CON ĐƯỜNG NGẮN NHẤT ĐỂ VƯỢT LÊN TRÊN NGƯỜI KHÁC

Thảo luận trong 'ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN' bắt đầu bởi hdiep2888, 12/1/15.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hdiep2888

    hdiep2888 Moderator

    Tham gia ngày:
    8/4/14
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    6
    Người sáng lập ra công ty Bản Cấp (Trung Quốc), cũng đồng thời là chủ tịch quản trị của công ty Đông Bảo, ngài Solinita đã từng nói rằng: “Xây dựng và có được sự tín nhiệm của người khác, đó là phương pháp để bạn vượt lên trên người khác.

    “Dù cho bạn là người có những kỹ năng rất giỏi, hoặc là người có năng lực, nhưng nếu bạn không được sự tín nhiệm thì thành công của bạn sẽ rất mờ mịt. Một người tuy rât có năng lực, nhưng nếu không được cấp trên tin dùng thì họ sẽ khong bao giờ được trọng dụng”.

    1. Hãy tìm hiểu thật rõ mưc độ tín nhiệm của cấp trên đối với mình.
    Nếu muốn có được sự tín nhiệm của cấp trên, điều đầu tiên bạn cần phải làm, đó là tìm hiểu rõ hiện giờ mức độ tín nhiệm của họ đối với mình như thế nào? Vậy làm cách nào để biết được điều đó?

    Trương Cường là một nhân viên công tác trong một nhà máy hoá chất đã mười mấy năm, 4 năm trước anh được điều về phòng hóa nghiệm. Trưởng phòng hóa nghiệm là anh Hồ, một người bằng tuổi với anh Cường, hai người thường xuyên đánh bài với nhau, mối quan hệ giữa họ khá tốt. Trương Cường nghĩ rằng trưởng phòng Hồ rất hiểu mình, khá tín nhiệm mình.

    Nhưng trong đợt tăng lương vào tháng 7 năm 2011 của nhà máy, Trươg Cường mới phát hiện ra rằng mức lương được tăng của mình bằng hoặc ít hơn các đồng sự khác. Anh cảm thấy rất ngạc nhiên vì điều đó. Anh bắt đầu hoài nghi về sự tín nhiệm của trưởng phòng Hồ đối với mình.

    Một ngày cuối tuần, anh đã mời trưởng phòng Hồ đến một quán Bar nói chuyện. Hôm đó, Trương Cường đã khéo léo nhắc đến những kiến nghị trước kia của mình giúp cho phòng hoạt động có hiệu quả hơn, nhưng ai ngờ trưởng phòng Hồ chẳng nhớ gì cả.

    “Hóa ra tưởng rằng cứ có quan hệ tốt đẹp với cấp trên là sẽ có được sự tín nhiệm của họ. Thật ra đó là một cách nghĩ thật ngây thơ.” Trương Cường đã nói vậy như vừa bừng tỉnh từ trong mơ sau buổi gặp hôm đó.

    Franklin đã từng nói rằng: “Nếu như bạn muốn biết giá trị của đồng tiền, bạn chỉ cần mượn tiền người khác là sẽ biết ngay”. Tương tự như vậy bạn muốn biết mức độ tin tưởng của cấp trên đối với mình, bạn hãy thử thuyết phục cấp trên xem.

    Không biết chừng vẻ mặt đang tươi cười của cấp trên đột nhiên trở nên trầm xuống, lộ ra một vẻ “không thể tin những gì anh ta nói” được, chúng ta hãy nhân cơ hội này để nổ lực hơn nữa, nhằm thể hiện mình, dần dần có được sự tín nhiệm của họ.

    Có thể cấp trên đã tin tưởng bạn, nhưng bạn hãy cố gắng hơn nữa để trở thành một trợ thủ đắc lực của họ. Bạn hãy nhớ cho kỹ rằng: “Bạn đừng nên tự vui mừng, nghĩ rằng mình đã thành công. Thật ra sự nghiệp của bạn vừa mới bắt đầu, bạn chẳng qua cũng chỉ vừa mới tìm được vị trí của mình mà thôi, những việc bạn cần làm nhiều lắm.”.

    2. Bạn hãy học cách yêu quý nghề nghiệp

    Hãy nhận thức chính xác về công việc của bạn, bạn phải biết rằng không phải bạn làm việc cho ai mà công việc làm cho cuộc sống của bạn có ý nghĩa hơn, hiện thực hóa được những giá trị trong cuộc sống của bạn.

