Giải quyết chế độ khi tai nạn lao động là tai nạn giao thông trong giờ làm việc

Thảo luận trong 'LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH' bắt đầu bởi vanpt, 22/9/12.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. vanpt

    vanpt New Member

    Tham gia ngày:
    22/6/08
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Công ty em làm về lĩnh vực kinh doanh vận tải. Lái xe A được công ty điều động phục vụ khách từ HN- Xuân Mai. Trên đường đi ( trong thời gian làm việc đưa khách đi) xe gặp sự cố trên đường, lái xe không biết cách xử lý kịp thời nên đã đâm vào nhà dân và bị thương nặng. Sau khi bị tai nạn, lái xe đã được đưa đi cấp cứu ngay, công ty đưa xe về sửa chữa. Không giải quyết với công an địa phương.
    Hiện giờ em đang làm các thủ tục giải quyết chế độ cho anh A hưởng trợ cấp tai nạn lao động.
    Em muốn hỏi: Trong trường hợp này thì tai nạn lao động có phải là tai nạn giao thông không?
    Tại bệnh viện nơi anh A điều trị trả lời: trường hợp anh A bị tai nạn lao động không thuộc phạm vi đối tượng được hưởng BHYT. Như vậy có đúng không?
    Sau khi bị tai nạn, anh A không còn khả năng trở lại để tiếp tục lao động. Công ty làm các thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với anh A. Tuy nhiên nếu sau khi chấm dứt hợp đồng và báo giảm BHXH mà gia đình anh A mới xin được giấy ra viện và giấy chứng nhận mất sức lao động để làm thủ tục hưởng trợ cấp thì cơ quan bảo hiểm có giải quyết không?
    Rất mong anh/ chị nào đã có kinh nghiệm giải quyết trường hợp tương tự thì tư vấn cho em, để giúp người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tối đa nhất có thể.
     
    Last edited by a moderator: 22/9/12
  2. Loan_Huynh

    Loan_Huynh New Member

    Tham gia ngày:
    12/4/12
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(vanpt @ Sep 22 2012, 02:02 PM)

    Công ty em làm về lĩnh vực kinh doanh vận tải. Lái xe A được công ty điều động phục vụ khách từ HN- Xuân Mai. Trên đường đi ( trong thời gian làm việc đưa khách đi) xe gặp sự cố trên đường, lái xe không biết cách xử lý kịp thời nên đã đâm vào nhà dân và bị thương nặng. Sau khi bị tai nạn, lái xe đã được đưa đi cấp cứu ngay, công ty đưa xe về sửa chữa. Không giải quyết với công an địa phương.
    Hiện giờ em đang làm các thủ tục giải quyết chế độ cho anh A hưởng trợ cấp tai nạn lao động.
    Em muốn hỏi: Trong trường hợp này thì tai nạn lao động có phải là tai nạn giao thông không?
    Tại bệnh viện nơi anh A điều trị trả lời: trường hợp anh A bị tai nạn lao động không thuộc phạm vi đối tượng được hưởng BHYT. Như vậy có đúng không?
    Sau khi bị tai nạn, anh A không còn khả năng trở lại để tiếp tục lao động. Công ty làm các thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với anh A. Tuy nhiên nếu sau khi chấm dứt hợp đồng và báo giảm BHXH mà gia đình anh A mới xin được giấy ra viện và giấy chứng nhận mất sức lao động để làm thủ tục hưởng trợ cấp thì cơ quan bảo hiểm có giải quyết không?
    Rất mong anh/ chị nào đã có kinh nghiệm giải quyết trường hợp tương tự thì tư vấn cho em, để giúp người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tối đa nhất có thể.


    Chào bạn,
    Trường hợp bị tai nạn giao thông trong thời gian đi công tác hay trên tuyến đường đi làm từ nhà đến công ty hoặc ngược lại thì sẽ được coi là tai nạn lao độn và mọi chi phí liên quan công ty phải chi trả. BHXH trả lời như vậy là đúng rồi đó bạn.
    Nhân viên này đang điều trị mà công ty đã làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao đồng. Bạn xem thủ tục này đã đúng luật chưa nhé (vì bạn cung cấp thông tin không cụ thể).
    Nếu đã xác định là tai nạn lao động thì BHXH sẽ không chi trả mà công ty phải chi trả tất cả các khoản này.
    Bạn xem lại luật bảo hiểm xã hội và phần tính trợ cấp tai nạn lao động để chi trả cho nhân viên.
    Thân chào,
     
