Những bước khởi đầu của một cuộc phỏng vấn

Thảo luận trong 'KIẾN THỨC XIN VIỆC, LÀM VIỆC' bắt đầu bởi tuananh87, 11/11/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. dangquang88

    dangquang88 Moderator

    Tham gia ngày:
    21/10/08
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nếu bạn tin rằng, bạn xứng đáng để được tăng lương thì hãy chủ động yêu cầu sếp về việc ấy. Đừng chần chừ hay chờ đợi sếp của bạn đề nghị cho việc tăng lương của bạn. Nhưng, hãy khảo sát những tiêu chí dưới đây trước khi đếp gặp sếp.


    Xác định những giá trị của bạn phù hợp với sự đòi hỏi của thị trường lao động, bằng việc thực hiện một cuộc khảo sát về những người có cùng công việc để có thể so sánh đươc. Đừng bao giờ đặt trường hợp của bạn trên nhu cầu là bạn đang cần rất nhiều tiền. Cuộc thương lượng phải dựa trên tiêu chí là tăng lương để xứng đáng với năng lực của bạn chứ không phải vì bạn cần tiền.


    Thực hiện một cuộc định giá về những giá trị mà bạn đáng để người chủ của bạn chấp thuận ngay lời đề nghị của bạn. Có một tính toán chính xác trong đầu bạn trước khi đi vào cuộc thương lượng. Tránh những sự so sánh. Đừng bao giờ so sánh lương của bạn với những đồng nghiệp khác.


    Nên nhớ rằng, hầu hết những người chủ đều có thể đồng ý ngay về việc tăng lương cho những nhân viên, những người đã có nhiều đóng góp cho sự thành công của công ty bởi việc tăng sự mua bán, lợi nhuận và hiệu quả; giảm thiểu những chi tiêu, phí tổn và thời gian; cải tiến hình ảnh công ty, mối quan hệ với khách hàng và những cạnh tranh tiến bộ. Bạn có làm được những điều đó chưa?


    Thực hiện một cuộc phân tích chi tiết về sự mô tả công việc của bạn. Là những mục tiêu mà bạn có thể thực hiện được, xác định những phương pháp đặc biệt đã đem lại nhiều lợi ích cho công ty từ việc áp dụng những kỹ năng làm việc của bạn, những khả năng chuyên môn, chuyên cần và kinh nghiệm.


    Lường trước được những câu hỏi khó, bằng cánh nhận ra được những điểm yếu của bạn và chuẩn bị những câu trả lời chính xác.


    Nếu bạn có một bản ghi chép về sự đánh giá gần đây về bạn, thì hãy nghiên cứu chúng cẩn thận, đặc biệt về những thành tích nổi bật nhất của bạn và cách khắc phục những khuyết điểm của bạn như thế nào.


    Biết đâu là những chuẩn mực mà chủ của bạn sử dụng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên và nghiên cứu xem bạn có đáp được những tiêu chuẩn đó chưa.


    Chuẩn bị tài liệu rõ ràng và ngắn gọn có liên qian đến vấn đề lương bổng và giá cả, nêu chi tiết những phương pháp làm việc tiến bộ mà bạn muốn đóng góp cho công ty.


    Ý thức tầm quan trọng về kỹ năng thương lượng: chăm chú lắng nghe những gì sếp nói; đừng đấu khẩu với ông ta; tránh đưa ra tối hậu thư; và, nếu cần thiết, hãy chuẩn bị thỏa hiệp.


    Thực hành với một người bạn có kinh nghiệm về vấn đề này, người biết hỏi bạn những câu hỏi tinh tế; biết phê bình những trình bày của bạn; và cung cấp cho bạn những thông tin phản hồi có ý nghĩa.


    Nếu, vì những hoàn cảnh bên ngoài điều khiển ông ta/cô ta, sếp của bạn không có khả năng tăng lương cho bạn trong lúc này, thì hãy cảm ơn ông ta/cô ta về việc đã lắng nghe lời đề nghị của bạn và đề nghị ông ta/cô ta nên xem xét lại về vấn đề này trong ba tháng tới.


    Nhớ rằng bạn sẽ phải làm việc với sếp của bạn trong tương lai; vì vậy, hãy để lại sau cuộc thương lượng bằng một mối quan hệ tốt, và đừng bao giờ đập mạnh cửa khi bước ra khỏi phòng thương lượng.
     
