Chế độ thôi việc đối với viên chức?

Thảo luận trong 'TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG' bắt đầu bởi secret, 4/3/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. secret

    secret New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/09
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi đang công tác ở một trường ĐH diện biên chế (thời gian công tác khoảng hơn 20 năm). Nay tôi cùng gia đình xuất cảnh định cư. Tôi đã nộp đơn xin nghỉ việc ở cơ quan nhưng hiệu trưởng trường không chấp nhận trợ cấp thôi việc.


    Xin vui lòng cho biết hiệu trưởng làm vậy có đúng pháp luật không? Tôi phải làm gì để bảo đảm quyền lợi công chức?


    franguyen1960
     
  2. secret

    secret New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/09
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Điều 41 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ (về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 121/2006/NĐ-CP quy định:


    “1. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện một trong các trường hợp sau:


    a) Viên chức có nguyện vọng chấm dứt hợp đồng làm việc;


    2. Viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định số: 116/2003/NĐ-CP phải gửi đơn đề nghị trước 30 ngày cho người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng làm việc, người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức xem xét, ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc.


    4. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định Số: 116/2003/NĐ-CP, người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức phải tiến hành các thủ tục cần thiết liên quan đến quyền lợi của người chấm dứt hợp đồng làm việc như: chuyển giao hồ sơ, lý lịch, giấy thôi trả lương, xác nhận bảo hiểm xã hội, giải quyết chế độ thôi việc và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật; sau đó báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức để theo dõi, kiểm tra".


    Theo Điều 3 Nghị định Số: 54/2005/NĐ-CP (về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức), nguyên tắc thực hiện chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo như sau: Cơ quan, đơn vị khi thực hiện chế độ thôi việc đối với công chức, viên chức phải bảo đảm các nguyên tắc sau: giải quyết nguyện vọng thôi việc của công chức, viên chức đúng quy định của pháp luật.


    Điều 5 Nghị định Số: 54/2005/NĐ-CP quy định: trường hợp công chức, viên chức được hưởng chế độ thôi việc: Viên chức được hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau: Viên chức tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003 có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.


    Điều 6 Nghị định Số: 54/2005/NĐ-CP quy định: trường hợp công chức, viên chức không được hưởng chế độ thôi việc:


    1. Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hình thức buộc thôi việc.


    2. Công chức, viên chức tự ý bỏ việc hoặc xin thôi việc mà chưa được sự đồng ý của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.


    3. Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.


    Về mức trợ cấp thôi việc:


    Theo Điều 8 Nghị định Số: 54/2005/NĐ-CP, công chức, viên chức thôi việc theo quy định tại Nghị định này thì cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng (là mức lương theo ngạch, bậc) và các khoản phụ cấp hiện hưởng (nếu có gồm các khoản phụ cấp được đóng bảo hiểm xã hội) do nhà nước quy định; trường hợp thấp nhất cũng được hưởng bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng và các khoản phụ cấp hiện hưởng (nếu có) do nhà nước quy định.


    Ngoài ra Điều 11 Nghị định số 54/2005/NĐ-CP còn quy định: Công chức, viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 của Nghị định Số: 54/2005/NĐ-CP quy định, được hưởng trợ cấp xã hội, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.


    Chiếu theo các quy định pháp luật nêu trên, việc hiệu trưởng trường bạn không chấp nhận giải quyết chế độ thôi việc cho bạn là trái quy định của pháp luật.


    Căn cứ Điều 41 Nghị định 116/2003/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 121/2006/ NĐ-CP, để đảm bảo quyền lợi cho bạn theo đúng quy định của pháp luật, trước tiên bạn phải gởi đơn tự nguyện xin thôi việc trước 30 ngày cho hiệu trưởng. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn của bạn thì hiệu trưởng phải xem xét, ra quyết định cho bạn được thôi việc. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định cho bạn thôi việc, hiệu trưởng phải giải quyết chế độ thôi việc cho bạn theo đúng quy định tại Điều 5, Điều 8 Nghị định số 54/2005/NĐ-CP.


    Trường hợp hiệu trưởng không giải quyết chế độ thôi việc cho bạn theo đúng quy định pháp luật nêu trên, trên cơ sở Điều 12 Pháp lệnh Cán Bộ, Công Chức, khoản 8 Điều 51 Nghị định số: 116/2003/ NĐ-CP, bạn có quyền làm đơn khiếu nại về hành vi hành chính của hiệu trưởng yêu cầu hiệu trưởng giải quyết chế độ thôi việc cho bạn theo đúng quy định quy định của pháp luật


    Trường hợp hiệu trưởng ra Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà không đồng ý theo yêu cầu của bạn hoặc quá 30 ngày hoặc 45 ngày (đối với vụ việc phức tạp) kể từ ngày thụ lý đơn mà hiệu trưởng không giải quyết đơn khiếu nại của bạn, căn cứ Điều 36, Điều 39 Luật Khiếu nại Tố cáo, Điều 47, Điều 52 Nghị định số: 116/2003/ NĐ-CP, bạn có quyền làm đơn khiếu nại tiếp gửi Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp trường ĐH bạn đang công tác (Bộ trưởng Bộ chủ quản trường ĐH bạn đang công tác) để yêu cầu giải quyết đơn khiếu nại về chế độ thôi việc cho bạn theo đúng quy định quy định của pháp luật nêu trên.


    Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP


    (Văn phòng luật sư Gia Thành)
     

Chia sẻ trang này

Share