Không được giỏi hơn sếp của mình

Thảo luận trong 'HOẠCH ĐỊNH NHÂN SỰ' bắt đầu bởi aikido, 29/9/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. aikido

    aikido Guest

    VTV3 có chiếu một bộ phim truyền hình dài tập Việt Vương Câu Tiễn. Đây là bộ phim rất đáng xem vì các tác giả làm phim đã rất tôn trọng sự thật lịch sử. Trong phim hiện lên nhiều nhân tài, nhiều tính cách mà người xem không thể quên được: Phạm Lãi, Ngũ Tử Tư, Câu Tiễn, Phù Sai, Bá Bỉ, Nhã Ngư… Nếu lịch sử không có ích gì cho hiện tại thì không ai xem, đọc làm gì cho mất thời gian. Song các nhân vật lịch sử trong phim nói với chúng ta rất nhiều điều.


    Đây là một nhân tài trong lịch sử thời Xuân thu Chiến quốc. Cái thời tao loạn đó nếu không phải là người tài thì không tồn tại được trong lịch sử. Ngũ Tử Tư đã tồn tại trong lịch sử Trung Quốc nói riêng và trong văn hóa nhân loại nói chung suốt mấy nghìn năm nay, như thế Ngũ Tử Tư hẳn là người tài rồi. Ngũ Tử Tư tài đến mức đọc được từng ý nghĩ của vua chúa và các đối thủ của mình trên chiến trường. Khi Ngũ Xa (bố Ngũ Tử Tư) can gián Sở Vương mà bị tội chém, lúc đó Ngũ Tử Tư cùng anh trai là Ngũ Thượng đang cầm quân ở biên ải.


    Sở Vương giả danh Ngũ Xa viết thư cho Ngũ Thượng và Ngũ Tử Tư nói rằng mình bị bệnh nặng, mong các con về thăm. Ngũ Tử Tư biết ngay đây là âm mưu của Sở Vương muốn giết cả hai anh em mình nên Ngũ Tử Tư không về mà chạy trốn sang nước Ngô. Còn Ngũ Thượng thì về triều và bị chém ngang lưng. Khi chạy khỏi nước Sở, đi qua cửa ải, quan trấn ải bắt Ngũ Tử Tư lại, với người khác trong tình thế đó thì chỉ có chết. Nhưng Ngũ Tử Tư nói với quan trấn ải rằng: “Vua Sở truy bắt tôi vì tôi có một viên ngọc quý, nhưng trên đường chạy trốn tôi đánh mất viên ngọc đó rồi. Nếu ông bắt tôi giải về kinh, tôi sẽ khai với Sở Vương rằng ông đã thu viên ngọc đó và nuốt vào bụng, chắc chắn Sở Vương sẽ mổ bụng ông ra”. Quan trấn ải nghe thế sợ khiếp vía đành phải thả cho Ngũ Tử Tư sang nước Ngô.


    Ở Ngô, Ngũ Tử Tư được Ngô vương là Hạp Lư phong làm đại tướng. Vì muốn trả thù cho cha và anh, Ngũ Tử Tư xin Hạp Lư mang quân đánh nước Sở. Ông vạch một kế hoạch tác chiến tài tình đến mức chỉ một trận là vua quan nước Sở đều phải đầu hàng. Vài ví dụ trên cho thấy Ngũ Tử Tư là một nhân tài. Song người tài chưa chắc đã giữ được sinh mạng của mình. Trong sử sách ai cũng từng biết Ngũ Tử Tư bị con trai của Phù Sai giết. Ngũ Tử Tư rất tài, song ông cũng là người rất dại.


    Cái dại lớn nhất của Ngũ Tử Tư là luôn chứng tỏ mình tài hơn vua. Mọi chiến công của nước Ngô, đều do kế hoạch tác chiến của Ngũ Tử Tư vạch ra, do chính ông chỉ huy trên chiến trường. Vì thế ông được Phù Sai tôn là á phụ (như chú ruột) và phong làm tướng quốc. Cho dù làm tướng quốc, ngồi trên muôn người, nhưng lẽ ra Ngũ Tử Tư nên biết rằng trên đầu mình còn có một “ông sếp”, ấy là Phù Sai. Song hình như Ngũ Tử Tư không hề biết đến điều đó, ông như vì sao sáng nhất bầu trời nước Ngô và không biết rằng có vì sao khác đang ở trên mình. Vì thế, trong triều, ông luôn nghênh ngang nói với vua rất to tiếng và gọi tên cúng cơm của vua là Phù Sai, chứ không gọi là đại vương. Không một việc gì của Phù Sai làm mà Ngũ Tử Tư vừa ý cả, mặc dù có nhiều việc Phù Sai quyết rất đúng, nhưng ông vẫn phê phán. Đó là mầm hoạ của Ngũ Tử Tư.


