Phỏng vấn chuyên gia nhân sự: Thực trạng Chất lượng lãnh đạo doanh nghiệp Việt

Thảo luận trong 'ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ' bắt đầu bởi diep.eduviet, 6/9/12.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. diep.eduviet

    diep.eduviet New Member

    Tham gia ngày:
    11/4/12
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội - Việt Nam
    Với chủ đề “Chất lượng lãnh đạo DN Việt”, Ngày Nhân sự Việt Nam - Vietnam HR Day 2012 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 14/10/2012 và TP HCM vào ngày 21/10/2012. DĐDN có cuộc trao đổi cùng PGS. TS Lê Quân - Trưởng Ban tổ chức Vietnam HR Day xung quanh chủ đề này.

    Theo PGS TS Lê Quân, Ngày nhân sự Việt Nam 2012 với chủ đề “Chất lượng Lãnh đạo Doanh nghiệp Việt” sẽ tập trung vào các nội dung: Đánh giá và nhìn nhận những mặt được và chưa được của đội ngũ lãnh đạo trong các DN VN hiện nay; Vai trò của lãnh đạo trong sự phát triển bền vững của DN; Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao toàn diện khả năng điều hành, lãnh đạo của doanh nhân, giám đốc tại DN Việt. Đặc biệt Ban tổ chức sẽ công bố Báo cáo chất lượng lãnh đạo DN Việt 2012.


    - Việc đánh giá chất lượng lãnh đạo DN trong một điều kiện bất bình thường - có quá nhiều DN phải ngừng hoạt động và phá sản được thực hiện như thế nào để đảm bảo tính chính xác, khách quan, thưa ông?

    Có hai cách tiếp cận, cách tiếp cận thứ nhất là lãnh đạo DN trả lời các bảng hỏi mà chúng tôi đưa ra. Ngoài các số liệu thống kê mang tính định lượng như doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng… sẽ xem xét đánh giá lãnh đạo DN trên các khía cạnh như: Tâm (Văn hóa) - Tầm (dẫn dắt) - Tài (thực thi). Trong dó, Tâm gồm: tính cộng đồng, uy tín cá nhân, trách nhiệm… ; Tầm gồm: tầm nhìn, truyền cảm hứng, xây dựng văn hóa, quản trị tài chính, quản trị chiến lược, quản trị con người… ; Tài gồm: phân tích thấu đáo, giải quyết vấn đề hợp lý, đổi mới sáng tạo, thuyết phục, gây ảnh hưởng…

    Cách tiếp cận thứ hai là lát cắt 360, tức là khảo sát đối tượng các cán bộ cấp trung trở lên đánh giá về lãnh đạo DN trên các khía cạnh như tầm nhìn, chiến lược quản lý, tư duy…

    Chúng tôi tin tưởng rằng qua khảo sát này với các nhìn nhận hai chiều, đặc biệt từ đánh giá của chính lãnh đạo DN cũng như của cấp dưới đối với cấp lãnh đạo sẽ bộc lộ phần nào điểm yếu chung của các DN VN.

    - Được biết, đối tượng các DN được khảo sát lần này chỉ tập trung vào khối DN tư nhân?

    Chúng tôi chỉ tập trung vào khối DN tư nhân bởi trong bối cảnh khủng hoảng, bản lĩnh doanh nhân cũng như chất lượng lãnh đạo DN trong đối tượng này được bộc lộ rõ nhất. Còn đối với DN nhà nước, đôi khi quá trình ra quyết định của họ bị chi phối bởi nhiều yếu tố.

    - Báo cáo chất lượng lãnh đạo DN Việt 2012 có điểm gì khác biệt so với những điều tra hay báo cáo về chất lượng DN VN khác, thưa ông?

