Cty tạm ngừng hoạt động thì có phải đóng BHXH cho nhân viên không?

Thảo luận trong 'LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH' bắt đầu bởi chiprock126, 6/10/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. chiprock126

    chiprock126 New Member

    Tham gia ngày:
    24/9/08
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    " Bên công ty em sắp tạm ngừng hoạt động 1 năm, vậy thì BHXH vẫn đóng bình thường hay cũng phải ngừng? em thì nghĩ cứ kệ, mình không báo gì với bên BHXH, cứ nộp đủ tiền và báo cáo là OK. Bởi vì công ty chỉ tạm ngừng hoạt động 1 năm thôi, không phải giải thể. Mọi người ai gặp trường hợp này rồi xin cho ý kiến.


    Cảm ơn mọi người. "


    Mình hỏi giúp 1 người bạn


    Rất mong nhận được sự trợ giúp cả nh?
     
    Last edited by a moderator: 6/10/08
  2. nmtruong

    nmtruong New Member

    Tham gia ngày:
    20/5/08
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào bạn!


    Công ty mình cũng chưa gặp phải trường hợp này bao giờ nhưng mình đã xem Luật BHXH có 01 điều qui định về việc tạm dừng đóng BHXH (nhưng chỉ tạm dừng đóng vào quĩ hưu trí và tử tuất thôi)


    Mình trích nguyên văn các điều 92 và 93 của Luật BHXH để bạn tham khảo.Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin để giải quyết công việc.


    Điều 92. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động


    1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:


    a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;


    B ) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;


    c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.


    2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:


    a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;


    B ) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.


    3. Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.


    Điều 93. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất


    1. Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh hoặc gặp khó khăn do thiên tai, mất mùa dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất thì được tạm dừng đóng trong thời gian không quá mười hai tháng.


    2. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, khoảng thời gian tạm dừng đóng và thẩm quyền quyết định việc tạm dừng đóng.


    Nếu có thêm thông tin gì mới, mình sẽ gửi cho bạn tiếp.


    Chúc bạn thành công.


    Nguyễn Mạnh Trường


    Email: manhtruong74@yahoo.com.vn
     
    Last edited by a moderator: 6/10/08
  3. anhnguyet_hro

    anhnguyet_hro Active Member

    Tham gia ngày:
    21/4/08
    Bài viết:
    1,956
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Theo hướng dẫn tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc ngày 22/12/2006, hướng dẫn Điều 93 như sau:


    Điều 44. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:


    1. Các trường hợp được tạm dừng đóng:


    a) Gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh;


    b- Gặp khó khăn do thiên tai, mất mùa.


    2. Điều kiện:


    a) Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng khi có một trong các điều kiện sau:


    - Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;


    - Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).


    b- Thời gian tạm dừng đóng theo tháng và không quá 12 tháng.


    3. Thẩm quyền quyết định việc tạm dừng đóng:


    a) Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm dừng đóng đối với các tổ chức kinh tế do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;


    b- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định tạm dừng đóng đối với người sử dụng lao động do các bộ, ngành, cơ quan trung ương quản lý theo đề nghị của các Bộ, ngành, cơ quan trung ương;


    c) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội cấp tỉnh quyết định tạm dừng đóng đối với người sử dụng lao động thuộc địa phương quản lý.


    4. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định và được giải quyết hưởng chế độ hưu trí khi đủ điều kiện.


    Bạn tra thêm các văn bản dưới nghị định này nữa là Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 của Bộ lao động thương binh và xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP:


    Điểm 2, mục C:


    2. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất quy định tại Điều 44 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:


    a) Các trường hợp được tạm dừng đóng quy định tại khoản 1 Điều 44 là những trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động buộc phải tạm thời thu hẹp sản xuất, tạm dừng sản xuất kinh doanh, giảm chỗ làm việc.


    b- Người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội nếu có một trong các điều kiện sau:


    - Số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc chiếm từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh.


    Việc xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý do cơ quan Lao động- Thương binh và Xã hội địa phương xác định; đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý do Bộ, ngành xác định.


    - Bị thiệt hại trên 50% tổng số giá trị tài sản do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa hoặc lý do bất khả kháng khác gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).