  2. dangquang88

    dangquang88 Moderator

    Tham gia ngày:
    21/10/08
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Lương cao bao giờ cũng tốt. Đây là điều luôn đúng. Tất nhiên, bạn cũng sẽ làm việc của mình dù được trả công xứng đáng hay không. Nhưng một khi bạn thực sự muốn tăng lương, thì phải biết cách đòi hỏi.


    1. Hiểu mong đợi của sếp


    Đây là điều kiện tiên quyết. Bạn phải chứng minh cho sếp thấy mình "có giá" hơn nhiều so với mức lương hiện tại và sếp của bạn sẽ nhanh chóng cho thấy ông/bà ta là người công bằng. Và bạn sẽ nhận được một lời hứa mà bất kỳ ai đi làm cũng mong muốn: tăng lương.


    Thực hiện cách này phải thật khôn khéo. Đừng đề nghị tăng lương chỉ vì bạn đã làm việc cho công ty rất nhiều năm, tháng. Vì dù bạn có làm việc bao lâu đi chăng nữa thì công việc hiện tại luôn phải làm tốt (đó cũng chính là lý do bạn được tuyển dụng). Thay vào đó, bạn phải chỉ cho sếp thấy được bạn đang làm tốt hơn yêu cầu hoặc bạn đang tiến hành công việc một cách sáng tạo, đạt được tỷ lệ hoàn thành công việc cao hơn mức bình thường.


    2. Tăng trách nhiệm công việc


    Nếu bạn đã làm rất tốt công việc hiện tại của mình, hãy nhận thêm các trách nhiệm khác. Việc này cũng chứng tỏ các khả năng khác của bạn. Đừng chờ đợi người khác giao việc, hãy nhìn xung quanh và tự "xắn tay" vào làm.


    Rồi sau đó, nhân cuộc nói chuyện với sếp, hãy chỉ rõ hiện tại bạn đang làm nhiều hơn công việc sếp giao và bạn "muốn" được trả lương phụ trội do những việc bạn đang làm thêm. Nếu sếp ngần ngại trước ý tưởng trao cho bạn thêm trách nhiệm (và kèm theo đó là tăng lương), hãy bắt đầu từ việc nhỏ nhặt dễ nhìn thấy nhất. Có một cách để "thể hiện" rõ điều này, đó là dọn bàn làm việc thật sạch sẽ và gọn gàng. Một chiếc bàn làm việc như vậy sẽ nói lên rằng: "Tôi đã hoàn thành xong việc của mình. Hãy giao thêm cho tôi một công việc khác".


    3. Biết cách "truyền tải" thành tích đạt được


    Ngay tại những doanh nghiệp trả lương thấp vẫn luôn tồn tại mức lương rất cao dành cho các "ngôi sao". Đó là do doanh nghiệp sợ nhân viên giỏi đi mất sẽ khiến cho họ cái giá họ phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, khi đề nghị tăng lương, hãy chuyển tải thông điệp đến sếp rằng bạn đang là một "ngôi sao". Điều này không chỉ giúp bạn được tăng lương mà còn khiến bạn luôn gặp thuận lợi trong công việc và nhận được sự kỳ vọng trong công ty.


    Kỳ vọng của mọi người là thứ có thể đo đạc được. Nếu bạn hoàn thành dự án của mình, mọi người sẽ biết. Nếu bạn hoàn thành dự án của mình một cách xuất sắc, bạn nên "nhắc nhở" mọi người về những kỳ vọng họ đã dành cho bạn và bạn đã đáp ứng những kỳ vọng đó như thế nào. Nhưng nếu bạn không "quảng cáo" về kết quả đạt được, sẽ chẳng ai quan tâm. Vì vậy, "thước đo" đặc biệt của một "ngôi sao" công sở hiện đại phải là: biết cách "quảng bá" thành tích đạt được mà không cần lên tiếng ồn ào.


    4. Có động lực làm việc


    Theo Ellen Fageson Eland, giáo sư ĐH George Mason University, những nhân viên có động lực làm việc thường dễ được đề bạt gấp đôi những nhân viên chẳng có tham vọng gì. Động lực làm việc sẽ giúp bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, và theo thời gian, nhất định bạn sẽ được tăng lương.