    Cấp dưới có thể rất giỏi, nhưng không được phép giỏi hơn sếp. Đây là một nguyên tắc sống bất di bất dịch. Nếu nhân viên luôn chứng tỏ mình giỏi hơn sếp thì chắc chắn sẽ bị đuổi việc. Giả sử trong một cơ quan có một chuyên viên tài ngang Ngũ Tử Tư, và cứ giao ban là chê bai mọi kế hoạch của bộ trưởng thì ông chuyên viên ấy có phải khăn gói ra đi không?


    Ngài Henri Ford đăng cai hội nghị các Thống đốc Ngân hàng thế giới ở Washington. Trong hội nghị này, Ford đã đọc một bài diễn văn rất quan trọng. Khi hội nghị sắp tan, người ta mời ông giám đốc tài chính của hãng Ford lên phát biểu. Ông này đã đọc một bài diễn văn cực hay khiến cả hội trường nhiều lần phải đứng dậy vỗ tay. Ngay hôm sau ông bị thải hồi. Vị giám đốc tài chính này sau đó, được giới DN ôtô Nhật Bản mời sang làm cố vấn cao cấp. Chỉ trong một thời gian ngắn, ôtô của Nhật Bản đánh bại ôtô Ford ngay trên thị trường Mỹ.


    Thiên hạ nhiều người tài lắm, nhưng người tài nhất là người biết giấu tài của mình. Lão Tử – Nhà triết học lỗi lạc được cả thế giới tôn là “túi khôn của nhân loại” nhưng sinh thời, ông sống khiêm nhường đến mức không ai biết ông là người đại tài. Đến bây giờ sau mấy nghìn năm, nhân loại ngẫm nghĩ về những điều Lão Tử viết mới sửng sốt và tôn ông là “túi khôn của nhân loại”.


    Nếu như thời đó Lão Tử cũng hàng ngày xông vào triều, dạy vua rằng phải làm thế nọ, phải làm thế kia thì chắc chắn ông đã bị phanh thây từ lâu rồi và bây giờ chúng ta không được học Lão Tử nữa. Bi kịch của Ngũ Tử Tư rất gần với bi kịch của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi là mưu thần số 1 của Lê Lợi. Khi Lê Lợi đang là một tù trưởng không ai biết đến trong rừng núi Lam Sơn thì Nguyễn Trãi đã là một nhân sĩ lừng danh rồi. Khi tìm đến Lam Sơn để gặp Lê Lợi, vào đúng ngày giỗ của bố Lê Lợi, Nguyễn Trãi thấy ông tù trưởng này vừa thái thịt lợn luộc để đơm cúng cha vừa bốc ăn nhồm nhoàm thì Nguyễn Trãi chán lắm, định bỏ về.


    Nhưng thời đó không ai có gan để kéo cờ khởi nghĩa chống Minh như Lê Lợi cả, vì thế mà Nguyễn đi theo phò Lê Lợi. Ông là người đầu tiên ở nước ta vạch ra cả một chiến lược địch vận, những bài văn, bài hịch, bài thơ của Nguyễn Trãi làm tan tác hàng chục vạn quân Minh. Khi thắng giặc, Nguyễn Trãi viết bản hùng ca Bình Ngô Đại Cáo nổi tiếng. Và sau đó ông cáo quan về hưu ở núi Côn Sơn. Đã ở ẩn trên núi cao, vui với khe suối, trúc tre mà Nguyễn Trãi thỉnh thoảng vẫn viết thư về triều dạy vua rằng việc này phải làm như thế này, việc kia phải làm như thế kia thì chắc chắn là Nguyễn Trãi phải chết. Người giết Nguyễn Trãi là con của Lê Lợi và các quan cận thần (theo La sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn).


    Văn hoá công chức, suy đến cùng là văn hoá ứng xử giữa cấp dưới với cấp trên. Anh rất trung thành – tốt. Anh rất giỏi nghiệp vụ – rất tốt. Nhưng anh đừng cố tỏ ra giỏi hơn sếp của anh.


    Theo DDDN


    ---> Một anh vừa thái thịt để giỗ bố vừa bốc vụng ăn nhồm nhoàm. Ấy chỉ nhờ người tài mà làm nên đại sự.
     
  2. hoadinh09

    hoadinh09 Thành viên BQT Hồ Chí Minh

    Tham gia ngày:
    29/6/09
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TPHCM
    Thực ra, thời nay, vị Chef giỏi là người có thể sử dụng những người giỏi hơn mình. Quản lý không nhất thiết phải giỏi chuyên môn, còn giỏi chuyên môn chưa chắc có thể làm nhà lãnh đạo giỏi.


