Hướng dẫn làm bảng lương ???

Thảo luận trong 'LƯƠNG, THƯỞNG ĐÃI NGỘ, KẾ TOÁN LƯƠNG' bắt đầu bởi thidang_bmw, 10/9/11.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. thidang_bmw

    thidang_bmw New Member

    Tham gia ngày:
    23/4/09
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cả nhà ơi cho mình hỏi 1 tí về vấn đề bảng lương. Sếp mình muốn xây dựng bảng lương như sau:
    Tổng lương = Lương cơ bản + Lương công việc
    Trong đó: + Tổng lương là lương thỏa thuận với người lao động.
    + Lương cơ bản được xây dựng theo hệ số (dùng để đóng BHXH, BHYT, BHTN)
    + Lương công việc = Tổng lương - Lương cơ bản

    Và chỉ đăng ký với phòng lao động Lương cơ bản.
    Như vậy, theo cả nhà phần lương công việc không phải xây dựng thang bảng như thế có phù hợp với quy định pháp luật lao động về tiền lương hay ko???
    Khi phòng lao động TBXH hay cơ quan thuế kiểm tra thì có bị vi phạm ko?
    Rất mong cả nhà đóng góp ý kiến.
     
  2. hong_bui82

    hong_bui82 Member

    Tham gia ngày:
    12/4/11
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TP Vũng Tàu
    - Phần lương công việc không phải xây dựng thang bảng, em làm vậy không trái với PL. Khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra họ chỉ kiểm tra mức lương tối thiểu thôi , nhưng thông thường ở các Công ty tư nhân họ hay xây dựng mức thu nhập theo level, và áp dụng vào level đó để dùng cho nhân viên trong Công ty.
     
  3. dinhbuisy

    dinhbuisy New Member

    Tham gia ngày:
    30/12/09
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đồng ý với Hong_bui82. Vấn đề là lương công việc đó không được cố định, mỗi tháng phải khác nhau (Cao hơn hoặc thấp hơn, cũng có thể có tháng bằng). Nếu cố định tháng nào cũng như tháng nào thì Bảo hiểm sẽ bắt bạn đóng Bh của cả phần lương đó. Nói gọn lại thì những khoản gì là cố định (họ gọi là: có tính chất như lương) thì phải đóng Bh, những khoản ko cố định thì ko phải đóng BH
     
  4. Duy_long676

    Duy_long676 Moderator

    Tham gia ngày:
    19/4/10
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    QUOTE(Chú Thích)(thidang_bmw @ Sep 10 2011, 02:24 PM)

    Cả nhà ơi cho mình hỏi 1 tí về vấn đề bảng lương. Sếp mình muốn xây dựng bảng lương như sau:
    Tổng lương = Lương cơ bản + Lương công việc
    Trong đó: + Tổng lương là lương thỏa thuận với người lao động.
    + Lương cơ bản được xây dựng theo hệ số (dùng để đóng BHXH, BHYT, BHTN)
    + Lương công việc = Tổng lương - Lương cơ bản

    Và chỉ đăng ký với phòng lao động Lương cơ bản.
    Như vậy, theo cả nhà phần lương công việc không phải xây dựng thang bảng như thế có phù hợp với quy định pháp luật lao động về tiền lương hay ko???
    Khi phòng lao động TBXH hay cơ quan thuế kiểm tra thì có bị vi phạm ko?
    Rất mong cả nhà đóng góp ý kiến.



    Một số doanh nghiệp đưa ra hai khái niệm đó là:
    Lương cứng: tức là lương cơ bản, lương trong thang bảng lương đăng kí với cơ quan nhà nước.
    Lương mềm: là phần lương thưởng, phụ cấp hàng tháng, lương theo doanh số....!
    =>Lương nhận được = Lương cứng + Lương Mềm

    Cơ quan nhà nước làm việc thì cái gì cũng phải rõ ràng, chính xác nên phần lương cứng và được ghi trong thang bảng lương là phần ta đăng kí với cơ quan nhà nước miễn sao không dưới mức lương tối thiểu vùng( nếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh) hoặc mức lương tối thiểu chung (đối với các cơ quan sự nghiệp nhà nước) là được.
     
  5. nhansu09

    nhansu09 Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    10/11/08
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Mình cũng mắc phải vấn đề như bạn (thidang_bmw) đây! Xây dựng thang bảng lương để đăng ký xong, làm được cái bảng tính lương trong công ty xong, nhưng sếp ko tin. Sếp nói fải hỏi tư vấn từ nhiều người: đặc biệt là cái "lương công việc' như bạn thidang_bmw có nói, Sếp mình nói cái phần đó nó sẽ gồm những khoản gì?
    VD:
    Lương thỏa thuận A=10tr
    Luog CB B=3tr
    PC: Cơm 550ngàn
    PC: ĐT 300 ngàn
    Vậy: A=B+C+E vậy cái E kia là bao gồm khoản gì, Khoản E kia khi mà nó khá lớn thì chia nhỏ nó như thế nào? chia như vậy có lợi gì cho doanh nghiệp trong việc tính thuế, chi phí doanh nghiệp không?