    Động lực làm việc cũng giúp bạn nhìn ra phương thức để khai thác hết tiềm năng của bản thân và phấn đấu vì các mục tiêu đặt ra. Đề ra động lực không phải là điều dễ dàng, và hầu hết những người thành công đều nói họ có rất nhiều hơn động lực để làm việc. Tuy nhiên, để khởi đầu, bạn nên bắt đầu từ một động lực làm việc. Có thể là: làm việc để được tăng lương.


    5. Nghĩ đến những phần thưởng phi tài chính


    Nếu đề nghị tăng lương không được chấp nhận, hãy cố gắng đừng đòi hỏi những gì liên quan đến tài chính nữa. Hãy đề nghị được làm việc ở nhà hay đề nghị có được kỳ nghỉ dài ngày hơn, được đi học để nâng cao kỹ năng làm việc, hay thậm chí xin được xuống làm việc ở chi nhánh của công ty hiện đang nằm ở thành phố có mức sống thấp hơn thành phố bạn đang sống. Những đề nghị này chẳng ảnh hưởng đến ngân sách của công ty, nhưng rõ ràng có giá trị về kinh tế với bạn.


    Bạn cũng có thể chuyển những lợi ích nhận được từ "phần thưởng phi tài chính" sang dạng tiền, khi chuyển sang làm việc ở công ty khác. Trong thỏa thuận về lương bổng với một công ty mới, khi được hỏi về mức lương ở công ty cũ, bạn hãy nói rõ tất cả lợi ích nhận được, bao gồm cả những phần thưởng phi tài chính. Đôi khi công ty mới sẽ trả thêm cho bạn đến 30% lương vì những phần thưởng phi tài chính này.


    Vấn đề không chỉ là tiền bạc


    Nếu bạn thấy mình không thể thực hiện được năm bước trên, hãy tạm hoãn ý định đòi tăng lương. Và hãy nghĩ thế này: theo thống kê, hầu hết số tiền tăng lương chỉ chiếm khoảng 4% tổng lương nhận được. 4% chẳng là gì cả. Còn rất nhiều thứ bạn có thể đòi hỏi sếp để cải thiện cuộc sống của mình. Ví dụ, xin được đi học để nâng cao kỹ năng hay xin được làm việc ở nhà vài tuần để nghỉ ngơi, thư giãn.


    Lời khuyên ở đây là: Thay vì chỉ chú ý đến những đồng tiền kiếm được tương đương với chức danh hiện tại, hãy cố gắng tập trung vào những gì có ý nghĩa với mình. Rồi bạn sẽ thấy rằng lương của mình sẽ được tăng như một điều tất yếu, khi bạn đã chứng minh được bản thân và hoàn thành xuất sắc công việc.
     
  3. dangquang88

    dangquang88 Moderator

    Tham gia ngày:
    21/10/08
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Đề nghị tăng lương là vấn đề nhạy cảm, vì vậy chỉ khi đã cảm thấy thực sự sẵn sàng, bạn hãy nói với sếp. Bạn cũng cần lưu ý tránh những điều sau đây:


    Không nói với sếp: “Tôi hy vọng ông/bà sẽ đồng ý”. Thay vì thế, bạn nên nói bạn cảm thấy thoải mái cho dù sếp có nói “không” với đề nghị đó. Điều này không chỉ đem lại cảm giác thoải mái cho sếp khi từ chối mà còn giúp bạn vẫn có được môi trường làm việc như trước kia và không thấy nặng nề.


    Không nên để cảm xúc “lấn át”. Hãy để đầu óc của bạn trống rỗng: không trông chờ, không quá hy vọng hay lo sợ và tiếp nhận câu trả lời của sếp một cách thoải mái.


    Tìm hiểu thông tin. Bạn cần tìm hiểu xem những người có cùng vị trí với bạn trong công ty nhận mức lương là bao nhiêu. Bạn cũng cần tìm ra trở ngại khiến bạn chưa được thăng tiến, tăng lương... trước khi quyết định đề nghị.


    Không nên quá gây ấn tượng với sếp. Hãy để sếp thực sự thoải mái khi xem xét đề nghị của bạn; hãy bình thường như mọi ngày, không nên khoác lác, giả vờ để tạo ấn tượng trước sếp.