    Việc xác định điều kiện về giá trị tài sản bị thiệt hại đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý do cơ quan tài chính địa phương xác định; đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý do cơ quan tài chính của Bộ, ngành hoặc Bộ Tài chính xác định.


    Giá trị tài sản thiệt hại được tính so với giá trị tài sản của năm liền kề trước đó.


    c) Việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của người sử dụng lao động được xem xét giải quyết trên cơ sở người sử dụng lao động có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.





    Và trong QĐ Số 902/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc Phần II, mục III. Điểm 7.1.


    7.1. Trường hợp tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất: Đơn vị phải đảm bảo đủ những điều kiện quy định tại điểm 2, mục C, Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trong thời gian tạm dừng đóng này đơn vị vẫn phải đóng đủ số tiền vào các quỹ ốm đau và thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quỹ BHYT.


    Các văn bản này đều cố trên cpoclub, bạn có thể vào link http://cpoclub.net/diendan/index.php?showtopic=253 và link


    http://cpoclub.net/diendan/index.php?showtopic=1845&hl= để down toàn bộ văn bản về.


    Theo luật là vậy, còn thực tế giải quyết thế nào mình nghĩ bạn cứ liên hệ trực tiếp với cán bộ BHXH phụ trách công ty bạn để hỏi, người đó sẽ có trách nhiệm hướng dẫn bạn làm!


    Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình! :rolleyes: :rolleyes: :rolleyes:
     
  4. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Công ty bạn tạm ngừng hoạt động một năm thì có các tình huống như sau:


    Nếu công ty không muốn chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì phải có thỏa thuận giữa hai bên về nghĩa vụ và quyền lợi (công ty sẽ có nghĩa vụ gì, ví dụ, tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, tiếp tục trợ giúp một phần thu nhập cho người lao động trong thời gian tạm ngừng hoạt động, yêu cầu số giờ có mặt tối thiểu của nhân viên tại công ty, cho phép nhân viên được làm thêm trong thời gian này, và các quyền và nghĩa vụ khác của người lao động: nếu sau thời gian công ty bạn tạm nghỉ và quay trở lại hoạt động, người lao động không muốn tiếp tục công tác với công ty bạn thì sẽ phải có những nghĩa vụ gì). Tóm lại đây là một tình huống có liên quan nhiều đến thỏa thuận về hợp đồng lao động và phương án quản lý rủi ro về tranh chấp lao động.


    Nếu công ty bạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên hoặc nhân viên không muốn tiếp tục hợp đồng lao động với công ty bạn theo các thỏa thuận trên, lúc đó hai bên sẽ phải thực hiện việc thanh lý và đền bù hợp đồng lao động.


    Câu chuyện của bạn ở đây không đơn giản là việc tiếp tục hay không tiếp tục đóng bảo hiểm, mà trước đó, công ty bạn và bộ phận nhân sự phải đạt được các thỏa thuận cần thiết, rõ ràng với người lao động về các điều khoản liên quan đến hợp đồng lao động.


    Hy vọng câu trả lời giúp bạn được những thông tin cơ bản.


    Lam Tran [dotpha_innova2006@yahoo.com]
     
  5. hoai thuong

    hoai thuong New Member

    Tham gia ngày:
    27/5/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Trường hợp công ty bạn giống hệt công ty cũ trước của mình. Hi Hi !


    Khi công ty mình rơi vào trường hợp đó công ty mình đã thỏa thuận với nhân viên trong công ty về việc trong thời gian trên, nhân viên tự đóng Bảo hiểm xã hội, vì khi đó công ty đâu có doanh thu đâu để đóng BHXH cho nhân viên. Tuy nhiên có một số nhân viên xin báo giảm thì đương nhiên thời gian đóng BH bị gián đoạn.


    Như các bạn ở trên cũng có ý kiến và đã trích dẫn một số điều trong luật BHXH, nhưng trên thực tế để làm đúng luật cũng "......"hi hi !!!. Năm ngoái khi công ty cũ mình rơi vào tình trạng như thế đương nhiên mình cũng không làm công văn gửi lên BHXH về vấn đề tạm ngừng hoạt động trong thời gian 01 năm, do đã thỏa thuận với người lao động nên bên công ty mình vẫn đóng BHXH bình thường (người lao động tự đóng).
     
