhân Lực Nhân Kiệt ,Nhà Tài trợ Sài Gòn-Đông Á, sự hiện diện Anh Thái Thanh Hải Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tỉnh Bình Dương cùng toàn thể ACE đã tham gia đóng góp cho buổi thảo luận thành công tốt đẹp.

    Xín đính kèm một số hình ảnh về buổi offline cho cả nhà xem qua.


    Chúc cả nhà tuần làm việc thật vui & hiệu quả

    Đại diện BQT CLB.NS.BD (HRL.BD)

    Quốc Bình
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 28/10/12
  2. vantusaonho

    vantusaonho Moderator

    Tham gia ngày:
    7/12/10
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Đồng Nai
    Trước tiên em xin phép cả nhà cho em được post lại hình ảnh lấy từ chính bài post của anh Quốc Bình để mọi người tiện theo dõi. Đồng thời post lại nội dung của các slide chiếu trong buổi offline.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tự nhiên xem mấy tấm hình nhớ anh Hùng - Pepsico Bình Dương trong buổi offline tháng 01/2011.
     
  3. vantusaonho

    vantusaonho Moderator

    Tham gia ngày:
    7/12/10
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Đồng Nai
  4. vantusaonho

    vantusaonho Moderator

    Tham gia ngày:
    7/12/10
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Đồng Nai
    [​IMG]


    [SIZE=14pt]Các lĩnh vực pháp luật lao động điều chỉnh đối với công tác quản lý nhân sự[/SIZE]

    1. Về hợp đồng lao động;
    2. Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
    3. Về tiền lương;
    4. Về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
    5. Về bảo hiểm xã hội:
    6. Về an toàn lao động;
    7. Về thoả ước lao động tập thể;
    8. Về tranh chấp lao động, đình công:
    9. Về việc làm;
    10. Về dạy nghề;
    11. Về lao động đặc biệt (LĐ nữ, LĐ là người tàn tật);
    12. Về lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
    13. Về quản lý lao động;
    14. Về Công Đoàn.
     
    Last edited by a moderator: 8/7/11
  5. vantusaonho

    vantusaonho Moderator

    Tham gia ngày:
    7/12/10
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Đồng Nai
    [SIZE=14pt]Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực pháp luật lao động[/SIZE]
    1. Hiến Pháp: Do Quốc Hội ban hành
    2. Luật: Do Quốc Hội ban hành
    3. Pháp Lệnh: Do UBTV Quốc Hội ban hành
    4. Nghị Định: Do Chính Phủ ban hành
    5. Quyết Định: Do Thủ Tướng Chính Phủ/ Bộ Trưởng/ CT.UBND tỉnh ban hành
    6. Chỉ Thị: Do Thủ Tướng Chính Phủ/ Bộ Trưởng/ CT.UBND tỉnh ban hành
    7. Thông Tư: Do Bộ ban hành
    8. Thông tư liên bộ: Do từ 2 Bộ trở lên phối hợp ban hành
    [SIZE=14pt]Các văn bản tham khảo[/SIZE]
    1. Công văn: Do Bộ LĐTBXH, Cục Quản Lý Lao Động hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động và các bộ ngành liên quan ban hành.
    2. Báo cáo tổng kết của ngành Tòa Án
     
    Last edited by a moderator: 8/7/11
  6. vantusaonho

    vantusaonho Moderator

    Tham gia ngày:
    7/12/10
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Đồng Nai
    [​IMG]
    [SIZE=14pt]01. Về hợp đồng lao động:[/SIZE]
    • Chương IV Bộ Luật Lao Động
    • NĐ 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 hướng dẫn một số điều của BLLD về HĐLĐ
      + TT 21/2003/TT-BLĐTBXH
      + TT 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/09 sđ, bs TT 21/2003/TT-BLĐTBXH

    [SIZE=14pt]Một số nội dung chính của HĐLĐ[/SIZE]

    1. Hợp đồng lao động
    Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được thiết lập thông qua hợp đồng lao động.
    1.1 Khái niệm
    Điều 26 BLLĐ quy định : “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ hợp đồng lao động.”

    1.2 Các loại hợp đồng
    Điều 27 quy đ định
    Hợp đồng lao động có các loại sau:
    • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
      . Là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng
    • HĐ lao động xác định thời hạn từ 12 đến 36 tháng.
      [*]Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.



