Cần tư vấn về thỏa thuận chi trả y tế!

Thảo luận trong 'LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH' bắt đầu bởi linhvpp, 11/9/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Công ty tôi có trường hợp NLĐ bị TNLĐ, lỗi xác định trong BB điều tra là do NLĐ từ T3/2008. Đến nay NLĐ đã đi làm trở lại và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 35%.


    T8/2008 NLĐ có trình hồ sơ thanh toán chi phí gồm:


    - Sổ y bạ có chỉ định tiêm thuốc A của bác sỹ (có đóng dấu vuông của bệnh viện) (dùng trong tháng 3)


    - Hóa đơn bán lẻ của loại thuốc A đó từ T3


    - Hóa đơn đỏ của loại thuốc A đó T8/2008


    Vì khi đem trình HĐ bán lẻ, số tiền lên đến 6 số 0 nên bên kế toán yêu cầu lấy HĐ đỏ. Đến T8/2008 mới có HĐ đỏ.


    Hiện nay, kế toán cty ko đồng ý thanh toán với lý do bên kế toán ko có mục nào để hạch toán khoản đó vào chi phí hợp lý, và có nhận đc trả lời hướng dẫn từ cấp trên là chi phí y tế đó là thỏa thuận giữa chủ Sử dụng LĐ và NLĐ, chứ ko theo Điều 107 bộ luật lao động "Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp".


    Mình nghĩ rằng ko có việc "thỏa thuận về chi phí y tế, mà DN phải chi trả toàn bộ. Có ai rành về vụ này, tư vấn cho mình với:


    - Có thỏa thuận chi trả chi phí y tế ko?


    - Thủ tục như trên đã đủ chưa?


    Trong trường hợp cty nhất quyết chỉ chi trả 1 phần chi phí y tế thì phải làm như thế nào để đảm bảo quyển lợi cho NLĐ
     
    Last edited by a moderator: 17/9/08
  2. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Chào bạn linhvvp,


    Không biết "hướng dẫn cấp trên" mà Công ty bạn nhận được là từ cơ quan nào????


    qQy định tại Điều 107 Bộ Luật Lao động thì người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi ngưòi lao dộng điều trị xong tai nạn lao động.


    Nếu Công ty không tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì phải trả cho người lao động khoản tiền tương ứng với mức quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động.


    Ngoài ra, nếu tai nạn xảy ra không do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 30 tháng lương nếu tỷ lệ mất sức lao động của người lao động từ 81% trở lên hoặc chết người .


    Trong trường hợp do lỗi của người lao động thì mức trợ cấp cho người lao động bị tai nạn ít nhất cũng bằng 12 tháng tiền lương


    Trường hợp này là tai nạn lao động nên không thuộc phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế. Đối với tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán các chi phí y tế và tiền lương cho những ngày nghỉ của người lao động từ lúc bắt đầu điều trị đến khi thương tật ổn định. Sau khi ổn định thương tật, người sử dụng lao động có trách nhiệm giới thiệu người lao động ra hội đồng giám định y khoa để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Nếu có tỷ lệ thương tật từ 5% trở lên thì người sử dụng lao động lập thủ tục để người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.


    Theo Điều 105, Điều 107 Bộ luật lao động, Điều 9 Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ (được sửa đổi tại Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ) thì người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.


    Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật. Đối với người bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm:


    - Kịp thời sơ cứu, cấp cứu tại chỗ người bị tai nạn lao động, sau đó phải chuyển ngay đến cơ sở y tế;


    - Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm nhiều người bị thương nặng thì phải giữ nguyên hiện trường nơi xảy ra tai nạn lao động và báo ngay với cơ quan Thanh tra Nhà nước về lao động và cơ quan Công an địa phương.


    Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.


    Như vậy, theo quy định của pháp luật, công ty phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho bạn. Ngoài ra, người lao động đó còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.


    Bạn có thể tham khảo thêm:


    THÔNG TƯ SỐ 19-LĐTBXH/TT VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG DO BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH


    Hoặc liên hệ với mình,mình sẽ cho bạn số điện thoại của Thầy Đức - nguyên Chánh Thanh tra Sở lao động thương binh Xã hội - TP HCM để xin tư vấn.
     