  3. dinhhoa_hr

    dinhhoa_hr Member

    Tham gia ngày:
    4/9/11
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chào bạn !
    1. Trường hợp đó là trường hợp Tai nạn lao động, tuy nhiên, không phải trường hợp tai nạn giao thông nào cũng là trường hợp TNLĐ.
    2. Trong hồ sơ tai nạn lao động gởi BHXH thì có sổ BHXH đã chốt " xem quá trình đóng" nên việc đã báo giảm thì không có gì nghiêm trọng. Vẫn làm được TNLĐ
    Tuy nhiên, Theo như bạn nói thì hồ sơ của bạn rất khó để được BHXH chấp nhận chi trả chế độ TNLĐ, bởi vì, bạn thiếu nhiều giấy tờ như: biên bản xác nhận tai nạn lao động, giám định tỉ lệ thương tật của trung tâm giám định pháp y,xác nhận cơ quan công an trong trường hợp tai nạn giao thông mà bạn lại không kêu công an giải quyết thì bạn đã làm sai.......Nếu bạn không có kinh nghiệm thì............thật sự rất khó khăn cho bạn.
    Chúc bạn may mắn !!!!
     
  4. vanpt

    vanpt New Member

    Tham gia ngày:
    22/6/08
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(dinhhoa_hr @ Sep 24 2012, 10:44 AM)

    Chào bạn !
    1. Trường hợp đó là trường hợp Tai nạn lao động, tuy nhiên, không phải trường hợp tai nạn giao thông nào cũng là trường hợp TNLĐ.
    2. Trong hồ sơ tai nạn lao động gởi BHXH thì có sổ BHXH đã chốt " xem quá trình đóng" nên việc đã báo giảm thì không có gì nghiêm trọng. Vẫn làm được TNLĐ
    Tuy nhiên, Theo như bạn nói thì hồ sơ của bạn rất khó để được BHXH chấp nhận chi trả chế độ TNLĐ, bởi vì, bạn thiếu nhiều giấy tờ như: biên bản xác nhận tai nạn lao động, giám định tỉ lệ thương tật của trung tâm giám định pháp y,xác nhận cơ quan công an trong trường hợp tai nạn giao thông mà bạn lại không kêu công an giải quyết thì bạn đã làm sai.......Nếu bạn không có kinh nghiệm thì............thật sự rất khó khăn cho bạn.
    Chúc bạn may mắn !!!!



    Cảm ơn bạn
    Mình chỉ băn khoăn về trường hợp này có bị coi là tai nạn giao thông không thôi. Vì đối với ngành nghề vận tải sẽ khác so với các ngành nghề khác. Nếu hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ bình thường thì sẽ đơn giản hơn.
    Việc không báo công an thì đó là lựa chọn khôn ngoan của bất kỳ trường hợp tai nạn nào không gây chết người hoặc khách trên xe không bị thương. Vì liên quan đến công an rất phức tạp và trường hợp này cũng không liên quan đến phương tiện khác trên đường.
    Trường hợp này, lỗi 100% thuộc về người lao động. (vì 1 số lý do ảnh hưởng đến uy tín của người LĐ nên Công ty đã sửa đổi hồ sơ điều tra thành tai nạn trong giờ làm việc)
    Tuy nhiên công ty mình muốn vận dụng luật BHXH một các linh hoạt nhất để hỗ trợ cho người lao động có thêm chi phí điều trị tai nạn. Vì BHYT không chi trả trong trường hợp tai nạn.
     
    Last edited by a moderator: 24/9/12
  5. dinhhoa_hr

    dinhhoa_hr Member

    Tham gia ngày:
    4/9/11
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chào bạn !!!
    Mình cũng đã BIẾN tại nạn lao động thành ốm đau để hưởng các chế độ Ốm đau của BHXH thường xuyên "bật mí". Một số TNLĐ nhỏ, không gây thương tích hay hậu quả lớn thì đâu có cơ sở để xác định. Bởi vậy, cho nên mình mới nói là bạn KHÓ có thể hoàn thành hồ sơ TNLĐ trong trường hợp này. Mình thí mình hay làm Ốm đau, nhưng phải viết Công văn để xác nhận đó là trường hợp ốm đau.
    2. Hiện tại, Thì tất cả các trường hợp Tai Nạn Giao Thông đều được giải quyết BHYT nhé bạn. bạn nên lưu ý trường hợp này, trách nhiệm XÁC ĐỊNH LỖI do ai là của Cơ quan nhà nước nhé. Cái này 1 năm trước là đề tài bàn luận nhiều trang báo rôi mà.
    Chúc bạn may mắn !!!
     

Chia sẻ trang này

Share