Nghỉ đầu năm 2010 có được trợ cấp thất nghiệp?

Thảo luận trong 'TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG' bắt đầu bởi hoacomay, 11/1/10.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Tôi làm ở công ty A được hơn năm năm. Tôi đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đầu năm 2009 và dự tính đến tết năm 2010 sẽ nghỉ luôn để về quê.


    Như vậy tôi có được lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp không? Nếu được tôi cần phải làm những thủ tục giấy tờ nào? Xin mẫu ở đâu? Nộp hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Nếu được hưởng tôi xin lãnh ở quê có được không?


    Holy
     
  2. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    - Theo Điều 15 Nghị đinh số 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:


    1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.


    2. Đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.


    3. Chưa tìm được việc làm sau mười năm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này.


    Căn cứ các cơ sở pháp lý nêu trên, trường hợp tính đến ngày bạn chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động mà bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên thì bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.


    Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 127/2008, mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bạn được hưởng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động.


    Quy định về thủ tục, hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:


    Khoản 3, phần III Thông tư Số 04/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp đối với những trường hợp được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp như sau:


    1. Về hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp:


    - Đơn đăng ký thất nghiệp - gửi: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cấp huyện nơi bạn làm việc.


    - Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp - gửi: Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện nơi làm việc).


    - Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đúng pháp luật và xuất trình Sổ Bảo hiểm xã hội.


    - Người lao động bị thất nghiệp phải nộp đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.


    Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn hai mươi ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại mục 3.2, khoản 3 phần III Thông tư này.


    2. Về trình tự, thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp:


    - Trong thời hạn 7 ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải trực tiếp đến phòng LĐ-TB&XH cấp huyện nơi đang làm việc để đăng ký.


    - Phòng LĐ-TB&XH xác định mức, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi sở LĐ-TB&XH xem xét, quyết định.


    - Phòng được phân công thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc làm thuộc sở LĐ-TB&XH thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc sở xem xét, quyết định.


    - Quyết định của Giám đốc Sở LĐ-TB&XH gửi 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp; 01 bản gửi trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh để thực hiện việc tư vấn, giới thiệu việc làm; 01 bản gửi Phòng LĐ-TB&XH huyện để theo dõi việc tìm kiếm việc làm của người thất nghiệp, xác định người thất nghiệp trong trường hợp tạm dừng hoặc chấm dứt hay tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở LĐ-TB&XH xem xét quyết định; 01 bản gửi người lao động để thực hiện.


    Trình tự, thủ tục chi trả trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bạn xin mẫu để hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại phòng LĐ-TB&XH cấp huyện nơi đang làm việc hoặc tổ chức Bảo hiểm xã hội cấp huyện, nơi Công ty của bạn đóng Bảo hiểm xã hội.


    Mục 3.4, khoản 3, phần III Thông tư Số 04/2009/TT-BLĐTBXH quy định: Trường hợp người lao động khi thất nghiệp có nhu cầu chuyển đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp do di chuyển về nơi cư trú của gia đình hoặc về nơi ở của gia đình thì phải làm đơn đề nghị và gửi Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện nơi đang đóng bảo hiểm thất nghiệp để Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện giới thiệu hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo đề nghị của người lao động thực hiện. Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện tiếp nhận chuyển đến để hưởng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn nêu tại mục 3.3 Phần III Thông tư này.


    Chiếu theo quy định trên, khi bạn chuyển về quê sinh sống, bạn có quyền chuyển việc hưởng chế độ thất nghiệp về tỉnh mà bạn sinh sống.


    Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP


    (Văn phòng luật sư Gia Thành)
     

Chia sẻ trang này

Share