  3. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    cấp trên là Cục thuế, hay gì đó. Cảm ơn bạn rất nhiều.


    có 1 ý nữa mình muốn hỏi là: chứng từ như mình nói ở trên là đã đủ chưa, kế toán đang làm khó về chứng từ thanh toán (dấu tròn, dấu vuông, thời hạn của chứng từ). Xin nói thêm rằng thuốc dùng trong đơn của bsĩ và trên hóa là 1 loại thuốc kháng sinh khá đắt tiền của ngoại.


    Thanhks!
     
    Last edited by a moderator: 11/9/08
  4. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Quy định về nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp là rõ ràng (như đã nêu bài trước)


    Hướng dẫn của cơ quan Thuế cũng không thể trái luật.


    Thông thường thì nội dung này cũng được đưa vào Nội quy lao động trong chương An toàn lao động. Bạn nên kiểm tra xem Cq Thuế họ nói gì với Kế toán và Kế toán truyền tải thông tin có đúng tinh thần hướng dẫn không? (nếu cần thiết).


    Khoản chi trả cho chi phí y tế của người lao động bị tai nạn lao động được coi là khoản ưu tiên thanh toán. (Quy định rõ theo Điều 2 Nghị định số 94/2005/NĐ-CP ngày 15-7-2005 của Chính phủ về giải quyết quyền lợi của người lao động ở DN và HTX bị phá sản và Luật phá sản doanh nghiệp)


    Nội dung chi trả bao gồm:


    Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trả các khoản chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người bị tai nạn lao động, cụ thể : tiền khám, chữa trị, tiền viện phí bồi dưỡng bệnh lý (nếu có). (NĐ 12 CP ngày 26/01/1995). (TT 06 LĐTBXH ngày 04/04/1995)


    Nguồn chi trả: 3 - Chi phí bồi thường, trợ cấp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp được tính vào kinh phí thường xuyên của cơ quan. Đối với hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm chi bồi thường, trợ cấp.


    ( THÔNG TƯ Số: 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 4 năm 2003 Hứơng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)


    Một số công ty có quy định riêng về lập và sử dụng quỹ này. Bạn cũng nên bổ sung trong chính sách doanh nghiệp.


    Vấn đề còn lại là thủ tục thanh toán như thế nào:


    - Nếu chi phí điều trị (kể cả thuốc đắt tiền) mà bệnh viện đã xác nhận là cần dùng thuốc đó thì doanh nghiệp cũng phải thanh toán thôi. Vì điều này Công ty không xây dựng chính sách trước, không giới hạn các loại chi phí chi trả trên cơ sở phù hợp pháp luật nên không thể đưa ra một "luật" sau khi sự việc đã xảy ra để áp dụng cho cái xảy ra trước. Bạn nên trao đổi với Ban giám đốc về tư tưởng để có chỉ đạo cho cho Kế toán thì hơn.


    - Về chứng từ: Việc thanh toán phải theo nguyên tắc kế toán nên kế toán yêu cầu chứng từ phải hợp lệ theo quy định là đúng (hóa đơn, con dấu..). Người lao động đó cần có hóa đơn tài chính của bệnh viện.


    Theo mình được biết, Hóa đơn VAT có giá trị khấu trừ thuế trong vòng thời hạn 03 tháng. Sau thời hạn đó thì chi phí đó chỉ được tính vào chi phí hợp lý. Còn có thanh toán hay không do quyết định của Sir (trường hợp này vẫn phải chi vì luật bắt buộc). (Xem TT32-2007/TT-BTC).


    Nếu cần chi tiết về nghiệp vụ hơn, bạn nên sang diễn đàn giaiphapexcell.com hoặc webketoan.com để trao đổi thêm vì mình không chuyên về lĩnh vực này.


    Lưu ý: Kế toán có thể căn cứ vào việc không trùng hợp thời hạn điều trị và lấy hóa đơn là làm khó dễ. Bạn nên trao đổi với Bộ phận Kế toán xem họ vướng mắc ở đâu.


    Rất cần 3 bên: Nhân sự + BGĐ + Kế toán cùng trao đổi với nhau về quan điểm giải quyết. Nếu không sẽ còn kéo dài lâu, bạn không giải quyết được. Bạn có vai trò rất quan trọng để giúp Công ty đúng luật, tạo được sự ủng hộ của các nhân viên, chia sẻ được vướng mắc cho kế toán và tạo tiền lệ tốt trong Công ty..