    1.3 Hình thức giao kết của hợp đồng:
    Bằng văn bản: áp dụng cho những công việc có thời hạn từ 12 tháng trở lên
    Bằng miệng: áp dụng cho những công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn chưa đến 90 ngày, hoặc đối với lao động giúp việc nhà (CV 2261)

    1.4 Chấm dứt hợp đồng lao động
    Điều 36 quy định:
    Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau:
    • Hết hạn hợp đồng
    • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng
    • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
    • Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Tòa án
    • Người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Tòa án
    Điều 37 quy định người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp động lao động
    Điều 38 quy định người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
    Điều 41 quy định về trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật
     
    Last edited by a moderator: 8/7/11
  7. vantusaonho

    vantusaonho Moderator

    Tham gia ngày:
    7/12/10
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Đồng Nai
    [​IMG]
    [SIZE=14pt]02. Về tiền lương:[/SIZE]
    Chương VI Bộ Luật Lao Động
    NĐ 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 hướng dẫn BLLD về tiền lương.
    • TT 12/2003/TT-BLĐTBXH
    • TT 13/2003/TT-BLĐTBXH
    • TT 28/2007/TT-BLĐTBXH SDBS TT13/2003
    • TT 14/2003/TT-BLĐTBXH

    NĐ 22/2011/NĐ-CP về LTT chung
    • TT 54/2011/TT-BLĐTBXH
    NĐ 107/2010/NĐ-CP về LTT vùng (NN)
    NĐ 108/2010/NĐ-CP về LTT vùng (VN)
    • TT 36/2010/TT-BLĐTBXH
    Điều 55 quy định:
    “Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”
    Điều 58 quy định
    1. Người sử dụng lao động có quyền chọn các hình thức trả lương theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng), theo sản phẩm, theo khoán nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho người lao động biết.
    2. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc ấy hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
    3. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương cả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
    4. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán, được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

    Điều 61 quy định
    - Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau:
    • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%
    • Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%
    • Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%
    - Nếu làm ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm trong ngày
    - Giờ tính làm đêm là từ 22h đến 6h sáng hoặc 21h đến 5h, tùy từng vùng khí hậu do Chính phủ quy định (điều 70)
     
    Last edited by a moderator: 8/7/11
  8. vantusaonho

    vantusaonho Moderator

    Tham gia ngày:
    7/12/10
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Đồng Nai
    [​IMG]

    [SIZE=14pt]03. Về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi: [/SIZE]

    - Chương VII Bộ Luật Lao Động
    - NĐ195/CP ngy 31/12/1994 của Chính phủ quy định hướng dẫn BLLĐ về thời gian lm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
    - TT 07/TT-BLĐTBXH ngy 11/4/1995 hướng dẫn thực hiện NĐ 195/CP[/indent]
    - NĐ 10/1999/QĐ-CP ngy 10/03/1999 của Chính phủ về việc bổ sung NĐ 195/CP
    - NĐ109/2002/QĐ-CP ngy 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung NĐ 195/CP

    Thời giờ làm việc
    - Điều 68 quy định
    • Thời gian làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong 1 tuần.
    - Điều 69 quy định
    • Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ nhưng không quá 4 giờ trong một ngày và 200 giờ trong một năm

    Thời giờ nghỉ ngơi
    - Điều 71
    • Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ tính vào giờ làm việc
    • Người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc
    • Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác
      - Điều 72
      • Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục)
      - Điều 73
      Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây: (9 ngày)
      • Tết dương lịch: một ngày (01.01)
      • Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch)
      • Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: một ngày (10 tháng 3 ÂL)
      • Ngày chiến thắng: một ngày (30 tháng 4 dương lịch)
      • Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch)
      • Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch)
      - Điều 78, 79: Ngoài ra người lao động được nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương
     
    Last edited by a moderator: 8/7/11
  9. vantusaonho

    vantusaonho Moderator

    Tham gia ngày:
    7/12/10
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Đồng Nai
    [​IMG]

    [SIZE=14pt]04. Về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất: [/SIZE]

    Chương VIII Bộ Luật Lao Động
    • NĐ 41/CP ngày 6/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (riêng quy định về các hình thức kỷ luật lao động và hình thức kỷ luật sa thải thì áp dụng theo quy định Điều 84 và Điều 85 của Bộ Luật đã được sửa đổi, bổ sung)
    • NĐ 33/2003/NĐ-CP ngày 02/04/2003 Sửa đổi NĐ 41/CP
    • TT 19/2003/TT-BLĐTBXH
    Hình thức xử lý KLLĐ (Đ84 BLLĐ)
    - Khiển trách (k1, Đ6 NĐ41)
    - Chuyển làm công việc khác; kéo dài thời hạn nâng lương; cách chức (k2, Đ6 NĐ41)
    - Sa thải (Đ85 BLLĐ k3 Đ6 NĐ41)
    • Trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của DN: mục III.1 TT19,
      + CV 2984 ngày 22/8/08 về việc cụ thể hóa giá trị thiệt hại của hành vi theo đ.a K.1 Đ.85 BLLĐ khi đăng ký NQLD.
      + CV 1593 ngày 27/5/2005 về áp dụng hình thức sa thải.
      + Công văn 2717 của BLDTBXH ngày 31/7/2009

    • Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;
    • Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
    Xử lý kỷ luật lao động:
    - Thẩm quyền (Đ10 NĐ41)
    - Trình tự, thủ tục (Mục IV.1 TT19)
    • Chuẩn bị hồ sơ
    • Phiên họp xử lý
      + Thành phần bắt buộc
      + Biên bản (mẫu số 8 TT19)
    • Quyết định kỷ luật (mẫu số 9 TT19)
      + Hình thức sa thải
    Những chú ý khi xử lý KLLĐ
    - Xác định có hành vi VPKL, thời hiệu
    - Lưu ý các TH phải tạm hoãn XLKLLĐ
    - Phải có mặt của đương sự, chỉ được xử lý vắng mặt nếu đã mời 3 lần bằng văn bản.
    - Phải có sự tham gia của đại diện công đoàn, trừ TH khiển trách miệng. Nếu chưa có CĐCS, nên mời đại diện tập thể lao động nơi NLĐ làm việc.
    - Tiến hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định tại TT 19/2003/TT-BLDTBXH)


    Trách nhiệm vật chất
    - Là loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao
    động áp dụng đối với người lao động, bằng cách
    bắt họ bồi thường những thiệt hại về tài sản do
    những hành vi vi phạm kỷ luật lao động vi phạm
    hợp đồng trách nhiệm gây ra (Đ89,90 LLĐ)
    - Trách nhiệm vật chất áp dụng khi có các căn cứ
    sau:
    1. Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc vi phạm
    2. hợp đồng trách nhiệm.
    3. Có thiệt hại về tài sản cho người SD lao động.
    4. Giữa hành vi vi phạm và thiệt hại có mối quan hệ nhân quả
    5. Có lỗi trong hành vi gây ra thiệt hại.
    - Mức và phương thức bồi thường
    • Tài sản bị hư hỏng (Đ89 BLLĐ, Đ14 NĐ41)
    • Tài sản bị mất mát (Đ90 BLLĐ, Đ15 NĐ41)
    - Thẩm quyền
    - Trình tự, thủ tục và thời hiệu
     
    Last edited by a moderator: 8/7/11
  10. vantusaonho

    vantusaonho Moderator

    Tham gia ngày:
    7/12/10
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Đồng Nai
    [​IMG]

    [SIZE=14pt]Một số nội dung chính về BHXH, BHYT, BHTN [/SIZE]
    - Khái niệm: (Điều 3 Luật BHXH)
    BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đặp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH

    [SIZE=14pt]Các chế độ bảo hiểm (3) [/SIZE]
    - Bảo hiểm bắt buộc: là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia bao gồm:
    1. Ốm đau
    2. Thai sản
    3. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
    4. Hưu trí
    5. Tử tuất

    - Điều 141 quy định
    Loại hình bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời gian từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn

    - Điều 149
    Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ những nguồn sau:

    1. Người sử dụng lao động đóng bằng 16% so với tổng quỹ lương
    2. Người lao động đóng bằng 6% tiền lương
    3. Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động
    4. Tiền sinh lời của quỹ
    5. Các nguồn khác
    - Điều 91
    Luật bảo hiểm xã hội 2006 Mức đóng và phương thức đóng của người lao động
    Hàng tháng người lao động đóng 6% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2012 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%

    - Điều 92 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định
    ... Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
    ... Hàng tháng người sử dụng lao động đóng trênquỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động như sau:
    1. 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để kịp thời chi trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ
    2. 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
    3. 12% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2012 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi
    4. đạt mức đóng là 14%.

    - Bảo hiểm thất nghiệp: là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà chưa tìm được việc làm, bao gồm các chế độ:
    1. Trợ cấp thất nghiệp.
    2. Hỗ trợ học nghề.
    3. Hỗ trợ tìm việc làm.
    4. Bảo hiểm y tế.
     
    Last edited by a moderator: 8/7/11
  11. vantusaonho

    vantusaonho Moderator

    Tham gia ngày:
    7/12/10
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Đồng Nai
    [​IMG]

    [SIZE=14pt]Tình huống 01 [/SIZE]
    Anh Hoàng, làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng từ 01/07/2010 đến 30/06/2011. Đến hết ngày 01/07/2011 anh Hoàng đi làm mà không thấy Công ty ký HĐLĐ mới, nên ngày 02/07/2011 anh Hoàng nghỉ 5 ngày không báo với công ty. Ngày 8/7/2011 Anh Hoàng đi làm lại và được phòng nhân sự thông báo là HĐLĐ cũ đã hết hạn, công ty đã thanh lý hợp đồng cũ và không ký HĐLĐ mới và yêu cầu nghỉ việc từ ngày 08/07/2011. Anh Hoàng không đồng ý và có đơn gởi Giám Đốc công ty yêu cầu xem xét lại.
    Với cương vị là người phụ trách nhân sự, Giám Đốc yêu cầu xem xét lại. Anh chị tham mưu như thế nào để giải quyết sự việc này?