    Nếu bạn là nhà quản lý giỏi, bạn phải vui mừng khi nhân viên của bạn giỏi. Lúc đó, bạn có thể rảnh rang để lo cho mảng hoạch định chiến lược của mình và phát triển những ý tưởng sáng tạo mới. Còn nếu bạn không có nhân viên giỏi, chắc chắn bạn sẽ không thể chu toàn tất cả công việc của bộ phận mình một cách tốt nhất mà không phải tự thân vận động.


    Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nếu bạn luôn tỏ ra kiêu căng, tự phụ vì những hiểu biết của mình hơn Chef, tỏ ra sự khinh thị của mình với Chef trước mặt những nhân viên khác thì chắc chắn, dù giỏi cách mấy, bạn cũng sẽ được ghi sổ "đen" và có nhiều "cơ hội" ra đi hơn tất cả những người khác mà thôi. Khi ấy, triết lý của người xưa sẽ là vấn đề nên suy gẫm biết bao.


    Vài dòng chia sẻ...
     
  3. Nguyen Duy Kym

    Nguyen Duy Kym Member

    Tham gia ngày:
    18/9/08
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Như vậy tóm lại là không phải không nên giỏi hơn Sếp nhưng đứng cố gắng chứng tỏ mình giỏi hơn Sếp?


    Mình nghĩ trên thực tế ghi như vậy có vẻ có lý hơn:


    _ Nhân viên về chuyên môn phải bắt buộc giỏi hơn Sếp


    - Về chiến lược , phân công, quản lý nhân viên,....tóm lại là các công việc của Sếp, nếu giỏi hơn, lúc đó có 3 vấn đề:


    + 1 bạn chấp nhận theo thời đại phong kiến, tôn sùng 1 chủ và chịu hy sinh làm bệ phóng của sếp để tư vấn và chấp nhận cùng chia hưởng thành quả của sếp, khi vị trí leo lên là impossible. Do vậy tuyệt đối đúng nên chứng tỏ giỏi hơn Sếp trước mặt người khác nhưng cũng nên là người chứng minh mình có năng lực để hỗ trợ Sếp nếu cần. Mình nghĩ Sếp nào cũng cần có những cộng sự giỏi, vì sẽ giúp sếp đỡ nhức đầu :)


    + 2 là thể hiện bản thân, chứng minh và show up trước mọi người . Khi đó chấp nhập 1 là mọi người công nhân, cơ hội thăng tiến cao, 2 là ra đi.(dân Marketing hay Designer có xu hướng này vì họ biết Công ty cần họ)


    + 3 là Chuyên môn giỏi tự tin tìm nơi tốt nhất phát huy khả năng lãnh đạo của mình hoặc tự mở Công ty để trải nghiệm khả năng của mình.


    Tuy nhiên trong tất cả vấn đề trên, yếu tố 3 là phiêu lưu nhất, vì dù sao, khi đi làm thuê không có Sếp trực tiếp vẫn còn có Sếp Tổng, hay Chủ tịch HDQT lớn hơn. Ngoài ra, có 1 yếu tố giỏi theo nhiều hướng, có nhiều người không giỏi, nhưng vẫn khiến người khác phục vụ cho mình. Như vậy các Sếp của các pác cũng đã giỏi rồi. Nên nói cho cùng, các pác có chọn solution nào đi nữa, nên ngó trước nhìn sau và nên tôn trọng Sếp 1 chút, nếu Sếp không đáng tôn trọng, thật sự, đó là cực hình của các pác.
     
  4. agelhaithanh

    agelhaithanh Guest

    + 4 là làm song song một công việc nữa: kinh doanh chẳng hạn... có thể phát huy hết năng lực của mình ở công việc này, vì đây là công việc của chính mình mà. :p
     
  5. hiepphoma

    hiepphoma Thành viên BQT Sài Gòn

    Tham gia ngày:
    21/5/08
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình cũng thấy những vấn đề bạn đưa ra rất đúng, vì trong thời đại này biết mình biết ta thì trăm trận trăm thắng. Nếu bạn cố gắng thể hiện là bạn giỏi hơn sếp về mọi mặt cả chuyên môn và quản lý thì bạn là một vấn đề suy nghĩ của sếp. Theo mình nếu bạn là nhân viên thì bạn nên biết thể hiện tài năng với sếp trực tiếp của mình, khi nào sếp trực tiếp của mình tự cảm thấy mình có khả năng vượt sếp rồi hoặc giỏi hơn sếp họ sẽ cho mình tự làm việc đó với một sếp cấp trên hoặc là họ sẽ lấy hết công lao của bạn về họ cũng nên (suy nghĩ tiêu cực), hoặc là họ sẽ tìm cách cho bạn đi ra khỏi công ty thì bạn nên biết những cái đó để mình một công ty khác nha. Đó cũng là một tủơnừg hợp trong phim "Lọ len thời @".


    Cùng chia sẽ và rút kinh nghiệm.....
     

Chia sẻ trang này

Share