Hiểu đúng về văn hóa doanh nghiệp

Thảo luận trong 'VĂN HÓA DOANH NGHIỆP' bắt đầu bởi Cẩm Tú, 10/3/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. Cẩm Tú

    Cẩm Tú Moderator

    Tham gia ngày:
    3/3/09
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Vietnam
    Thời gian gần đây, thuật ngữ “Văn hóa doanh nghiệp” rất thường được sử dụng và phổ biến trong giới doanh nhân và các nhà quản lý. Các doanh nghiệp bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng văn hóa cho mình.


    Tuy nhiên, việc hiểu đúng thuật ngữ này là hết sức cần thiết trong bối cảnh có quá nhiều những lớp chiêu sinh giảng dạy về đề tài này, nhưng mỗi nơi, mỗi thầy lại giảng một kiểu, gây bối rối cho người học.


    Có người cho rằng: “Văn hóa tổ chức là những nét đặc trưng cơ bản để phân biệt tổ chức này với tổ chức khác”, từ đó kết luận “Văn hóa doanh nghiệp là những nét đặc trưng cơ bản để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác”.


    Hai cụm từ “đặc trưng” và “phân biệt” được nhấn mạnh và lặp đi lặp lại nhiều lần trong các lớp học về văn hóa doanh nghiệp, làm học viên nhớ và “thấm” rất kỹ. Kết quả là các doanh nghiệp có người theo học luôn tìm mọi cách để làm cho doanh nghiệp mình có những nét văn hóa “khác người”.


    Nỗ lực này đôi khi đem lại kết quả tệ hại vì doanh nghiệp bỗng trở thành một tổ chức lạc lõng, không giống ai, thậm chí có khi còn rất phản cảm vì những “nét văn hóa” rất kỳ cục, gây khó chịu cho cả những người trong cuộc.


    Ví dụ, có doanh nghiệp bắt buộc tất cả nhân viên, kể cả quản lý cấp cao, phải đứng dậy, cúi đầu chào khi tổng giám đốc bước vào, và chỉ được ngồi sau khi tổng giám đốc cho phép.


    Văn hóa “sùng kính” theo kiểu vua chúa này quả thật là “đặc trưng” và “khác biệt”, nhưng nó lại gây khó chịu không chỉ cho cán bộ quản lý cấp cao mà còn cho bất cứ nhân viên nào có lòng tự trọng. Không ít trường hợp, những người mới vào bị “sốc” văn hóa và lập tức bỏ việc ngay sau cuộc họp đầu tiên.


    Thay vì chú trọng đến “nét riêng” để “phân biệt”, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng văn hóa là tập hợp những nét chung của tổ chức về giá trị, niềm tin, được cụ thể hóa thành các chuẩn mực đạo đức, hành vi, và thể hiện qua các nghi thức, lề thói, trang phục, màu sắc, cách trang trí, biểu tượng, cách giao tế, ứng xử, tương tác… mà các thành viên trong tổ chức chấp nhận hoặc bị chi phối.


    Các giá trị, niềm tin này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường văn hóa, xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động. Chúng không thể đi ngược lại những giá trị truyền thống của dân tộc, đất nước, con người bao quanh doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì cố đi tìm “nét riêng” để phân biệt, nhiều khi trái với truyền thống, đạo lý, nhiều doanh nghiệp tập trung xây dựng những giá trị cốt lõi (core values) phù hợp với truyền thống tốt đẹp chung của xã hội và của nghề kinh doanh; rồi từ đó truyền bá, áp dụng trong doanh nghiệp mình, hình thành nét văn hóa chung của những người cùng làm việc trong doanh nghiệp, không quan trọng nét văn hóa này có “khác biệt” so với các doanh nghiệp khác hay không.


    Những nét chung đó có thể là các nguyên tắc chung như hướng về khách hàng, vì lợi ích và sự phát triển của cộng đồng, bảo vệ môi trường, quan tâm đến người lao động, vì sự phát triển bền vững, không vì lợi nhuận ngắn hạn… Còn phần khác biệt chẳng qua là phần “nổi” trong cách thể hiện như đồng phục, logo, màu sắc trang trí văn phòng, các nghi thức hội họp… - vốn chỉ là phần “bề mặt” của văn hóa doanh nghiệp.


    Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng bản chất của văn hóa doanh nghiệp không phải là để “phân biệt”, mặc dù người ngoài có thể nhìn thấy sự khác biệt, mà là để “thống nhất và cùng thể hiện” những giá trị, niềm tin, chuẩn mực đạo đức, hành vi… mà những người trong doanh nghiệp cùng chấp nhận hoặc bị chi phối.