    Không nên “phô trương” bản thân. Nói càng ít càng tốt, điều sếp cần là hiệu quả công việc.


    Không nên đặt những câu hỏi “có hay không”. Nên đặt những câu hỏi mang tính chất nghi vấn như: ai, khi nào, ở đâu, tại sao và như thế nào.


    Không nên nghĩ quá nhiều về thu nhập. Tránh nghĩ về mức lương hay hy vọng quá nhiều vào việc được tăng lương. Thay vào đó hãy tập trung vào việc bạn đang điều hành, quản lý.


    Không cho rằng mức lương và vị trí hiện tại của bạn là vấn đề chính. Thay vào đó hãy cho sếp thấy bạn là một nhân viên làm việc hiệu quả, bằng cách đưa ra những ví dụ điển hình như những thách thức bạn phải đối mặt trong công việc, cách bạn đã giải quyết nó... Càng đưa ra nhiều ví dụ, bạn càng dễ dàng đạt được mục đích của mình.


    Không đưa ra tối hậu thư. Thay vì thế bạn nên tiếp tục cuộc thương lượng không cùng với bất cứ yêu cầu nào. Không bao giờ đe dọa hay đặt sếp trong tình huống hoặc tăng lương hoặc bạn sẽ ra đi. Nói chuyện bình tĩnh và nhẹ nhàng. Hãy hỏi xem sếp gặp những vấn đề gì nếu tăng lương cho bạn và bạn có thể giải quyết được hay không?
     
  4. dangquang88

    dangquang88 Moderator

    Tham gia ngày:
    21/10/08
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Đây là một số “bí quyết” giúp bạn thành công khi muốn tăng lương. Chỉ cần làm theo những qui tắc đơn giản này, một mức lương xứng đáng với mình sẽ không phải là điều quá khó đối với bạn.


    1. Nên có một kế hoạch và một chiếc lược cho việc nâng cao mức lương.


    2. Không đưa ra tối hậu thư, hoặc van xin, năn nỉ, hay nổi cáu…khi yêu cầu. Hãy tỏ ra chuyên nghiệp khi thương lượng việc này


    3. Nhận thức được giá trị của mình, cả trong công ty lẫn trên thị trường lao động. Và nên tham khảo những cẩm nang hướng dẫn về các vấn đề lương, thưởng


    4. Không nên đưa ra một con số phi lý (quá cao) khi đàm phán. Nên có một giới hạn cụ thể và hợp lý đối với con số mà bạn mong muốn.


    5. Nên linh hoạt khi xem xét vấn đề tiền nong, vì ở từng bộ phận hoặc từng công ty khác nhau sẽ có mức lương khác nhau.


    6. Không đưa ra yêu cầu chỉ dựa trên mong muốn của mình, thay vào đó hãy dựa vào những thành tích mà bạn đem lại cho công ty


    7. Hãy chứng mình được giá trị của bạn: vai trò , sự đóng góp của bạn cho bộ phận, cho công ty. Đừng nên chỉ biết đến công việc của mình mà phớt lờ các việc khác trong công ty.


    8. Không được đốt cháy giai đoạn, chỉ nên yêu cầu việc này (tăng lương) khi bạn đã làm được một điều gì đó tương xứng.


    9. Tìm hiểu để biết cách thức của quá trình đàm phán cũng như có kế hoạch phù hợp để có thể thành công với ngay ở đề nghị đầu tiên.


    10. Không nên nói chuyện này một cách tùy tiện. Hãy sắp xếp để có một cuộc thảo luận đàng hoàn và nghiêm túc về vấn đề này với sếp.


    11. Hãy bền bỉ theo đuổi kế hoạch (một khi bạn vẫn chưa đạt được điều mình mong muốn) nhưng không được nói về chúng quá thường xuyên. Và bạn phải biết được các chính sách về lương của nơi mình đang làm việc.


    12. Không nên bộc lộ sự thất vọng nếu kết quả không theo ý bạn, những hãy hỏi sếp để biết được làm thế nào để có thể nhận được lương mà bạn đang mong muốn.


    13. Hãy gắn bó lâu dài tương lai (sự nghiệp) của bạn với công ty.


    14. Hãy giúp đỡ sếp, các đồng nghiệp khi được yêu cầu. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người cũng là một trong những cách có thể khiến cho bạn được tăng lương nhanh chóng.


