Doanh nghiệp nợ lương công nhân: Giải quyết cách nào?

Thảo luận trong 'TIN THỊ TRƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC' bắt đầu bởi hoacomay, 3/3/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Sáng 2-3, khoảng 50 công nhân đã kéo đến Công ty Anjin ngăn chặn việc công ty bán máy móc thiết bị cho các đối tác. Công nhân đã gọi điện cho công an phường và các cơ quan chức năng yêu cầu niêm phong số máy móc trên, để có căn cứ giải quyết nợ lương của hơn 200 công nhân hàng trăm triệu đồng và nợ BHXH (khoảng 6 tỉ đồng).


    Giám đốc công ty nhiều lần hứa hẹn nhưng không giải quyết. Cuối tuần qua, công ty đã bán hơn 200 máy may nhưng chỉ trả cho mỗi công nhân khoảng 150.000 đồng, trong khi công ty nợ mỗi người khoảng 1 triệu đồng tiền lương. Tài sản hiện tại của công ty là số máy móc trên nhưng đã... cầm cố cho ngân hàng.


    Nợ thì... trốn


    Đó không phải là trường hợp cá biệt hiện nay. Theo cơ quan BHXH TP.HCM, đến cuối tháng 2-2009 vẫn còn hơn 60 doanh nghiệp nợ BHXH kéo dài với tổng số tiền hơn 40 tỉ đồng. Ngoài Công ty Anjin, một số công ty nợ BHXH nhiều còn có Công ty Kwang Nam (nợ hơn 7 tỉ đồng), Công ty đồ chơi quốc tế Lucky (2,3 tỉ), Công ty Ga Eun Vina (1,9 tỉ), Công ty Ilshin Womo (2 tỉ)...


    Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, đáng lo ngại hơn là nhiều doanh nghiệp không chỉ nợ BHXH mà còn nợ tiền lương của người LĐ, chủ doanh nghiệp bỏ trốn về nước. Người LĐ phần lớn là dân nhập cư, không có tiền trả tiền thuê nhà, đời sống khó khăn, bức xúc kêu cứu nhiều nơi.


    Đầu tháng 1-2009, sau khi hẹn ngày để trả lương tháng 12-2008 cho gần 100 CN thì giám đốc Công ty TNHH Sin B là ông Lee Tae Hee đã “biến mất” đến nay cơ quan chức năng vẫn tìm chưa ra. Ngoài nợ lương CN, công ty còn nợ khách hàng 560 triệu đồng, nợ tiền mặt bằng 80 triệu đồng. Nhằm tránh nguy cơ tài sản của công ty bị các chủ nợ yêu cầu thanh lý trừ nợ, cơ quan chức năng phải cử người niêm phong bảo toàn tài sản để khi thanh lý có thể giải quyết nợ lương CN theo quy định của pháp luật.


    Trước đó, 680 CN Công ty Vina Haengwoon Industry đã ủy quyền cho Liên đoàn LĐ quận 8, TP.HCM đại diện cho họ đòi quyền lợi chính đáng. Nguyên do vào tháng 9-2008, sau khi nợ CN hai tháng tiền lương, bà Noh Yeon Hong đã rời khỏi VN. Ngoài nợ hơn 1 tỉ đồng lương CN, công ty còn nợ khách hàng, tiền mặt bằng... vài tỉ đồng; trong khi tài sản của công ty chỉ còn hơn 200 máy may và vài kệ sắt cũ. Vừa qua, một khách hàng chủ nợ của công ty đã khởi kiện công ty ra tòa và được cho phép thanh lý tài sản để cấn trừ nợ. Nguy cơ CN bị mất trắng quyền lợi là rất lớn.


    Danh sách các doanh nghiệp thua lỗ, nợ lương CN đang tiếp tục, chẳng hạn như Công ty MTV công nghệ may mặc VN (Q.Thủ Đức, TP.HCM, từ 18-1 đến nay giám đốc Kim Won Wng không có mặt ở công ty để điều hành), Công ty Quang Sung Vina cũng không thanh toán lương cho CN dù CN liên tục yêu cầu giải quyết...


    Khởi kiện được không?


    Đa số trường hợp là những doanh nghiệp của Hàn Quốc. Vừa qua, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã kiến nghị với UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Ngoại vụ liên hệ với Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM, để hỗ trợ trong việc thông tin và yêu cầu chủ doanh nghiệp Hàn Quốc quay lại VN để giải quyết quyền lợi cho CN nhưng đều không có kết quả.


    Tuần qua, ông Chang Keun Sop, lãnh sự phụ trách vấn đề về LĐ của Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM, đã làm việc với các sở ngành tại thành phố nhằm tìm hiểu tình hình thực hiện pháp luật LĐ của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại TP.HCM.


    Phó chủ tịch LĐLĐ TP.HCM Trương Lâm Danh đã đặt vấn đề: Cơ quan chức năng Hàn Quốc có thể xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp luật LĐ tại VN như thế nào? Ông Chang Keun Sop cho biết: hai nước đã ký kết chương trình hỗ trợ pháp lý đối với các vấn đề tội phạm nên có thể nhờ cảnh sát của hai nước can thiệp. Tuy nhiên, chương trình này chỉ áp dụng đối với tội phạm hình sự, trong khi các vụ án LĐ trên thuộc án dân sự nên vấn đề chỉ dừng lại ở gợi ý.


    Tại cuộc họp cùng ông Chang Keun Sop, ông Nguyễn Đăng Tiến, đại diện BHXH TP.HCM, cho biết: trong năm 2009, doanh nghiệp nợ BHXH ba tháng sẽ bị cơ quan BHXH TP.HCM khởi kiện ra tòa. Đồng thời cơ quan BHXH sẽ đề nghị cơ quan chức năng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cấm xuất cảnh đối với các giám đốc doanh nghiệp nợ BHXH cho đến khi nào trả xong nợ.


    Được biết, trong lĩnh vực BHXH, cơ quan BHXH đã khởi kiện bốn doanh nghiệp nợ BHXH: Công ty Kwang Nam, Công ty Anjin, Công ty Lucky VN và Công ty Vina Haengwoon Industry.


    HOÀNG ANH


    tuoitre.com.vn
     

Chia sẻ trang này

Share