    Có người tuyệt đối hóa và kỳ vọng văn hóa doanh nghiệp như là một thứ tín ngưỡng của doanh nghiệp, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi người sáng lập doanh nghiệp và buộc các thành viên trong doanh nghiệp xem như “đạo”, như “đức tin” để luôn tự giác đi theo.


    Thực ra, văn hóa doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng bởi người sáng lập mà chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường xung quanh, bao gồm văn hóa đất nước, khu vực, ngành nghề, đối tác, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh…


    Một doanh nghiệp có khách hàng mục tiêu là “lớp” người sang trọng, phải xây dựng văn hóa thể hiện đẳng cấp với nhiều nghi thức trang trọng; ngược lại, một doanh nghiệp có khách hàng mục tiêu là giới bình dân, ví dụ, nông dân thì phải xây dựng những nét văn hóa giản dị, bình dân, phù hợp với bản chất “lúa” của nông dân.


    Doanh nghiệp cũng luôn hướng tới xây dựng “màu cờ sắc áo” khác với đối thủ cạnh tranh để khỏi bị “đụng hàng” và bị “đồng hóa”. Ngoài ra, nếu hợp tác với đối tác chiến lược, doanh nghiệp cũng thường cân nhắc, không xây dựng văn hóa quá “chỏi” với văn hóa của đối tác chiến lược này.


    Văn hóa doanh nghiệp cũng có nhiều tầng lớp từ trong ra ngoài. “Tầng gốc” bao gồm triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi, niềm tin…; “tầng sâu” bao gồm các chuẩn mực đạo đức, hành vi…; “tầng giữa” bao gồm phong cách quản lý, nghi thức, lề thói...; và “tầng bề mặt” thể hiện qua “màu cờ sắc áo” như logo, đồng phục...


    Tương tự như vậy, “đức tin” cũng được thể hiện qua nhiều mức độ khác nhau của các nhóm “tín đồ”. Trong cùng là “nhóm nòng cốt” với thành phần thường có là những người sáng lập và các cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp với niềm tin tuyệt đối. Kế đến là “nhóm chấp nhận” - chưa tin lắm, nhưng chấp nhận và chịu sự chi phối.


    Tiếp theo là “nhóm ủng hộ”- chưa tin, chưa chấp nhận, nhưng ủng hộ và tự giác thực hiện các chuẩn mực vì mục tiêu chung. Rồi đến “nhóm thực hiện” - chưa tin, chưa chấp nhận, không ủng hộ, nhưng vẫn thực hiện vì bắt buộc và không tự giác. Cuối cùng, không thể không có, là “nhóm ngoại đạo”- không tin, không chấp nhận, không ủng hộ, không chịu thực hiện, luôn tìm cách chống đối, và muốn thay đổi cả văn hóa doanh nghiệp.


    Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là quá trình lâu dài, tương tự như việc truyền bá một thứ tín ngưỡng - phải có thời gian để “thấm” dần. Các doanh nghiệp nên khởi đầu từ tầng gốc - xây dựng triết lý kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi…


    Các xu hướng mới trong văn hóa doanh nghiệp không hề xa lạ, khác biệt với các giá trị truyền thống được cả thế giới chấp nhận và đề cao. Những giá trị này không gì khác hơn là việc coi trọng đạo đức kinh doanh; sự thể hiện trách nhiệm không chỉ đối với cổ đông mà còn đối với khách hàng, cộng đồng, môi trường, người lao động, đối tác…; hoạt động công khai, minh bạch, tuân thủ pháp luật; phát triển bền vững, không vì lợi nhuận ngắn hạn; khuyến khích phản biện nội bộ; coi trọng uy tín doanh nghiệp… Từ những giá trị rất chung này, doanh nghiệp sẽ xây dựng các chuẩn mực đạo đức, hành vi, tạo lập các phong cách lề lối làm việc, xây dựng “màu cờ sắc áo”…


    Sẵn sàng học tập và ứng dụng cái hay, cái tốt của người khác là một trong những nét văn hóa rất cần của cả con người lẫn doanh nghiệp. Khác với việc xây dựng thương hiệu - rất cần sự khác biệt, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp không nhất thiết phải đi tìm những giá trị khác biệt không giống ai.


    Những cái chung tốt đẹp, được nhiều người chấp nhận, được thể hiện theo cách riêng mới là điều đáng để doanh nghiệp theo đuổi. Và đừng bao giờ kỳ vọng xây dựng một văn hóa doanh nghiệp như một thứ tín ngưỡng tuyệt đối mà mọi thành viên trong doanh nghiệp đều phải tin và làm theo.
     