    15. Thường xuyên đọc các bài viết, cẩm nang hướng dẫn về cách thức đàm phán tăng lương
     
  5. dangquang88

    dangquang88 Moderator

    Tham gia ngày:
    21/10/08
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Lương được xem như một vấn đề tế nhị trong công sở, nhất là khi bạn đang muốn nâng cao con số trong bảng lương của mình vào mỗi cuối tháng. Đặt biệt, theo khảo sát của tạp chí Grazia, vấn đề sẽ càng khó khăn hơn khi bạn là một phụ nữ! Trong một cuộc thăm dò từ 5000 người (cả nam và nữ) của tạp chí này cho biết: việc chủ động thương lượng vấn đề lương cho mình của phụ phữ luôn ít hơn 30% so với nam giới. Điều này không có nghĩa là phụ nữ không có năng lực bằng nam giới mà là thường chưa biết cách nêu lên vấn đề này như nam giới.


    Để được tăng lương, chúng ta không chỉ chứng minh cho mọi người (nhất là sếp) thấy được năng lực của mình mà còn phải biết cách “nói” sao để đạt được hiệu quả. Đó là khả năng đàm phán, nếu bạn chưa có khả năng này, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia, của những người có kinh nghiệm trước đó. Bài viết say đây sẽ góp phần cung cấp cho bạn một số cách để giúp bạn thuyết phục sếp tăng lương cho mình thành công.


    1. Tiếp tục với ý nghĩ ban đầu. Nếu bạn đã có ý nghĩ cần phải đặt vấn đề này với sếp, thì cần thực hiện ngay. Tránh chần chừ hay vì một lý do nào đó mà bạn bỏ dở ý định ban đầu, nhất là với các phụ nữ. Nhiều khi sự tự ti, rụt rè của họ khi không chủ động “đòi” nâng lương đã khiến cho bảng lương của họ trong nhiều năm cứ dậm chân tại chỗ.


    2. Chuẩn bị thông tin. Nếu có thể, bạn nên thu thập thông tin càng nhiều càng tốt: thu nhập của đồng nghiệp, mức lương của cùng một công việc, vị trí tại các công ty khác nhau, biết mình đang ở “level” (hạng) nào, giá trị của bạn ra sao thậm chí là bạn sẽ phải chịu những áp nào gì khi đảm nhận một công việc nào đó…Hãy tìm hiểu để nắm rõ mọi thứ, bạn sẽ có lý do để thương lượng với sếp thành công.


    3. Chọn thời điểm hợp lý. Ví dụ như sau khi hoàn thành xuất sắc một dự án cho công ty, hoặc sau khi (bạn biết) có một đồng nghiệp vừa được tăng lương, … tránh đưa ra yêu vào những lúc không thích hợp, như những lúc công ty đan gặp khó khăn, hay lúc sếp đang cáu…


    4. Kiên quyết. Nhưng phải tế nhị và không… hiếu chiến. Trong mọi tình huống bạn cũng không nên làm cho vấn đề trở nên gay gắt, dù kết quả có đạt như mong muốn của mình hay không. Hãy luôn là chính bạn. Nếu như lần thương lượng này kết quả tốt thì bạn cũng không nên tỏ ra thất vọng, chán nản hoặc có những phản ứng tiêu cực. Mọi thứ vẫn còn ở phía trước và cơ hội luôn dành cho tất cả những ai biết cố gắng và kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình.


    5. Đưa ra một con số hợp lý. Sẽ không sao nếu bạn bắt đầu với một con số cao ngất, nhưng sếp cũng sẽ biết cách làm thế nào để từ chối nếu con số bạn muốn không hợp lý. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên đưa ra một mức lương hợp lý (cho mình, cho cả công ty). Khi đó xác xuất thành công sẽ rất cao.


    6. Đừng đe dọa. Kiểu như “Nếu anh (chị) không tăng lương cho tôi lần này, tôi sẽ nghỉ việc” trừ phi: Bạn muốn bước ra khỏi cửa phòng làm việc của mình ngay lúc này.