    Động cơ để yêu quý nghề nghiệp không nằm ngoài 2 động cơ sau: Thứ nhất, đó là để nâng cao năng lực nghiệp vụ của mình, có sự phát triển trong tương lai; thứ hai, đó là được lòng cấp trên, được họ tin cậy. Đương nhiên họ cần phải có một đội ngũ cấp dưới biết yêu quý nghề nghiệp và lao động chăm chỉ, làm việc hêt mình cho cấp trên.

    Để yêu quý nghề nghiệp cần:

    - Phải có lòng kiên trì đối với công việc.

    Có rất nhiều người muốn tạo dựng cho mình một sự nghiệp, khi mà hứng thú thì lửa nhiệt tình lên rất cao, nhưng khi hứng thú đã qua, mọi chuỵên lại xẹp xuống, hoặc có những người không chuyên tâm, không có sự kiên trì, nhẫn nại. Trong con mắt của cấp trên, những cấp dưới như vậy sẽ không đáng tin cậy, đương nhiên họ cũng không được trọng dụng.

    - Làm việc chăm chỉ và phải khéo léo

    Có những người làm việc rất chăm chỉ, vất vả, nhưng cả đời bận rộn mà họ chẳng làm nên thành công gì. Họ không những không được đề bạt mà nhiều khi còn để lại ấn tượng là một anh chàng “ngốc” trong mắt của cấp trên và đồng sự, thật là đáng tiếc. làm việc chăm chỉ đó là điều mà cấp trên muốn thấy, nhưng cấp trên sẽ thích những nhân viên làm việc khéo léo và có hiệu quả cao hơn. Bạn thử nghĩ xem cũng một nhiệm vụ, gao cho cấp dưới A cần phải một tháng mới hoàn thành, nhưng khi giao cho cấp dưới B thì chỉ cần có 2 tuần đã xong. Chính vì vậy, khi dùng người, người mà cấp trên nghĩ đến đầu tiên, đó là B, chứ không phải là A. Cho nên chúng ta không nên làm việc quá phí sức, hãy biết động não, nghĩ phương pháp đêr nâng cao hiệu suất công việc.

    Có rất nhiều người luôn chăm chỉ, vùi đầu vào công việc, nhưng lại có những người không biết yêu quý nghề nghiệp, họ cho rằng mình có làm việc chăm chỉ cũng sẽ chẳng đạt được thành công gì. Đây là một cách nghĩ hoàn toàn sai lầm. Những ngườ có nghị lực, có lòng tin vào sự nghiệp, chắc chắn họ sẽ tiếp tục cố gắng trên cương vị của mình, từ đó họ sẽ có được thành công.

    - Hãy chăm chỉ báo cáo

    Một trong những cách giúp cấp trên coi trọng bạn, đó là hãy thường xuyên báo cáo công việc, thường xuyên liên hệ với cấp trên, để họ hiểu được thành tích công tác của bạn. lãnh đạo sẽ càng ủng hộ bạn, trọng dụng bạn hơn, đây là điều hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển sau này. Có những người làm việc rất chăm chỉ, nhưng đói với những cấp trên phải theo dõi nhiều bộ phận khác nhau, họ là người rất hay quên. Có những lúc cấp trên không vui, họ có thể nói với một nhân viên rằng: “Tôi thật sự không hiểu anh đang làm gì?”.

    Những người làm việc chăm chỉ, nhưnng lại coi thường việc báo cáo, thường sẽ không được cấp trên đánh giá tốt.

    Nếu như một người không nói gì, nưgời khác sẽ không thể hiểu nỗi anh ta. Cuộc sống hịên đại biến đổi hết sức nhanh chóng, cách nghĩ và cảm giác của mỗi người cũng khác nhau. Nếu muốn để cấp trên hiểu bạn, bạn cần phải nắm lấy cơ hội để thể hịên nguyên vọng, cách nghĩ của mình.

    Thông thường, bất kỳ một người quản lý nào cũng sẽ coi trọng việc cấp trên có tin tưởng anh ta không và thứ hai đó là việc cấp dưới có tôn trọng anh ta không. Nếu là cấp trên, việc bạn phán đoán cấp dưới có tôn trọng mình hay không là một nhân tố hết sức quan trọng. Một trong những việc để đánh giá điều đó, đó là cấp dưới có hay thường xuyên báo cáo và xin phép không.