  2. happyonion

    happyonion New Member

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cám ơn Cẩm Tú rất nhiều. Bài viết hay quá, bạn có thể cho mình biết tác giả của bài viết này không.


    Nhân đây, mình cũng muốn nhờ các bạn giúp: Công ty mình đã hoạt động từ lâu đời nhưng đến nay, lãnh đaọmới quan tâm đến vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bọn mình được giao trọng trách (hihi) này nhưng thấy còn quá non nên muốn thuê 1 tư vấn độc lập cùng làm với bọn mình: tư vấn sẽ hỗ trợ về phương pháp luận, kinh nghiệm trong nước và trên thế giới, còn nhóm mình sẽ áp dụng vào thực tế của Công ty. Bạn nào có thể giới thiệu cho mình một chuyên gia/hãng tư vấn uy tín trong vấn đề này không?


    Cám ơn cả nhà nhìu nhìu nhìu.
     
  3. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Bạn ở đâu vậy HN hay HCM ? Theo mình bạn nên để lại mail và 1 số thông tin, HK tin bạn sẽ có được phản hồi. À trên thư viện có một số tài liệu về xây dựng văn hóa doanh nghiệp đấy.
     
    Last edited by a moderator: 10/3/09
  4. cpovietnam

    cpovietnam New Member

    Tham gia ngày:
    15/2/09
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Để hiểu cho đúng về VHDN thì trước hết cần phải hiểu thế nào là Văn hóa?


    Văn hóa là gì ?


    Cụm từ "Văn hóa" vốn bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultural" có nghĩa là sự cày cấy, vun trồng. Từ nghĩa hạn hẹp ban đầu gắn với hoạt động nông nghiệp cổ xưa, nội dung của khái niệm văn hoá mở rộng và phát triển thành ý nghĩa vun trồng, bồi đắp hoạt động tinh thần của con người.


    Bản chất đích thực của văn hoá là làm cho con người phát triển gắn chặt với sự sáng tạo, văn hoá luôn gắn với phát triển, không đứng ngoài phát triển. Văn hoá là nhân tố nội sinh của phát triển, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.


    Cùng với quá trình phát triển, văn hoá ngày càng có nhiều nội dung phong phú. Do đó có rất nhiều định nghĩa với các cách tiếp cận khác nhau về văn hoá:


    - "Văn hoá là một phức thể bao gồm kiến trúc, tín ngưỡng, nghệ thuật, luật pháp, tập quán và mọi khả năng và thói quen mà con người, với tư cách là thành viên xã hội đạt được" (E.B Tailer)


    - "Văn hoá bao gồm các quá trình kế thừa về kỹ thuật, tư tưởng, tập quán và giá trị" (Ma-li-nốp-xki)


    - "Văn hoá là cách ứng xử mà các thành viên trong xã hội học được" (F.Merill)


    - "Văn hoá bao gồm toàn bộ tạo phẩm do con người làm ra trong quá trình thích nghi với môi trường" (Blin Meltal)


    - "Văn hoá là hình thái toàn diện của những thể chế mà con người cùng có chung trong xã hội" (J.H. Fixter)


    - "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình" (Giáo sư Trần Văn Thêm)


    - "Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi- cái đó là văn hoá". (E.Heriôt )


    "Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình". (UNESCO)
     
  5. vietna

    vietna Moderator

    Tham gia ngày:
    4/6/08
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hải Phòng - Hà Nội
    Định nghĩa của CPOVietNam giống Slide của một số người quá thể. :D
     
  6. happyonion

    happyonion New Member

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình đang ở Hà Nội. Email của mình đã có trên hệ thốgn rồi đấy vì mình vẫn nhận được email của CLB CPO mà. Xin lỗi là mình không muốn public email lắm vì thấy mọi người hay bị spam. Hơn nữa, thông tin gửi lên đây sẽ tốt cho nhiều người nữa mà.
     
  7. vietna

    vietna Moderator

    Tham gia ngày:
    4/6/08
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hải Phòng - Hà Nội
    Bạn làm thế thì chỉ có một số người giúp bạn được thôi còn những người khác cùng diễn đàn thì rất khó khăn đấy!
     
  8. happyonion

    happyonion New Member

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đây là một bộ quy định về cách hành xử trong giao tiếp và công việc của Areva, mình gửi các bạn tham khảo. Một trong những sản phẩm trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của bên mình sẽ là bộ quy định như thế này. Mình còn bản của Motorola nhưng quá 2M nên k upload được. :p

    VLC_AREVA.pdf
     

    Các file đính kèm:

  9. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Thế thì khó giúp cho bạn thật. Thời thế giới phẳng, nhận spam là chuyện bình thường. Bản thận mình ngay cả hòm thư spam cũng phải kiểm tra vì nhiều công ty có đuôi mail bị đánh dấu spam.