    [SIZE=14pt]Tình huống 02 [/SIZE]
    Chị Yến ký HĐLĐ 12 tháng với công ty may FL từ ngày 07/09/2009 đến 06/09/2010. Làm việc đến ngày 15/11/2009 thì chị Yến làm đơn xin nghỉ làm việc 1 tuần để đi khám và điều trị bệnh. Bộ phận nhân sự tham mưu cho GĐ công ty đồng ý cho chị Yến nghỉ làm việc hưởng chế độ BHXH về trợ cấp ốm đau đến hết ngày 22/11/2009. Hết thời hạn trên chị Yến vẫn không trở lại công ty làm việc và vẫn nằm điều trị tại Bệnh Viện Ung Bướu TP.HCM, có xác nhận của BS cho nghỉ việc hưởng BHXH từ 15/11/2009 đến 25/03/2010.
    Do thời gian từ 23/11/2009 đến ngày 15/03/2010 Công ty không thấy chị Yến trở lại làm việc và cũng không nhận được tin tức gì của chị Yến nên Công ty cho rằng chị Yến đã tự ý nghỉ việc. Ngày 16/03/2010, Công ty đã ra quyết định buộc thôi việc đối với chị Yến vì xác định chị Yến đã nghỉ quá 5 ngày làm việc trong 1 tháng. Ngày 26/03/2010 chị Yến trở lại làm việc thì công ty không nhận và giao quyết định buộc thôi việc nêu trên. Chị Yến không đồng ý nên gởi đơn đến tòa án yêu cầu Tòa hủy quyết định buộc thôi việc của công ty và buộc công ty phải bồi thường cho chị Yến.
    Theo Anh chị công ty ra quyết định buộc thôi việc như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
     
  12. vantusaonho

    vantusaonho Moderator

    Tham gia ngày:
    7/12/10
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Đồng Nai
    [SIZE=14pt]
    Tình huống 03
    [/SIZE]
    Anh Dũng làm việc tại phòng nhân sự công ty C theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Sau khi cưới vợ, anh Dũng xin nghỉ không lương 10 ngày, từ ngày 17/05/2010 đến hết ngày 6/05/2010 để đi hưởng tuần trăng mật nhưng không được BGĐ chấp thuận. Tuy nhiên anh Dũng vẫn nghỉ 10 ngày để đi hưởng tuần trăng mật. Công ty C xác định anh Dũng đã nghỉ quá 5 ngày nên ngày 02/05/2010, Công ty C đã ra quyết định sa thải anh Dũng mặc dù anh không có mặt tại công ty. Ngày 27/05/2010 anh Dũng trở lại công ty làm việc thì Công ty giao cho anh quyết định sa thải và không nhận anh vào làm việc.
    Ngày 27/04/2011 Anh Dũng nộp đơn khởi kiện công ty đến Tòa Án, yêu cầu Tòa hủy quyết định sa thải của công ty đối với anh Dũng, đồng thời công ty phải bồi thường và đóng đủ BHXH cho anh Dũng từ tháng 6/2010 đến khi Tòa xét xử sơ thẩm.
    Theo anh chị, yêu cầu của anh Dũng có đúng quy định của pháp luật hay không?

    [​IMG]
     
  13. havy2712

    havy2712 New Member

    Tham gia ngày:
    10/5/10
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Có câu trả lời cho 3 tình huống ko, vantusaonho ơi?
     
  14. hungbithu

    hungbithu Member

    Tham gia ngày:
    7/9/10
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Cầu Giấy, Hà Nội
    THANK YOU VERY MUCH!
     
  15. vantusaonho

    vantusaonho Moderator

    Tham gia ngày:
    7/12/10
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Đồng Nai
    QUOTE(Chú Thích)(havy2712 @ Jul 9 2011, 02:09 PM)

    Có câu trả lời cho 3 tình huống ko, vantusaonho ơi?


    Xin lỗi vì em không có câu trả lời, Nếu muốn Chị (?) có thể gửi câu hỏi lên box này hoặc gửi thẳng đến các nhóm mail hiện nay của Bình Dương, Đồng Nai, HCM,...
     
  16. Duy_long676

    Duy_long676 Moderator

    Tham gia ngày:
    19/4/10
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    cám ơn anh nhé! Khi biết được trương trình offline như zậy thì rất dễ dàng tìm tài liệu và hướng để mình trao dồi kinh nghiệm, kiến thức.
     

Chia sẻ trang này

Share