    Trong lúc làm việc cấp trên và cấp dưới rất dễ nảy sinhh mâu thuẫn, bởi một mặt cấp dưới rất muốn độc lập giải quyết công việc của mình mà không phải chịu sự chỉ đạo, mặt khác cấp trên lại luôn không yên tâm về công việc của cấp dưới. vậy ai là chủ thể của mâu thuẫn này? Để biết được điều đó, chúng ta cần phải xác định giữ cấp trên và cấp dưới, cấp trên luôn giữ vị trí chủ đạo. Lý do rất đơn giản, bởi vì cấp trên có thể chỉ đạo, quyết định và thay đổi nội dung, phạm vi công việc của cấp dưới, thậm chí là cả chức trách của họ. Có một câu nói rằng: ở một mức độ nào đó, vận mệnh của cấp dưới nằm hoàn toàn trong vòng tay của cấp trên. Trong tình hình này để giải quyết những mâu thuẫn trên, cấp dưới thường phải chấp nhận ý kiến của cấp trên, chỉ có cách thường xuyên báo cáo với cấp trên. Thì điều đó có nghĩa là: dù bạn có kinh nghiệm đến đâu, có năng lực tốt đến thế nào, chỉ cần bạn là cấp dưới, bạn phải làm việc dưới sự ủng hộ và cho phép của cấp trên. Nếu như không có sự cho phép và ủng hộ đó, bạn sẽ không thể làm việc nổi, chưa nói đến việc tạo nên thành tích gì.

    Là cấp dưới, bạn phải kịp thời báo cáo lên cấp trên tiến trình công việc. đó là công việc đang được tiến hành hay công việc kéo dài hơn hoặc kết thúc sớm hơn so với dự kiến.

    - Hãy nói rõ lý do về sự vắng mặt của bạn

    Khi bạn đi công chuỵên ở ngoài và phải rời khỏi văn phòng, bạn cần phải nói rõ với đồng sự vầ cấp trên của mình, bất kỳ là ở tình huống nào, bạn cần phải hết sức cẩn thận. Nếu không nó không những bất lợi cho bạn, mà còn làm cho cấp trên của bạn khó chịu. chẳng hạn, trong cuộc họp của hội đồng quản trị, cấp trên gọi điện từ phòng họp và nói với giám đốc Vương rằng: “Gọi tiểu Tôn đến phòng họp ngay”. Nhưng trong lúc quan trọng này giám đốc lại không biết Tiểu Tôn đi đâu. Có thể giám đốc sẽ tự nhủ rằng: “Liệu gọi người khác có được không?”

    “Anh ta đi đâu? Đang có những tài liệu trong cuộc họp cần anh ta phải giải trình”.

    Tiểu Tôn đi đâu? Có thể anh ta phải ra ngoài vì chuyện của công ty. Nhưng rõ ràng rằng anh ta đã làm cho cấp trên trực tiếp là giám đốc Vương phải khó chịu. Ngay cả cấp dưới của mình đi đâu cũng không biết, chắc chắn giám đốc sẽ bị cấp trên nữa chỉ trích và đồng sự chê cưới.

    Chính vì vậy, đối với những viên chức đi làm, cần phải nhớ rõ những điều sau:

    + Khi rời khỏi văn phòng, phải nói rõ mình đi đâu với các đồng nghiệp, tuỵêt đối không được bỏ đi mà không nói gì.

    + Nếu như đã dự liệu trước cơ quan sẽ họp, đồng thời cũng biết vấn đề sẽ được đem ra thảo luận ở cuộc họp, liên quan đến mình, tốt nhất là hôm đó bạn không nên ra ngoài. Hơn nữa, nếu như bạn thường xuyên chú ý đến lịch trình làm việc hàng tháng, tiến độ công việc của từng ngày và những biểu hiện của cấp trên hôm đó, chắc chắn bạn sẽ đoán ra được hôm đó bạn có nên rời công ty hay không.

    ---Trong cuốn sách: Một phút thành công để mưu nghiệp lớn---

    - st Tài Liệu Nghề Nhân Sự - Free
     

Chia sẻ trang này

Share