    7. “Không” không có nghĩa là câu trả lời cuối cùng. Nếu bạn bị sếp trả lời “không!” hãy hỏi tại sao mình không được (một cách hết sức tế nhị) Hiểu rõ được vấn đề, bạn sẽ có kinh nghiệm để lần sau thành công hơn. Và, nếu lần đàm phán này không thành công về lương, bạn cũng có thể nghĩ đến những yếu tố khác như: thời gian làm việc linh hoạt hơn, hoặc điều chỉnh lại chế độ bonus (thưởng), …


    8. Cuối cùng, bạn không nên sợ hãi. Sẽ không có gì chính đáng bằng việc yêu cầu được tăng lương nếu bạn thấy mình thật sự có khả năng. Hãy mạnh dạn và chủ động, cơ hội sẽ đến với bạn nhanh hơn thay vì cứ bị động ngồi chờ mọi thứ tự đến với mình.
     
  6. dangquang88

    dangquang88 Moderator

    Tham gia ngày:
    21/10/08
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nói chuyện về lương luôn là vấn đề khó và nhạy cảm. Nếu bạn yêu cầu quá nhiều, quá nhanh mọi việc sẽ đem lại kết quả trái với mong đợi.


    Trước khi yêu cầu tăng lương bạn cần phải hiểu rõ giá trị của bạn, chỗ đứng của bạn trong công ty cũng như mức lương cho công việc của bạn ở mức nào là hợp lý. Một trong những vấn đề mà bạn thường gặp phải khi yêu cầu tăng lương đó là không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào? Khi nào là đúng thời điểm? Nói những gì là hợp lý?...


    Dưới đây là 8 lỗi phổ biến mà các nhân viên thường mắc phải khi đề nghị tăng lương:


    1.Quá vội vàng


    Sai lầm: Bạn nghĩ rằng bạn đã cẩn thận ghi ra giấy những yêu cầu bạn muốn nói với sếp như chức vụ bạn muốn, mức lương mới hay trách nhiệm công việc bạn đảm đương cần giảm bớt.


    Sự thật: Những điều đó mới chỉ là yêu cầu của bạn muốn được sếp thỏa mãn nhưng bạn lại không có những thông tin hay yếu tố nào để thuyết phục sếp rằng “tại sao tôi lại cần tăng lương cho bạn?”


    Lời khuyên: Trước khi đến gặp sếp, bạn cần phải chuẩn bị trước các câu hỏi cũng như câu trả lời cho mọi tình huống. Hãy tìm hiểu kỹ các thông tin như mức lương mới nào là hợp lý? Vị trí của bạn trong công ty được đánh giá như thế nào?... để đảm bảo bạn kiểm soát được buổi nói chuyện.


    2. Ngần ngại khi yêu cầu tăng lương


    Sai lầm: Bạn cho rằng mức lương hiện tại của bạn là được quyết định bởi bộ phận quản lý nhân sự và khó có thể thay đổi. Nếu có nói với sếp thì sếp cũng không giải quyết được vấn đề.


    Sự thật: Điều này hoàn toàn sai lầm, thực tế mức lương của bạn không chỉ được quy định bởi bộ phận nhân sự mà còn bởi những nhận xét của sếp.


    Lời khuyên: Hãy liên lạc với cả sếp và bộ phận nhân sự của công ty để nói về vấn đề lương của bạn.


    3. Đưa ra yêu sách để mong được tăng lương


    Sai lầm: Bạn nói với sếp rằng nếu bạn không được tăng lương trong thời gian tới thì bạn sẽ ra đi. Bạn còn nói thêm rằng đang có một công ty mời bạn với mức lương cao hơn hiện nay.


    Sự thật: Bạn có thể sẽ thành công với “yêu sách” đó nhưng chỉ vài tháng sau, công ty buộc phải cắt giảm ngân sách. Họ bắt đầu cho nghỉ việc một số nhân viên và trong đó có bạn bởi vì bạn là một trong những người được hưởng mức lương cao nhất trong công ty.


    Lời khuyên: Nếu bạn muốn được tăng lương, hãy nói chuyện thẳng thắn với sếp về những gì bạn đã đóng góp cho lợi nhuận công ty vì thế công ty có thể xem xét lại mức lương cho bạn được hay không?


