Cần tư vấn : Xác định tại nạn lao động

Thảo luận trong 'LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH' bắt đầu bởi gialong64, 18/11/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. gialong64

    gialong64 Member

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Hà nội
    Chào các bạn.


    Mình cần các bạn tư vấn cho một việc thế này: Có 2 công nhân trên đường đến nhà máy làm việc (đi bằng xe máy) bị tai nạn giao thông phải vào bệnh viện cấp cứu và điều trị. Tuyến đường đi đã xác định được là đúng lộ trình (từ nhà đến nơi làm việc).


    Vậy tai nạn trên có phải là tai nạn lao động hay không? Văn bản nào hướng dẫn? Trình tự, thủ tục xác lập hồ sơ? Hai công nhân trong vụ tại trên được hưởng những chế độ gì? Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với họ?


    Nhờ trợ giúp. Xin cám ơn!
     
    Last edited by a moderator: 19/11/08
  2. dungvtc

    dungvtc New Member

    Tham gia ngày:
    14/11/08
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Căn cứ công văn số 267/LĐTBXH-BHXH ngày 27.1.2005 của Bộ LĐTBXH về chế độ chính sách đối với người bị tai nạn LĐ thì: Trường hợp người LĐ của doanh nghiệp bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc được coi là tai nạn LĐ. Như vậy trường hợp trên được coi là tai nạn LĐ.


    Theo quy định tại điều 16 điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP, ngày 26.1.1995 thì Cty có trách nhiệm trả các khoản chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người bị tai nạn. Ngoài ra, Cty còn phải chi trả tiền trợ cấp cho người bị tai nạn LĐ theo hướng dẫn tại thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH, ngày 18.4.2003.
     
  3. anhnguyet_hro

    anhnguyet_hro Active Member

    Tham gia ngày:
    21/4/08
    Bài viết:
    1,956
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36


    Nếu 2 công nhân của bạn tham gia BHXH theo Luật BHXH thì giải quyết theo Luật BHXH


    A. ĐIỀU KIỆN HƯỞNG:


    Luật BHXH: Điều 39. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động


    Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:


    1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:


    a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;


    b-) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;


    c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;


    2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.


    Có thể xem hướng dẫn chi tiết hơn về Điều này tại Điều 19 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và Mục III - Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007


    B. MỨC HƯỞNG:


    Xem link: http://www.bhxhhcm.org.vn/Page.aspx?PageId=107


    hoặc xem chi tiết ở Mục III - CHẾ ĐỘ TNLĐ, BNN tại Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006


    C. HỒ SƠ HƯỞNG:


    Xem Luật BHXH


    Điều 114. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động


    1. Sổ bảo hiểm xã hội.


    2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông.


    3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.


    4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.


    5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.


    Cụ thể về hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ bạn xem CHƯƠNG III: HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT HƯỞNG CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP, HƯU TRÍ, TỬ TUẤT tại Quyết định 815/QĐ-BHXH ngày 6/6/2007 của BHXH Việt Nam Về việc ban hành Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc


    D. TRÁCH NHIỆM CỦA NSDLĐ được quy định tại Điều 23 Quyết định 815/QĐ-BHXH ngày 6/6/2007


    Các văn bản này bạn có thể down tại link: http://www.hrlink.vn/diendan/index.php?showtopic=253
     
  4. anhnguyet_hro

    anhnguyet_hro Active Member

    Tham gia ngày:
    21/4/08
    Bài viết:
    1,956
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Hai văn bản được đề cập tới các bạn có thể xem ở file đính kèm:


    1. Công văn Số: 267/LĐTBXH-BHXH ngày 27/01/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trả lời Công ty Da giày (Sở Công nghiệp Hải Phòng) V/v: Giải đáp về chế độ đối với người bị tai nạn lao động;


    2. THÔNG TƯ số 10/2003/TT-BLĐTBXH, ngày 18/4/2003 Về việc Hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    TT10_2003_BLDTBXH.rar

    267_L__TBXH_BHXH.rar
     

    Các file đính kèm:

  5. anhnguyet_hro

    anhnguyet_hro Active Member

    Tham gia ngày:
    21/4/08
    Bài viết:
    1,956
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36


    Bạn xem thêm Chương IX: AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG tại Bộ Luật lao động (đã được sửa đổi, bổ sung) theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02–4–2002, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 12–4–2002, có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2003(*), các điều: 105, 107và 108


    Điều 105


    Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.


    Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.


    Điều 107(*)


    1– Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động; nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.


    2– Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội.(Hiện tại là Luật BHXH)


    3– Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trong trường hợp do lỗi của người lao động, thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất cũng bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).


    Chính phủ quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động và mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 81%.


    Điều 108


    Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật.


    Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.


    Các văn bản Bộ Luật lao động có thể tham khảo tại link: http://www.hrviet.vn/forum/showthread.php?t=74


    Hoặc file đính kèm!

    BLLD.rar
     

    Các file đính kèm:

  6. lam_urenco

    lam_urenco Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    18/10/08
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Các quy định và văn bản hướng dẫn anhnguyet_hro đã gửi cho bạn đầy đủ rồi.


    Kinh nghiệm thực tế giải quyết TNLĐ bạn cần lưu ý những giấy tờ sau hay bị mắc khi cơ quan BHXH giải quyết chi trả trợ cấp TNLĐ:


    - Biên bản TNGT của cảnh sát giao thông lập tại thời điểm xảy ra tai nạn


    - Quy định thời gian làm việc, bảng phân công (lịch bố trí làm việc đối với cá nhân)
     
  7. gialong64

    gialong64 Member

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Hà nội
    Xin cảm ơn các bạn đã tư vấn, trợ giúp. Mình cũng muốn các bạn tư vấn giúp thêm là trong trường hợp trên, người bị tai nạn khi được cấp cứu đã thông báo bằng điện thoại với người phụ trách trực tiếp (trưởng ca) và sau đó 1 ngày đã khai báo bằng văn bản. Nhưng cho đến thời điểm này (1 tuần sau khi xảy ra tai nạn) người sử dụng lao động vẫn chưa có động thái gì (lập biên bản, lấy lời khai..) để xác lập hồ sơ, thì người lao động bị tai nạn cần phải làm gì tiếp theo để tự bảo vệ lợi ích của mình theo pháp luật hiện hành.


    Xin cảm ơn!
     
    Last edited by a moderator: 24/11/08
  8. lam_urenco

    lam_urenco Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    18/10/08
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bạn cần chắc chắn là đã có biên bản TNGT do cảnh sát giao thông lập hay chưa làm căn cứ để giải quyết chế độ. Nếu chưa có bạn sẽ không có cơ sở để xem xét giải quyết chế độ.


    Các thủ tục khác đơn vị quản lý có trách nhiệm làm cho bạn.


    Bạn có thể nhờ tổ chức công đoàn can thiệp. Trường hợp xác định đúng là TNLĐ trên đường đi làm về nếu không được giải quyết chế độ bạn có thể khởi kiện ra tòa án lao động để giải quyết buộc người sử dụng lao động phải bồi thường.
     
    Last edited by a moderator: 24/11/08

Chia sẻ trang này

Share