    Kinh nghiệm của mình là muốn tránh các phát sinh rắc rối và tranh chấp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nên coi trọng việc xây dựng các chính sách, sổ tay, hướng dẫn, quy trình, thủ tục thật đầy đủ và phổ biến để dự phòng.


    Chúc thành công.
     
  5. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Cảm ơn vì bài viết rất chi tiết của bạn. Công ty mình cũng đã xây dựng các chính sách, quy định thủ tục mình thấy khá đầy đủ, tính theo mấy năm trước. Hiện tại chắc phải cập nhật nhiều. Còn về BHXH+YT, các chế độ khác đối với người lao động, Công ty thực hiện rất nghiêm túc và đầy đủ.


    Mình cũng mới được tiếp cận với mảng công bên nhân sự nên cũng hơi khó để điều chỉnh bổ sung thêm các quy định cũ. Hy vọng cùng với thực tiễn và sự trợ giúp của các bạn trên CPO (như bạn Phượng Hoàng chẳng hạn) công việc sẽ được chu đáo hơn.

    Trong Nội qui Lao động đương nhiên có mục An toàn, song nó chỉ là qui định nhằm mục đích làm sao giữ được an toàn cho NLĐ.


    Mình nghĩ Luật LĐ đã quy định ""Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp".


    Vậy thì có thể xây dựng một "chính sách để giới hạn các loại chi phí trả trên cơ sở phù hợp với pháp luật ko"


    Tất nhiên NLĐ bị TN là người thiệt thòi đầu tiên, nhưng cũng ko thiếu gì những trường hợp NLĐ làm "giả chứng từ". Quan điểm của mình là bênh vực quyền lợi cho NLĐ theo đúng Luật, Còn DN có công cụ để chủ động ra QĐ, sao cho hợp lý nhất (tránh việc ra QĐ sai luật mà ko nhận được sự tư vấn).


    Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn.


    Cảm ơn bạn Phoenix nhiều!
     
    Last edited by a moderator: 12/9/08
  6. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Luật là văn bản pháp quy nhưng điều chỉnh mang tính vĩ mô. Còn để tổ chức thực hiện lại phải có hệ thống văn bản dưới luật. Vì vậy, không tránh khỏi trường hợp có những nội dung văn bản dưới luật không quy định rõ ràng. Dẫn đến, khi áp dụng thì gặp mắc mớ.


    Trường hợp như mình nói trên là Công ty có thể đưa ra quy định là Công ty sẽ thanh toán chi phí toàn bộ (theo luật) nhưng có thể giới hạn. Ví dụ:


    - Chi phí phòng điều trị là phòng bệnh thông thường theo sắp xếp của bệnh viên, không phải là phòng đặc biệt do cá nhân hoặc gia đình người bị tai nạn yêu cầu thêm.


    - Loại thuốc mà người lao động sử dụng phải được bác sỹ xác nhận là duy nhất đặc trị không thể thay thế bằng thuốc khác thông thường. (Bác sỹ chịu trách nhiệm về việc lành bệnh của bệnh nhân mà)


    - Thời hạngiải quyết thanh toán, chi trả. (trừ trường hợp BKK)


    .....


    Nhưng yêu cầu này hoàn toàn không có gì phạm luật. Miễn sao xây dựng cho nó hợp lý chứ đừng khắt khe, làm khó quá với người lao động. Đối với chi trả BHXH cho TNLD, người ta cũng giới hạn số tiền thanh toán chi phí không quá 06 tháng lương.


    Có hướng dẫn càng cụ thể thì càng đỡ mệt hơn thôi. Nếu không có lý khó mà nói chuyện. Sau đó mới đến chuyện hợp tình. Người ta bảo "thấu lý, đạt tình" mà :p
     
  7. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Vậy mình khỏi lo "chưa hoàn thành nhiệm vụ" với công ty rồi.
     