    Xin cảm ơn moi người!
     
  6. Duy_long676

    Duy_long676 Moderator

    Tham gia ngày:
    19/4/10
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    theo ý kiến riêng của mình:
    Phần Lương E: một số công ty gọi là lương công việc hay là lương hiệu quả làm việc, mức lương này thực chất không cố định và thay đổi theo tỉ lệ hiểu quả sản xuất, lợi nhuận của từng doanh nghiệp.
    Việc chia nhỏ lương kia ra thực sự có lợi cho doanh nghiệp vì nếu lương E này cố định thì sẽ buộc phải đóng BHXH, như ta đã biết mức đóng BHXH của doanh nghiệp là 20% và người lao động là 8,5%.
    ==> vậy mức lương cố định thấp thì doanh nghiệp giảm được chi phí đóng BHXH

    ACE góp ý thêm!
     
  7. boulevard

    boulevard New Member

    Tham gia ngày:
    13/11/09
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Chào cả nhà,
    Mình xin góp một í nhỏ như sau:
    Đa số các công ty có 02 khoản lương như bạn nói. Trong đó
    1. Lương cơ bản: dùng để đóng BHXH, BHYT, BHTN, Công đoàn (đơn giản là mấy món này thôi)
    2. Lương công việc: đây là phần lương cố định chứ không thay đổi theo từng tháng như các bạn đang hiểu. Ví dụ: khi thỏa thuận với NLĐ là tổng lương =10 triệu thì trong đó 3 triệu là LCB, 7tr còn lại là lương công việc, các khoản chế độ chính sách khác như phụ cấp, trợ cấp, thưởng,.... là khác nhau và không được gọi là lương. Lương được hiểu là khoản cố định và được tính dựa trên ngày công lao động, còn tổng thu nhập chính là cộng toàn bộ các khoản trên lại---> một số bạn còn nhầm lẫn chỗ này. Khi nghỉ việc người lao động sẽ được công ty tính chế độ dựa trên tổng lương = LCB + LCV, còn cơ quan nhà nước thì chỉ tính dựa trên LCB.

    Như trên thì hi vọng mình đã làm rõ được câu hỏi của bạn để các thành viên góp ý thêm.
    Trở lại vấn đề có đúng luật hay không thì mình chắc chắn là không đúng. Hơn 90% các công ty tại VN đang làm như vậy để chỉ với 1 lý do là "trốn BH" vì nếu đóng nguyên lương thỏa thuận với NV thì công ty sẽ bỏ ra một chi phí quá lớn. Do đó mà mỗi đợt BHXH xuống kiểm tra thì 'đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn".
    Và mình cũng đã tham khảo ý kiến của các bác bên BHXH TP và một số quận huyện thì khi nào các bạn tìm ra cách để mức lương công việc chia lên xuống hàng tháng thì khi đó mới hợp lệ. Còn không thì chỉ có 2 cách để bạn chọn cho "đúng luật" là đóng 100% lương hoặc "chi" cho các bác kiểm tra BH.
    Làm cách này có lợi cho NSDLD nhưng không có lợi cho NLD.
    Vậy nên cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí cho cty mà hiện này các bác nhà mình đang làm là 'chi" cho các bác bên BH.
    Một số kinh nghiệm và hiểu biết của mình, mong các bạn đóng góp thêm.
    QUOTE(Chú Thích)(thidang_bmw @ Sep 10 2011, 02:24 PM)

    Cả nhà ơi cho mình hỏi 1 tí về vấn đề bảng lương. Sếp mình muốn xây dựng bảng lương như sau:
    Tổng lương = Lương cơ bản + Lương công việc
    Trong đó: + Tổng lương là lương thỏa thuận với người lao động.
    + Lương cơ bản được xây dựng theo hệ số (dùng để đóng BHXH, BHYT, BHTN)
    + Lương công việc = Tổng lương - Lương cơ bản

    Và chỉ đăng ký với phòng lao động Lương cơ bản.
    Như vậy, theo cả nhà phần lương công việc không phải xây dựng thang bảng như thế có phù hợp với quy định pháp luật lao động về tiền lương hay ko???
    Khi phòng lao động TBXH hay cơ quan thuế kiểm tra thì có bị vi phạm ko?
    Rất mong cả nhà đóng góp ý kiến.
     
