Nho Tu Van_Muc Dong Bao Hiem Khi Cong Ty Gap Khung Hoang

Thảo luận trong 'OFFLINE I - QUAN ĐIỂM TIÊN TIẾN VỀ TIỀN LƯƠNG' bắt đầu bởi wind_river, 28/5/12.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. wind_river

    wind_river BQT HRLink Tp.HCM

    Tham gia ngày:
    4/3/09
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    HCM C
    Gửi cả nhà,

    Công ty bạn mình đang gặp 1 trường hợp thế này:
    Công ty đang đóng bảo hiểm cho nhân viên với mức lương cao. Tuy nhiên gần đây công ty gặp phải khó khăn rất nhiều trong sản xuất dẫn đến việc sếp muốn giảm mức lương đóng bảo hiểm xuống (nhưng tổng thu nhập vẫn giữ như cũ).

    Bạn mình không biết làm thế nào cho đúng luật. Các phúc lợi ở công ty trước nay đều rất tốt, sếp cũng không muốn làm thế nhưng tình hình công ty quá khó khăn nên mới nghĩ đến cách này.
    Cả nhà có ai có kinh nghiệm trong chuyện này không thì cho mình ý kiến nhé. (công ty trên 400 nhân viên)

    Cám ơn cả nhà.

    Wind_River
     
  2. dophuong2008

    dophuong2008 New Member

    Tham gia ngày:
    4/9/10
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Chào bạn,
    Trước công ty mình cũng gặp trường hợp tương tự như của bạn. Cơ quan bảo hiểm thường chỉ chấp nhận điều chỉnh lương lên chứ hiếm khi có trường hợp điều chỉnh lương xuống lắm. Theo mình thì có 2 cách sau:

    Cách 1: Nếu bên bạn có đăng kí thang bảng lương theo chức vụ thì bạn điều chỉnh chức vụ của nhân viên xuống mức thấp hơn hiện tại.
    Cách 2: Bạn khai giảm lao động trong 1 tháng rồi khai tăng ở tháng kế tiếp, Có nghĩa bạn phải làm quyết định chấm dứt HĐLĐ sau đó thì ký lại ở mức lương mới.

    Nhưng thường thì không có nhân viên nào muốn mình bị giảm mức đóng bảo hiểm xuống cả ( vì thế sẽ khó có sự hợp tác của họ).

    Trên đó là những kinh nghiệm của mình chia sẻ để bạn tham khảo. Nếu có cách nào tốt hơn bạn chia sẻ tiếp nhé [​IMG]


    QUOTE(Chú Thích)(wind_river @ May 28 2012, 11:33 PM)

    Gửi cả nhà,

    Công ty bạn mình đang gặp 1 trường hợp thế này:
    Công ty đang đóng bảo hiểm cho nhân viên với mức lương cao. Tuy nhiên gần đây công ty gặp phải khó khăn rất nhiều trong sản xuất dẫn đến việc sếp muốn giảm mức lương đóng bảo hiểm xuống (nhưng tổng thu nhập vẫn giữ như cũ).

    Bạn mình không biết làm thế nào cho đúng luật. Các phúc lợi ở công ty trước nay đều rất tốt, sếp cũng không muốn làm thế nhưng tình hình công ty quá khó khăn nên mới nghĩ đến cách này.
    Cả nhà có ai có kinh nghiệm trong chuyện này không thì cho mình ý kiến nhé. (công ty trên 400 nhân viên)

    Cám ơn cả nhà.

    Wind_River
     
  3. Quoc_TienS

    Quoc_TienS New Member

    Tham gia ngày:
    14/12/08
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(dophuong2008 @ May 31 2012, 01:53 AM)

    Chào bạn,
    Trước công ty mình cũng gặp trường hợp tương tự như của bạn. Cơ quan bảo hiểm thường chỉ chấp nhận điều chỉnh lương lên chứ hiếm khi có trường hợp điều chỉnh lương xuống lắm. Theo mình thì có 2 cách sau:

    Cách 1: Nếu bên bạn có đăng kí thang bảng lương theo chức vụ thì bạn điều chỉnh chức vụ của nhân viên xuống mức thấp hơn hiện tại.
    Cách 2: Bạn khai giảm lao động trong 1 tháng rồi khai tăng ở tháng kế tiếp, Có nghĩa bạn phải làm quyết định chấm dứt HĐLĐ sau đó thì ký lại ở mức lương mới.

    Nhưng thường thì không có nhân viên nào muốn mình bị giảm mức đóng bảo hiểm xuống cả ( vì thế sẽ khó có sự hợp tác của họ).