  8. sonhr

    sonhr New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Minh xin hoi ban la truong hop nguoi lao dong bi tai nan co trong qua trinh lam viec khong, hay khi lam cong viec khac do nguoi SDLD yeu cau, hoac tren duong di lam ve. Ma minh thay day la loi do nguoi lao dong gay ra day chu. The thi phai xem xet lai nguyen nhan gay tai nan roi moi ket luan chinh thuc duoc.
     
  9. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Cảm ơn đã quan tâm đến topic của mình.


    Tai nạn trong khi làm việc tại công ty, trong giờ làm việc mà công ty sắp xếp.


    Lỗi do NLĐ "mất tập trung" bạn ạ.
     
  10. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Chào các anh chị,


    Tôi xin được phép chia sẻ về vấn đề này như sau :


    Thứ nhất, Dữ kiện nêu rõ là "Công ty tôi có trường hợp NLĐ bị TNLĐ, lỗi xác định trong BB điều tra là do NLĐ", vì vậy, nhất thiết phải tuân thủ theo Điều 107 của Bộ Lao động. Đối với nhiều công ty, những chi phí này thường được chuyển sang một công ty bảo hiểm nào đó (Workmen Compensation) để chia sẻ thiệt hại.


    Thứ hai, Bệnh án là T3/2008 nhưng hóa đơn là T8/2008. Về mặt nguyên tắc là không chấp nhận, tuy nhiên, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa công ty với công ty bảo hiểm và thỏa thuận / hợp đồng bảo hiểm giữa hai bên, preminium bảo hiểm, hóa đơn này vẫn có thể được công ty bảo hiểm thanh toán


    Thứ ba, hồ sơ yêu cầu bảo hiểm bồi thường, ngoài 3 mục đã nêu cần phải bổ sung thêm "Biên bản tai nạn lao động" có xác nhận của Đoàn điều tra tai nạn và Thủ trưởng đơn vị


    HAWES
     
  11. hongnam

    hongnam New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/08
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Việc chi trả các khoản y tế cho NLD bị TNLD là trách nhiêm của người sử dụng lao động. Tuy nhiên khoản này không được tính vào chi phí. Người sử dụng lao động phải mua bảo hiểm cho NLD, khi đó cơ quan BH sẽ bồi thường cho NLD, khi số tiền vượt quá số bồi thường của CQBH thì Người sử dụng lao động bù đắp bằng các nguồn khác (từ lợi nhận sau thuế). Nếu lỗi do NLD thì NLD chỉ được trợ cấp chứ không được NSDLD bồi thường (Bạn có thể xem Thông tư số 10/2003 ngày 18/04/2003 của Bộ LDTBXH hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với NLD bị TNLD, bệnh nghề nghiệp.
     
  12. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Cảm ơn hongnam.


    Mình chưa hiểu bạn nói "NSD lao động phải mua bảo hiểm cho NLD" là loại bảo hiểm gì, và có được quy định ở đâu ko. Công ty mình tham gia đầy đủ BHXH+YT cho NLD. Và còn mua thêm BH Tai nạn con người. Với trường hợp này, bên CQBH cũng đã bồi thường 1 khoản, song đó là bồi thường "thiệt hại con người", không liên quan gì đến chi phí y tế cả.


    Ở đây mình chỉ hỏi vể chi phí y tế thôi, còn tiền trợ cấp theo TT số 10/2003, mình đã biết rồi.


    @hawes: Biên bản điều tra TNLD cũng có đầy đủ rồi bạn ạ. Thanks


    Cả hongnam và Hawes đều nhắc tới việc mua BH cho NLD để "chia sẻ thiệt hại".


    Các bạn có thể nói rõ hơn về vấn đề này được ko?
     
    Last edited by a moderator: 18/9/08
  13. hongnam

    hongnam New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/08
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bảo hiểm kết hợp con người là lọai bảo hiểm không bắt buộc nhưng ở những đơn vị có nguy cơ cao về TNLD cần phải mua để chia sẻ rủi ro khi có TNLD. Bạn chỉ bỏ ra một ít tiền mua BH theo kế hoạch nhưng bạn sẽ không phải chi trả số tiền lớn khi xảy ra TN. Tất nhiên, khoản bồi thường của CQBH hoặc của đơn vị thì cũng chỉ ở mức độ chi phí y tế cần thiết bình thường, chứ không thể bồi thường tất cả. Còn điều trị ở mức cao hơn hoặc theo yêu cầu người bệnh là do NLD và gia đình chọn. Khoản này không thể được bồi thường (Trừ trường hợp có sự thỏa thuận của NSDLD). Ngoài ra, mức bồi thường của CQBH còn phụ thuộc vào mệnh giá BH mà bạn mua cho NLD. Nghị định 24/CP cho phép chi phí mua BH KH CN được hạch toán để trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Còn Bảo hiểm nhân thọ thì không được.