  8. Dan dan

    Dan dan New Member

    Tham gia ngày:
    20/7/11
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(boulevard @ Feb 21 2012, 04:33 PM)

    Chào cả nhà,
    Mình xin góp một í nhỏ như sau:
    Đa số các công ty có 02 khoản lương như bạn nói. Trong đó
    1. Lương cơ bản: dùng để đóng BHXH, BHYT, BHTN, Công đoàn (đơn giản là mấy món này thôi)
    2. Lương công việc: đây là phần lương cố định chứ không thay đổi theo từng tháng như các bạn đang hiểu. Ví dụ: khi thỏa thuận với NLĐ là tổng lương =10 triệu thì trong đó 3 triệu là LCB, 7tr còn lại là lương công việc, các khoản chế độ chính sách khác như phụ cấp, trợ cấp, thưởng,.... là khác nhau và không được gọi là lương. Lương được hiểu là khoản cố định và được tính dựa trên ngày công lao động, còn tổng thu nhập chính là cộng toàn bộ các khoản trên lại---> một số bạn còn nhầm lẫn chỗ này. Khi nghỉ việc người lao động sẽ được công ty tính chế độ dựa trên tổng lương = LCB + LCV, còn cơ quan nhà nước thì chỉ tính dựa trên LCB.

    Như trên thì hi vọng mình đã làm rõ được câu hỏi của bạn để các thành viên góp ý thêm.
    Trở lại vấn đề có đúng luật hay không thì mình chắc chắn là không đúng. Hơn 90% các công ty tại VN đang làm như vậy để chỉ với 1 lý do là "trốn BH" vì nếu đóng nguyên lương thỏa thuận với NV thì công ty sẽ bỏ ra một chi phí quá lớn. Do đó mà mỗi đợt BHXH xuống kiểm tra thì 'đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn".
    Và mình cũng đã tham khảo ý kiến của các bác bên BHXH TP và một số quận huyện thì khi nào các bạn tìm ra cách để mức lương công việc chia lên xuống hàng tháng thì khi đó mới hợp lệ. Còn không thì chỉ có 2 cách để bạn chọn cho "đúng luật" là đóng 100% lương hoặc "chi" cho các bác kiểm tra BH.
    Làm cách này có lợi cho NSDLD nhưng không có lợi cho NLD.
    Vậy nên cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí cho cty mà hiện này các bác nhà mình đang làm là 'chi" cho các bác bên BH.
    Một số kinh nghiệm và hiểu biết của mình, mong các bạn đóng góp thêm.




    Cho mình hỏi thêm phần góp ý của bạn: Lương cơ bản + Lương CV thì có thể giảm được BH nhưng thuế TNCN thì có cách nào giảm hơn được ko ạ? Cảm ơn bạn
     
  9. boulevard

    boulevard New Member

    Tham gia ngày:
    13/11/09
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Chào bạn,
    Về phần thuế TNCN thì mình thấy khó mà giảm được, nếu có giảm được cũng được tí ít và chỉ có 2 cách:
    1. Công ty phải có hai hệ thống sổ sách kế toán: 1 là hệ thống báo cáo cho các cơ quan nhà nước, 2 là để nội bộ quyết toán thu - chi với nhau---> cách này hơi mạo hiểm với kế toán nhưng được nhiều công ty sử dụng.
    2. Bạn có thể thỏa thuận với NLD để tách phần lương CV ra thành các phụ cấp nhưng điều này sẽ thiệt nếu NLĐ nghỉ việc vì lúc đó mình chỉ giải quyết nghỉ việc trên lương thôi (không tính phụ cấp nếu không cố định hoặc tùy theo quy chế từng công ty). Ví dụ: Lương CV là 7tr thì tách ra tiền phụ cấp cơm là 550K chẳng hạn. Tuy nhiên chi phí này rất ít vì hiện tại mình thấy chỉ có phần tiền cơm là không bị đánh thuế nếu không vượt, các khoản khác đều bị đánh thuế cả.
    Cách hay nhất vẫn là tự NV làm giảm trừ gia cảnh thôi, chẳng hạn như một số bác làm là đăng ký nhận con nuôi ----> cách này thường chỉ có các bác có mức lương cao thì mới làm thôi.
    Một số góp ý cho bạn!

    QUOTE(Chú Thích)(Dan dan @ Feb 22 2012, 05:23 AM)

    Cho mình hỏi thêm phần góp ý của bạn: Lương cơ bản + Lương CV thì có thể giảm được BH nhưng thuế TNCN thì có cách nào giảm hơn được ko ạ? Cảm ơn bạn
     

Chia sẻ trang này

Share