    Về tài liệu, bạn có thể vui lòng chuyển về BQT để BQT trợ giúp. Có nhiều cách để up lên ví dụ như rã tài liệu ra làm nhiều phần hoặc up lên host miễn phí.


    Bạn xem qua box văn hóa doanh nghiệp, biết đâu có cái gì đó giúp được bạn.
     
  10. happyonion

    happyonion New Member

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình đã vào box đó rồi và download được bộ tài liệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp rất hay. Cám ơn mọi người nhé. Mình đã say thanks ở đó rùi. :)
     
  11. trangdh

    trangdh Member

    Tham gia ngày:
    25/12/08
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Hi!


    Tớ là dân ko chuyên, cũng quan tâm vì công ty cũng muốn làm cho nó quy văn củ.


    Nếu có thể tư vấn miễn phí, hoặc có dịch vụ, hoặc mô tả dịch vụ thì báo (cả báo giá) cho tớ để bên tớ xem xét. Hì hì ... hì hục tìm kiếm ko biết làm có ra gì ko? Có 1 bên hỗ trợ vẫn tốt hơn vì trong quá trình làm có rất nhiều thứ nảy sinh.


    Còn mấy cái quy trình, khái niệm trên mạng nhiều lắm và kinh nghiệm áp dụng thì =0.


    Email: trang32323@yahoo.com


    Spam thì thoải mái, sống chung với lũ mà, quan trọng là tớ cần thông tin gì sẽ chọn lọc.
     
    Last edited by a moderator: 11/3/09
  12. happyonion

    happyonion New Member

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    hehe, đó chính là điều tớ chưa muốn nói đến. Mình đọc nhiều, nghiên cứu nhiều để làm ra một lô quy định, quy trình, phép tắc, lễ nghi... rồi nó lại rơi vào dĩ vãng. Điển hình là bộ Văn hóa doanh nghiệp của PV đó, mức độ áp dụng >0 một tí. Sorry các bạn bên PV nhé!


    Có 2 cuốn sách của Jim Collins mình muốn recommend cho các bạn đang nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp đó là: Good to Great (Từ tốt đến vĩ đại) và Xây dựng để trường tồn (Build to last). Các bạn đọc đi rồi mình cùng thảo luận nhé!
     
  13. secret

    secret New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/09
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Các bạn có thể cho mình xin các tài liệu quy trình đó được không ?
     
  14. trangdh

    trangdh Member

    Tham gia ngày:
    25/12/08
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn chịu khó tìm kiếm trong kho tài liệu của diễn đàn như bạn Happy ấy. Có sẵn hết mừ.
     
  15. hoatuyet_vk11

    hoatuyet_vk11 New Member

    Tham gia ngày:
    3/12/08
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cam on tai lieu quy gia cua ben happyonion, gia nhu co bo cua Motorola nua thi tot qua chung :lol:
     
  16. happyonion

    happyonion New Member

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình đã gửi bộ Code of Business Conduct của Motorola cho bạn anhnguyet_hro và nhờ bạn đưa lên diễn đàn giùm. Các bạn chờ nhé!
     
  17. anhnguyet.ql

    anhnguyet.ql Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    6/10/08
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0

    Các file đính kèm:

  18. trangdh

    trangdh Member

    Tham gia ngày:
    25/12/08
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Kinh nghiệm áp dụng thực tế thì như thế nào các cậu nhỉ. Ai đã trải qua share được không?


    (Đọc cái này - tài liệu văn hóa các doanh nghiệp search ra thì nhiều lắm mà.)
     
    Last edited by a moderator: 12/3/09
  19. happyonion

    happyonion New Member

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Các CPO thông thái ơi, ai có mối nào về tư vấn văn hóa doanh nghiệp thì giới thiệu cho tui vớiiiiiiiiiiiiiiiii. Tui ở Hà Nội nheeeeeeeeeeee!


    Mọi người mải tranh luận quá quên mất cái tui nhờ roàiiiii
     
    Last edited by a moderator: 16/3/09
  20. trangdh

    trangdh Member

    Tham gia ngày:
    25/12/08
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    -Trụ sở: CT4.1001, Đô thị Sông Đà - Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội


    - Điện thoại: 04. 7855518


    - Fax: 04. 7855518


    - Website: http://www.cpoclub.net/


    - Email: contact@cpoclub.net
     

Chia sẻ trang này

Share