Giải quyết 1,7 triệu việc làm mới trong năm 2009: Ai gánh trọng trách?

Thảo luận trong 'TIN THỊ TRƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC' bắt đầu bởi rivalsumo, 21/11/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. rivalsumo

    rivalsumo Kết nối cộng đồng

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,274
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009 đặt ra chỉ tiêu 1,7 triệu việc làm mới. Nếu theo cơ cấu thống kê về lượng lao động ở các thành phần kinh tế, trọng trách này sẽ đè nặng lên vai khối kinh tế tư nhân vốn đang gặp khó khăn.


    Một trong những thành quả của đổi mới là sự thu hút lao động của các thành phần kinh tế nói chung và các loại hình doanh nghiệp nói riêng.


    Tổng số lao động đang làm việc ở các doanh nghiệp đã tăng khá qua các năm (xem biểu đồ 1). Năm 2007 đã tăng 89,9% so với năm 2000, bình quân một năm tăng 11,3%. Đó là tốc độ tăng khá cao so với tốc độ tăng của tổng số lao động đang làm việc của toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong thời gian tương ứng (tăng 2,3%/năm). Như vậy, việc phát triển doanh nghiệp là một con đường tăng việc thu hút lao động nhanh hơn và cũng chính vì thế mà mục tiêu đề ra cho đến năm 2010 phấn đấu đạt 500.000 doanh nghiệp.


    Xét về cơ cấu lao động, đang có sự dịch chuyển theo hướng: tỷ trọng lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước giảm; tỷ trọng lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng lên nhanh.


    Về số tuyệt đối, tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp năm 2007 tăng 3.178.200 người. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước giảm 188.600 người. Doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 2.329.000 người, chiếm 73,3% tổng số tăng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1.037.800, chiếm 32,75% tổng số tăng.


    Như vậy, doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp tích cực vào việc thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Quang A, trong bảy năm tính từ 2000, số việc làm mới được tăng thêm là 3.180.000 người. Con số này là nhờ khối doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài, trong đó, khối tư nhân tạo ra 2.329.000 người và khối có vốn nước ngoài là 1.037.000 người. Khối doanh nghiệp nhà nước trong bảy năm đó không tạo thêm việc làm mới mà còn mất đi hơn 181.000 việc làm.


    Điều đó chứng tỏ việc phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác là một định hướng đúng và không chỉ có hiệu quả về kinh tế mà còn có hiệu quả lớn hơn về mặt xã hội. Cần tạo môi trường thông thoáng hơn và khuyến khích việc thành lập doanh nghiệp ngoài nhà nước.


    Theo tổng cục Thống kê, khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước tính vốn khu vực nhà nước 200.000 tỉ đồng, chiếm 43,3% tổng vốn và tăng 8,1%; vốn khu vực ngoài nhà nước 187.800 tỉ đồng, chiếm 40,7% và tăng 24,8%. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện chín tháng đầu năm khu vực nhà nước 162.200 tỉ đồng, tăng 8%; khu vực ngoài nhà nước 118.500 tỉ đồng, giảm 9,6%. Số liệu này chứng tỏ, khu vực nhà nước sử dụng vốn ít hiệu quả hơn xét trên khía cạnh tạo công ăn việc làm, trong khi tiếp tục có nguồn vốn đầu tư ổn định.


    Cũng theo tiến sĩ A, vốn trung bình tạo một việc làm mới cho khối tư nhân là 0,25 tỉ đồng/chỗ làm, trong khi con số tương ứng ở khối doanh nghiệp nhà nước là 0,84 tỉ đồng. Đánh giá khái quát, ông Nguyễn Quang A chỉ ra, khối doanh nghiệp nhà nước tuy chỉ có chưa tới 5% tổng số lao động cả nước nhưng lại sử dụng gần 1/2 tổng đầu tư xã hội và chỉ đóng góp 37% vào GDP của năm 2006.


    Những tháng đầu năm nay đầu vào tăng cao do giá nguyên nhiên vật liệu cao, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng gặp khó khăn, chi phí vay vốn lớn do lãi suất cao, tiêu thụ trong nước tăng chậm lại, thậm chí có bộ phận, có thời gian còn bị sụt giảm, cộng với tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, hoạt động của các doanh nghiệp ngoài nhà nước còn nhiều khó khăn.


    Nhóm doanh nghiệp này mới ra đời trên dưới 10 năm nay, có quy mô vốn, lao động, thiết bị kỹ thuật công nghệ thấp, công tác tiếp thị, quảng cáo còn hạn chế…, nên cần có sự hỗ trợ tích cực của các ngành, các cấp mới có khả năng gánh trọng trách tạo 1,7 triệu việc làm trong năm tới.


    Theo MINH ANH - Sài Gòn tiếp thị
     

Chia sẻ trang này

Share