    Chúc bạn thành công.
     
  14. kinhcan

    kinhcan Guest

    Xin hỏi anh, hướng dẫn của cấp trên là cấp nào, có văn bản cụ thể không?


    Nguyen Binh An [an.nguyen@nlvlaw.com]
     
  15. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    KC à em có đọc chủ đề này ko vậy. bài reply này em post lên đây làm gì. chị thấy em hơi vô duyên rồi đấy.


    Hic ko biết có phải gọi mình là anh ko
     
    Last edited by a moderator: 18/9/08
  16. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội

    Cảm ơn bạn, mình sẽ tìm hiểu về hình thức bảo hiểm này.



    Công ty mình ko phải "đơn vị có nguy cơ cao về TNLD"



    Nếu bạn có những thông tin chi tiết gì về loại BH này thì send cho mình nhé/up lên dd (để lấy căn cứ thuyết phục công ty chi tiền"
     
  17. hongnam

    hongnam New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/08
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
  18. kinhcan

    kinhcan Guest

    Bạn xem Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH ngay 18/4/2003


    Mai Thuy Vu
     
  19. Nguyen Duy Kym

    Nguyen Duy Kym Member

    Tham gia ngày:
    18/9/08
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chào Ms Linh


    Theo tôi, các bạn nên tham khảo một loại hình BH 24/24 là tốt nhất. Hiện có các dạng PA chỉ dành cho accident và Health care dành cho cả trường hợp ốm đau


    Hiện tại, hầu như các DN nước ngoài hoạt động tại VN đều tham gia BH 24/24 đề hạn chế rủi ro và là 1 phần nhằm cạnh tranh và tạo thế mạnh về chế độ chính sách với các Công ty Local vốn không chú trọng về các vấn đề BH.


    Hiện có Bảo Minh và Bảo Việt là 2 DN được phép hoạt động về BHTN 24/24, nhưng nếu có thể liên hệ các Công ty như AON thì sẽ mua được với giá rẻ hơn, và họ sẽ tạo ra các option có lợi nhất, tư vấn cho DN. Họ cũng sẽ liên hệ lại với Bảo Minh và Bảo Việt, vì họ hiện chưa được phép hoạt động về BHTN mà chỉ là đạng Service của các Công ty Bảo hiểm, lấy HĐ sau đó bán lại cho các Công ty BH, nhưng họ cũng hỗ trợ DN triển khai và tiến hành theo dõi các claim form


    Khi có tai nạn , các Công ty này làm việc rất nhanh chóng, họ cũng hỗ trợ DN thẩm định và giúp điều tra nhằm có được kết luận chính xác, cũng như các chế độ tốt nhất, với chi phí tương đối.


    Các bạn có thể liên hệ với nhân viên các Công ty Bảo Minh, Bảo Việt hay AON để tham khảo hình thức này


    Mình không phải là nhân viên của các Công ty trên để quảng cáo, chỉ là đưa ra thêm cho các bạn tham khảo


    Best regards


    NDK
     
    Last edited by a moderator: 19/9/08
  20. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Hình như các bạn đang lẫn giữa hai nội dung:


    - Trách nhiệm chi trả chi phí y tế do TNLĐ


    - Bồi thường thiệt hại do TNLĐ


    Khoản tiền bồi thường thì theo nội dung BHYT bắt buộc. Ngoài ra doanh nghiệp có thể mua thêm bảo hiểm cho người lao động như một chế độ đãi ngộ lao động (hoặc với đơn vị chưa thành lập doanh nghiêp như hình thức Dự án..)


    Khoản chi phí y tế là khoản doanh nghiệp phải chi trả (không ai trả thay hộ được kể cả đơn vị bảo hiểm)


    Các thủ tục theo vậy cũng sẽ khác nhau.
     

Chia sẻ trang này

Share