Những yếu tố để xem xét khi tổ chức một doanh nghiệp

Thảo luận trong 'DOANH NGHIỆP GIỚI THIỆU' bắt đầu bởi mikieu, 2/7/15.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. mikieu

    mikieu Member

    Tham gia ngày:
    15/4/15
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Một số liệu thống kê gần đây của Cơ quan Quản lý các Doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA) cho biết “2/3 các doanh nghiệp mới thành lập có thể tồn tại trong thời gian ít nhất là 2 năm và 44% khác duy trì hoạt động trong thời gian tối thiểu 4 năm”.

    Tuy số lượng các doanh nghiệp thành công ngày một nhiều hơn nhưng vẫn còn một tỉ lệ đáng kể những doanh nghiệp mới thành lập gặp thất bại khi khởi sự kinh doanh.

    Muốn kinh doanh bền vững, phải đi từ những điều cơ bản nhất. Cần phải trả lời cho câu hỏi: (1) Mục đích của doanh nghiệp là gì? (2) Yêu cầu về vốn như thế nào? (3) Thị trường mục tiêu là đối tượng nào? (4) Yêu cầu của pháp luật ra sao? (5) Yêu cầu về nhân lực như thế nào? (6) Cạnh trạnh ra sao? Đó chính là những yếu tố mà chúng ta cần phải xem xét khi tổ chức một doanh nghiệp.

    Mục đích phải được xác định rõ ràng:

    Khi tổ chức một doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng loại hình hoạt động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào sau đây: Dịch vụ kinh doanh; hay thương mại; hay sản xuất;

    Loại hình hoạt động dịch vụ kinh doanh là gì? Đó là loại hình hoạt động mà doanh nghiệp trao cho khách hàng những dịch vụ, và khách hàng trả tiền cho doanh nghiệp những dịch vụ đó;

    Ví dụ về những hoạt động dịch vụ như: Trường học; Tư vấn; Cửa hàng cắt tóc; Nha khoa…

    Loại hình hoạt động thương mại/ bán hàng là gì? Đó là loại hình mà doanh nghiệp mua hàng hóa từ nhà cung cấp để dự trữ, sau đó bán cho khách hàng, và khách hàng trả tiền cho doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp trả tiền cho nhà cung cấp;

    Ví dụ về những hoạt động thương mại/ bán hàng như: SASA; MANNING; ZARA; LADIES’ MARKET;

    Loại hình doanh nghiệp sản xuất là gì? Đó là loại hình hoạt động mà doanh nghiệp phải mua nguyên vật liệu, xây dựng quy trình sản xuất để chế biến các nguyên vật liệu thành những hàng hóa hoàn chỉnh, và bán những sản phẩm đã chế biến hoàn thành cho khách hàng, đồng thời khách hàng trả tiền cho doanh nghiệp.

    Yêu cầu vốn & nhân lực:

    Khi tổ chức một doanh nghiệp cần xem xét những yêu cầu về vốn và nhân lực, các loại hình tổ chức của một doanh nghiệp thông thường có những dạng như sau:

    (1) Doanh nghiêp tư nhân: Quyền sở hữu là duy nhất, chỉ có một người là chủ của doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân là do chủ doanh nghiệp tự khai (vốn bằng tiền, vốn bằng tài sản). Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư. Toàn bộ vốn và tài sản, được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

    (2) Công ty trách nhiệm hữu hạn: Quyền sở hữu là không duy nhất, ít nhất có từ 2 người trở lên là đối tác của nhau, cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp. Loại hình tổ chức này có tên gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn. Đặc điểm của loại hình tổ chức này là: (a) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ về tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp; ( b ) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng khi đã chào bán cho các thành viên khác mà không mua thì mới bán cho người khác; © Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng không được vượt quá 50; (d) Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phiếu. Công ty có 2 thành viên trở lên, phải có hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc công ty. Công ty có 10 thành viên phải có ban kiểm soát.

    (3) Công ty cổ phần: Là doanh nghiệp trong đó (a) Vốn điều lệ được chia ra thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; ( b ) Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; (c ) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác; (d) Cổ đông là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa; (e) Công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật; (f) Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần gồm có: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc; Ban kiểm soát.

    Cạnh tranh:

    Khi tổ chức một doanh nghiệp cần xem xét yếu tố cạnh tranh, thông thường yếu tố cạnh tranh chúng ta cần quan tâm những khía cạnh như sau: (a) Sự hài lòng của các bên liên quan như: Cổ đông; Nhân viên; Người quản lý; Khách hàng; Chính phủ; Cộng đồng. ( b ) Thị trường toàn cầu như: Rào cản thương mại; Cản trở biên giới thương mại; Sát nhập các thị trường quốc gia thành thành một thị trường khổng lồ; Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng của các quốc gia khác nhau hội tụ trên một số chỉ tiêu chung. © Trách nhiệm xã hội: Là một khái niệm theo đó các tổ chức xem xét lợi ích của xã hội; Chịu trách nhiệm cho các tác động của các hoạt động của họ đối với các khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông, cộng đồng và các bên liên quan khác, cũng như môi trường.

    Yêu cầu của pháp luật:

    Khi tổ chức một doanh nghiệp cần xem xét yếu tố pháp luật, thông thường các yếu tố pháp luật mà chúng ta cần quan tâm đó là: Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có được pháp luật cho phép không? Giấy phép hoạt động kinh doanh được chính quyền sở tại cấp. Giấy đăng ký và khai báo nộp thuế, địa vị pháp lý của doanh nghiệp, pháp nhân của doanh nghiệp có đúng theo quy định của pháp luật hay không?

    Thị trường mục tiêu:

    Khi tổ chức một doanh nghiệp cần xem xét yếu tố thị trường mục tiêu, thông thường các khía cạnh mục tiêu mà chúng ta cần quan tâm đó là: Doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực nào? Đối tượng nào sẽ là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp; Khách hàng của doanh nghiệp mua gì hoặc khách hàng của doanh nghiệp nghĩ sẽ được lợi gì khi mua hàng của hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp đó.

    Nếu chúng ta phân tích và xem xét kỹ những yếu tố đã nêu trên khi tổ chức doanh nghiệp, chắc chắn chúng ta sẽ có một con đường đi trong sự nghiệp kinh doanh thuận lợi, ít gặp rủi ro, có nhiều cơ hội duy trì, phát triển và thành công của doanh nghiệp là rất lớn.

    Nếu Doanh Qúy Doanh nghiệp quan tâm đến việc tư vấn khi muốn tổ chức một Doanh nghiệp hiệu quả, xin vui lòng liên hệ:
    Địa chỉ: H2-Lô A, Phú Mỹ Hưng, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phong, Quận 7.
    Điện thoại: (84.8) 5412 4467- 5412 4468 Fax: 5412 4469
    Website: www.inlen.vn
    Email: services@inlen.vn
     
    Last edited by a moderator: 30/9/15

Chia sẻ trang này

Share