    4. Bịa ra một câu chuyện


    Sai lầm: Bạn dựng lên một câu chuyện rằng bạn đang trong thời điểm có nhiều việc phải chi tiêu, bạn cần phải mua nhà lớn hơn vì con cái đã lớn, bạn phải nuôi hai đứa con đi học đại học, phải mua xe…Bạn mong nhận được sự cảm thông của sếp


    Sự thật: Đây là nơi làm việc vì vậy những quyết định dựa trên tình cảm chắc chắn không tồn tại. Hơn thế nữa, khi sếp phát hiện ra bạn nói dối thì mọi việc sẽ trở nên tệ hại thế nào?


    Lời khuyên: Để có thể được tăng lương, hãy đưa ra những dẫn chứng với sếp về tầm quan trọng và những đóng góp của bạn cho công ty ngày càng tăng. Từ đó sếp sẽ đánh giá giá trị của bạn với mức lương phù hợp. Hoặc bạn hỏi sếp về những công việc hoặc dự án thêm để bạn có thể kiếm thêm thu nhập.


    5. Chỉ quan tâm đến mức lương


    Sai lầm: Bạn thường không quan tâm đến mức thưởng của công ty vì bạn nghĩ đó là quy định từ lâu và không thể thay đổi, hơn nữa chúng cũng không đáng bao nhiêu.


    Sự thật: Các mức thưởng được đề ra vì nhu cầu của công ty theo thời gian nhất định. Có rất nhiều loại thưởng như ngày phép, tiền thưởng vì làm tốt công việc hay tiền thưởng chung cho ngày lễ…Vì thế nên nếu bạn có lý do chắc chắn thì bạn có thể đề nghị được công ty khen thưởng.


    Lời khuyên: Bạn không nên do dự hay băn khoăn vì không có gì là không thể thay đổi nếu bạn chưa thử. Hãy trình bày với sếp về tình hình công việc của bạn thời gian qua đạt kết quả cao như thế nào, bạn nỗ lực ra sao. Qua đó bạn thể hiện mong muốn được nhận sự động viên khích lệ từ công ty.


    6. Quá đề cao bản thân


    Sai lầm: Bạn quá tự cao và đôi khi nói những điều bạn không có khả năng thực hiện để nâng cao giá trị bản thân nhằm đòi hỏi một mức lương cao.


    Sự thật: Bạn phóng đại về khả năng của mình và hứa hẹn nhiều điều bạn không thực hiện được. Tuy nhiên, bất kỳ người sếp nào cũng dễ dàng nhận ra những điều đó, họ luôn biết nhân viên của họ làm việc như thế nào.


    Lời khuyên: Hãy tự tin vào bản thân và cố gắng hoàn thành tốt công việc thay vì tự tang bốc mình nên dễ gây phản cảm cho mọi người. Sếp sẽ nhìn nhận thực tế và đưa cho bạn những gì bạn xứng đáng được nhận.


    7. Lo ngại nếu bị từ chối yêu cầu


    Sai lầm: Bạn cảm thấy lo lắng về khả năng thất bại của yêu cầu tăng lương nên bạn chần chừ nhiều lần không nói ra mong muốn của mình.


    Sự thật: Bạn hoàn toàn có thể thành công trong cuộc đàm phán với sếp nếu bạn có sự chuẩn bị tốt và tự tin vào bản thân. Hãy tưởng tượng bạn là người mua và đang cố gắng để mua được một món hàng tốt với giá thấp nhất. Không nên do dự khi đặt ra câu hỏi, theo đuổi cơ hội đến cùng và bạn sẽ nhận được tín hiệu thành công.


    Lời khuyên: Hãy nói chuyện với sếp bằng tất cả sự tự tin.


    8. Chỉ tập trung vào một cơ hội


    Sai lầm: Bạn nghĩ rằng bạn phải dồn toàn tâm toàn sức cho lần thương lượng lương này nếu muốn thành công.


    Sự thật: Trong mọi tình huống nếu có nhiều cơ hội để lựa chọn bao giờ cũng tốt hơn là chỉ có duy nhất. Thử tính toán đến những phương án dự phòng như tăng thêm ngày phép hay tiền thưởng nếu tăng lương có vẻ không phù hợp với công ty trong thời điểm này.


    Lời khuyên: Có nhiều cơ hội để lựa chọn sẽ tạo tâm lý thoải mái hơn vì thế cũng dễ thành công hơn. Luôn tin rằng mất cơ hội thì cơ hội khác sẽ lại đến và chỉ cần bạn luôn cố gắng.
     

Chia sẻ trang này

Share