  6. gialong64

    gialong64 Member

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Hà nội
    Câu hỏi là : Cty tạm ngừng hoạt động thì có phải đóng BHXH cho nhân viên ko ?


    Theo mình nghĩ, bạn đang muốn nói đến trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động trong điều kiện cty tạm ngừng hoạt động. Về Luật thì rõ rồi, cty của bạn có thể được tạm dừng đóng (một số quỹ) nếu có đủ các điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cho phép.Và như vậy quyền lợi của người lao động vẫn được đảm bảo (tất nhiên cty bạn vẫn phải đóng một số quỹ còn lại)vì pháp luật đã bảo hộ.Như thế trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động đã được hoàn tất.


    Nếu bạn chọn phương án giữ nguyên như khi cty hoạt động, nghĩa là ko dừng đóng. Thì minh cho rằng, như bạn LamTran nói : Sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể xảy ra bởi quan hệ lao động vẫn đang tồn tại bình thường giữa người sử dụng lao động với người lao động. Bạn có chắc 100% nhân viên của bạn ko có khả năng gây ra những tranh chấp trong quan hệ lao động hay ko . Tóm lại, tôi đông ý với phương án mà bạn LamTran đưa ra : Là, nên có 1 thỏa thuận giữa 2 bên liên quan đến hợp đồng lao động trước khi quyết định vấn đề này.


    Chào và chúc bạn có giải pháp hợp lý.
     
  7. chiprock126

    chiprock126 New Member

    Tham gia ngày:
    24/9/08
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cám ơn các bạn đã giúp mình trả lời câu hỏi trên !


    Thân !
     
  8. La Van Dinh

    La Van Dinh Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    24/9/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
     
  9. tuvpg

    tuvpg Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    24/9/08
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chao ban


    Qua ý kiến trao đổi của các bạn trên diễn đàn, mình thấy rất hay và đầy đủ rồi.


    Mình có ý kiến riêng thế này:


    1. Việc đóng BHXH cho người lao động thì phải căn cứ vào luật BHXH và Hợp đồng lao động giữa Chủ sử dụng lao động và người lao động.


    2. Trường hợp của Công ty bạn:


    - Nếu Chủ sử dụng muốn tạm dừng, không đóng BHXH thì thực hiện theo quy định tại Điều 44 Nghị định 152/NĐ-CP; thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH; quy định số 902/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam. Trong trường hợp này Công ty bạn nên làm văn bản thông báo cho cơ quan BHXH và người lao động


    - Nếu Công ty tạm dừng hoạt động những vẫn sẵn sàng đóng BHXH cho người lao động thì bạn cứ đóng như bình thường và không cần thiết phải báo với cơ quan BHXH, bởi vì công ty vẫn còn tư cách pháp nhân và HĐLD với người lao động vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên nếu công ty yêu cầu người lao động phải đóng đủ cả 23% thì phải có thỏa thuận bằng văn bản giữa 2 bên, hoặc đơn tự nguyện đóng đủ 23% của người lao động). Lưu ý là vấn đề này phải làm rất thận trọng và chặt chẽ vì sẽ dễ dẫn đến tranh chấp lao động


    Chúc bạn thành công
     
  10. vangdncp

    vangdncp New Member

    Tham gia ngày:
    29/9/08
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ý kiến của các bạn trên kia tôi thấy đủ tất cả rồi đấy.
     
  11. afcsoft

    afcsoft New Member

    Tham gia ngày:
    29/9/08
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    ý kiến của mọi người đã rất đầy đủ


    mình cũng nghĩ vc đóng BH sẽ để treo và phải báo cho BHXH
     
  12. cuongqm

    cuongqm New Member

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hanoi
    Dear All,


    Chỉ dựa vào văn bản pháp luật về BHXH thì không đủ đâu.


    Luật Doanh nghiệp


    Điều 156. Tạm ngừng kinh doanh


    ....


    3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thoả thuận khác.


