NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Thảo luận trong 'FEEDBACK. ASK & ANSWER' bắt đầu bởi heocaphe, 6/10/11.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. heocaphe

    heocaphe New Member

    Tham gia ngày:
    12/11/10
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Xin chào các Anh/Chị, nhờ các Anh/Chị tư vấn cho trường hợp sau đây:

    Người lao động ăn cắp đồ siêu thị, chưa đến mức bị cơ quan pháp luật xử lí. Sự việc này đã gây xôn xao dư luận và làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị. Vậy, Người sử dụng lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không? vì trong Luật Lao động hay Nội quy lao động nói chung hiện nay chỉ quy định người lao động bị sa thải khi ăn cắp tài sản của đơn vị?

    Xin chân thành cảm ơn.
     
    Last edited by a moderator: 6/10/11
  2. tranchaungocbh

    tranchaungocbh New Member

    Tham gia ngày:
    24/3/11
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Biên Hòa - Đồng Nai
    Theo khoản 1 Điều 85 Bộ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp.

    - Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển sang làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

    - Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.

    Trường hợp này, người lao động bên bạn vi phạm khoản 1 điều 85, gây thiệt hại về lợi ích của doanh nghiệp, nên vẫn có thể cho chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải thông qua công đoàn và có biên bản họp đàng hoàng. Khi cho chấm dứt hợp đồng lao động vẫn phải áp dụng đúng theo luật đã định.
     
  3. HRLawyer

    HRLawyer Thành viên BQT Hồ Chí Minh

    Tham gia ngày:
    12/11/10
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Bạn tranchaungocbh hình như chưa hiểu rõ ý của câu hỏi. Câu hỏi ở đây có ngụ ý là người lao động đi ăn cắp đồ ở nơi khác (trong siêu thị, mà siêu thị không thuộc sở hữu của đơn vị) nên chưa biết xử lý thế nào, phải không bạn heocaphe?
     
  4. hong_bui82

    hong_bui82 Member

    Tham gia ngày:
    12/4/11
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TP Vũng Tàu
     
  5. lebinhhn

    lebinhhn New Member

    Tham gia ngày:
    30/11/10
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nếu là mình, thì mình sẽ thông báo trước 30 hoặc 45 ngày (tùy theo thời hạn hợp đồng) để kết thức HĐLĐ với người lao động đó. Tuy họ không ăn cắp tài sản của đơn vị nhưng hành động của họ đã làm mất uy tín, danh dự của Công ty.

    Vậy thế nào là làm tổn hại đến uy tín danh danh dự của Công ty. Nếu hiểu theo cách của bạn thì có thể cho người lao động bất kỳ nghỉ việc (miễn là thông báo trước 45 ngày) vì thiếu gì lý do để quy chụp cho việc làm mất uy tín danh dự của công ty.
     

Chia sẻ trang này

Share