    Trên đó là những kinh nghiệm của mình chia sẻ để bạn tham khảo. Nếu có cách nào tốt hơn bạn chia sẻ tiếp nhé [​IMG]



    Đồng ý với ý kiến của bạn dongphuong2008. Để thực hiện được điều này thì bạn và Giám đốc phải làm công tác tư tưởng với nhân viên trước. Mình giải thích cho người lao động hiểu đây chỉ giải pháp trước mắt, khi nào Cty ổn định thì sẽ quay về đóng như mức cũ ( chỉ giảm mức đóng BHXH, còn tổng thu nhập của mọi người vẫn như cũ).
    Để thực hiện điều này có thể thực hiện theo lộ trình, trước hết bạn nên làm đối với Lãnh đạo các phòng ban trước, rùi đến bộ phận đóng ở mức cao tiếp theo và cuối cùng đến mức thấp nhất.
    Chúc bạn thành công!
     
  4. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    QUOTE(Chú Thích)(wind_river @ May 28 2012, 11:33 PM)

    Gửi cả nhà,

    Công ty bạn mình đang gặp 1 trường hợp thế này:
    Công ty đang đóng bảo hiểm cho nhân viên với mức lương cao. Tuy nhiên gần đây công ty gặp phải khó khăn rất nhiều trong sản xuất dẫn đến việc sếp muốn giảm mức lương đóng bảo hiểm xuống (nhưng tổng thu nhập vẫn giữ như cũ).

    Bạn mình không biết làm thế nào cho đúng luật. Các phúc lợi ở công ty trước nay đều rất tốt, sếp cũng không muốn làm thế nhưng tình hình công ty quá khó khăn nên mới nghĩ đến cách này.
    Cả nhà có ai có kinh nghiệm trong chuyện này không thì cho mình ý kiến nhé. (công ty trên 400 nhân viên)

    Cám ơn cả nhà.

    Wind_River




    Nếu công ty bạn thực sự muốn đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì có thể thương lượng với tập thể người lao động để đề nghị giảm một tỷ lệ nào đó mức lương đóng bảo hiểm hiện tại xuống nhằm chia sẻ khó khăn với công ty để giúp công ty ổn định trong thời điểm này. Việc giảm đồng đều sẽ dễ thuyết phục hơn. Tốt hơn nếu bạn thuyết phục được cấp quản lý chịu giảm nhiều hơn là nhân viên.

    Muốn vậy, công ty bạn cần đưa ra những con số và hiện tượng có tính thuyết phục để hầu hết người lao động nhận thấy sự khó khăn của công ty là thực tế trong hoàn cảnh chung của thị trường. Giống như người ốm trong thời kỳ suy giảm sức lực nghiêm trọng cần được giảm tải các gánh nặng để đứng dậy đi tiếp. Công ty ốm thì NLĐ cũng ảnh hưởng vì không có đủ doanh thu hay lời lãi thì cũng phải nợ lương nhân viên thôi. Thay vì nộp tiền cho nhà nước thì tiền đó để đảm bảo chi phí hoạt động, sẽ có lợi thiết thực hơn. Tất nhiên khi công ty đi tiếp thì người lao động cũng sẽ được hưởng quyền lợi. Khi NLĐ cảm thấy doanh nghiệp cần được chia sẻ và quyền lợi của họ có khả năng bị ảnh hưởng thì họ cũng dễ chấp nhận hơn.

    Bù lại, công ty bạn có thể cam kết:

    - Hoặc là phần tiền phí không đóng cho BH sẽ được cam kết dùng để chi thưởng cuối năm cho nhân viên (không ai cấm công ty bạn tạm sử dụng khoản tiền đó trước thời hạn chi trả thưởng).
    - Hoặc là cam kết sẽ trả lại nhân viên đúng bằng khoản phí đó nếu công ty làm ăn có doanh thu và lời.
    - Hoặc là cam kết thì nhân viên gặp phải các trường hợp thai sản, ốm đau hưởng chế độ BH thì công ty sẽ bù lại phần chênh lệch do bị giảm mức đóng BH (đi kèm theo nó nên liệt kê trường hợp cụ thể nhằm tránh lạm dụng) - mức này thường sẽ ít hơn phí BH phải đóng do các trường hợp hưởng BH là không phổ biến.
    - Các cam kết tương tự khác.

    (cũng có thể tính theo tỷ lệ nào đó nếu cần thiết)

    Khi công ty đánh động được tính cộng đồng và tương trợ trong lúc khó khăn từ NLĐ thì văn hóa công ty sẽ có sức mạnh để giúp áp dụng chính sách.
     

Chia sẻ trang này

Share