    => Nếu không có thỏa thuận khác, doanh nghiệp vẫn phải đóng BHXH theo hợp đồng lao động


    regards,
     
  13. nguyen thi hieu

    nguyen thi hieu New Member

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Minh nghi: cong ty dong cua thi lien quan den rat nhieu linh vuc chu ko rieng gi bao hiem, phai co don tu hoac giay to hop phap, lien quan den ca thue.....neu ko hoat dong thi ko co lai suat cung nhu khong co tien tra luong cho nhan vien!khong co quy luong thi se khong co tien dong bao hiem cung nhu nop thue.Nen ban phai tim hieu cho ky
     
  14. cuong120282

    cuong120282 New Member

    Tham gia ngày:
    7/10/08
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
     
  15. Trần Thanh Tùng

    Trần Thanh Tùng New Member

    Tham gia ngày:
    17/7/08
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi nghĩ bạn nên đến cơ quan BHXH gặp người quản lý trực tiếp về vấn đề BHXH của Công ty bạn hỏi là rõ nhất, vì theo luật BHXH mình thấy cũng không nói về vấn đề bạn nêu.


    Theo mình biết thì khi Công ty nào nghỉ làm có thời hạn Công ty đó phải có văn bản gửi đến co quan BHXH biết vì sao Công ty tạm ngừng hoạt động.


    Công ty bạn phải có phương án đóng tiền BHXH trong vòng 01 năm đối với NV trong toàn Công ty hoặc bạn phải liên hệ với CB phụ trách BHXH Công ty cắt tiền đóng BHXH tại thời điểm Cty bạn tạm thời ngừng hoạt động, nếu như theo phương án của bạn mà làm ngơ ko nói gì với cơ quan BHXH thì Công ty bạn chỉ có thiệt thòi khi Nv công ty mình muốn chuyển xổ BHXH rất khó khăn khi tính thưòi gian công tác đóng BHXH.


    mình chỉ đóng góp vài ý bạn tham khảo thử nhé, chúc bạn thành công và sáng suốt. :( <_<
     
  16. Nguyễn Lam Khuyên

    Nguyễn Lam Khuyên New Member

    Tham gia ngày:
    9/10/08
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình chưa gặp trường hợp như công ty của bạn. Tuy nhiên mình thấy các đóng góp ý kiến của các bạn, mình nghĩ chắc cũng giúp được bạn giải quyết truờng hợp bên cty của bạn. Qua đây mình cũng học hỏi được thêm trường hợp mà bạn đưa ra.


    Mến chào và chúc bạn ngày càng thành công hơn trong công việc.
     
  17. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Trả lời của bạn linh nguyen [lnnxlinh1@gmail.com] :


    Bạn cần xem xét 3 trường hợp:


    1. Nếu công ty tiếp tục hoạt động, có khả năng thanh toán các khoản nợ (bao gồm lương công nhân viên) thì người lao động trực tiếp đến công ty đòi trả lương và các khoản bảo hiểm. Nếu công ty không trả thì người lao động khởi kiện lên tòa án cấp tỉnh hoặc TP trực thuộc trung ương. Tòa án sẽ xử theo luật dân sự.


    2. Nếu công ty tuyên bố giải thể (bảo đảm có khả năng thanh toán các khoản nợ) thì công ty phải trả lương cho người lao động


    3. Nếu công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ thì người lao động thông qua công đoàn và/hoặc chủ nợ không có bảo đảm và/hoặc bản thân doanh nghiệp yêu cầu phá sản.


    Thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ như sau (theo điều 37, luật phá sản):


    - Phí phá sản


    - Các khoản nợ có bảo đảm


    - Lương và các loại bảo hiểm


    Theo điều 14, luật phá sản, trong vòng 3 tháng kể từ ngày doanh nghiệp không trả lương cho người lao động, 2/3 người lao động (không được trả lương) thông qua công đoàn gởi đơn lên tòa án cấp tỉnh hoặc TP trực thuộc trung ương yêu cầu mở thủ tục phá sản để công ty thanh toán nợ cho người lao động.


    Trường hợp không đủ 2/3 người lao động mà công đoàn xét thấy công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ thì công đoàn gởi đơn lên tòa án cấp tỉnh hoặc TP trực thuộc trung ương yêu cầu mở thủ tục phá sản để công ty thanh toán nợ cho người lao động.
     

Chia sẻ trang này

Share