    Trước đây đã có một số cuộc điều tra khảo sát về chất lượng lãnh đạo DN. Chẳng hạn như một cuộc điều tra quy mô lớn được thực hiện từ năm 2006 với 63.760 DN tại 30 tỉnh, thành phía Bắc do Trung tâm Hỗ trợ DNNVV tại Hà Nội (Cục Phát triển DNNVV - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tiến hành với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã đưa ra một thực trạng rất đáng báo động: Số chủ DN được ví như "các đấu sĩ trên vũ đài thương trường", nhưng trình độ học vấn thì chỉ có 54,5% trong tổng số 33.487 DN trả lời phiếu điều tra có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Có nghĩa là 45,5% số chủ DN còn lại có trình độ bậc trung học phổ thông và chưa qua đào tạo đại học. Số chủ DN có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ càng "đếm trên đầu ngón tay" với 3,7% số chủ DN. Tuy nhiên, số có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên, cũng chỉ khoảng trên dưới 30% được đào tạo về quản trị kinh doanh và có kiến thức kinh tế. 70% số chủ DN còn lại chưa được đào tạo. Đáng ngại nhất là các chủ DN tư nhân, chiếm đến 75,4% số chủ DN có trình độ học vấn dưới cấp 3; còn Cty TNHH thì tỉ lệ này là 38%... Mặc dù đã được cảnh báo nhưng các giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo DN vẫn chưa đồng bộ. Trong hoàn cảnh DN bị giải thể và tạm dừng hoạt động nhiều như hiện nay, vẫn đề này cần được mổ xẻ một cách thấu đáo để có thể đưa ra các giải pháp hiệu quả.

    - Vậy theo ông, thách thức lớn nhất đối với các lãnh đạo DN trong thời gian tới là gì?

    Theo khảo sát sơ bộ của Vietnam HR Day, có tới 84% ý kiến dự báo thời điểm phục hồi kinh tế trong 24 tháng tới. Còn theo nhìn nhận của các CEO về bối cảnh kinh tế mới, thách thức lớn nhất là sự thay đổi chính sách tiếp đến là cơ hội kinh doanh ngày càng ít đi và rất khó dự báo trong kinh doanh.

    Cũng theo khảo sát, các CEO của VN đánh giá công tác nhân sự và phát triển kinh doanh (thị trường và khách hàng mới) là điểm yếu nhất. Để giúp DN vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay cách lựa chọn phổ biến của các CEO là cắt giảm chi phí vận hành, bồi dưỡng, duy trì cán bội chủ chốt và mạnh dạn loại bỏ các hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

    Các CEO am hiểu pháp luật, giỏi tạo dựng quan hệ và thuyết phục nhưng còn yếu trong phân cấp, phân quyền.

    Còn theo phần đánh giá ngược của cán bộ quản lý cấp trung trở lên đối với lãnh đạo của mình thì các CEO am hiểu pháp luật, giỏi tạo dựng quan hệ và thuyết phục nhưng yếu trong phân cấp, phân quyền.

    Đây mới chỉ là những đánh giá sơ bộ nhưng cũng đã phần nào phản ánh được bức trạng lãnh đạo DN VN hiện nay. Cái nhìn tổng thể trong Báo cáo chất lượng lãnh đạo DN sẽ là cơ sở để các nhà quản lý hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế và hơn hết là chính lãnh đạo các DN có những điều chỉnh cho phù hợp nhằm đưa DN vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay cũng như phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

    Giai đoạn suy thoái kinh tế là khoảng thời gian để các nhà quản lý thể hiện tài năng, tầm nhìn và bản lĩnh của họ. Các lãnh đạo DN VN cần tập trung vào khai phá tiềm năng nhân sự để chạy đua đường dài trong sự cạnh tranh và phát triển, thay vì những biện pháp tình thế như cắt giảm nhân viên hay hạ lương, giảm thưởng...

    - Với các kết quả có được thông qua Báo cáo chất lượng lãnh đạo DN Việt, giải pháp nào sẽ hóa giải những thách thức trên, thưa ông?

    Với kết quả có được, chúng tôi sẽ lên kế hoạch cho chuỗi chương trình đào tạo và đưa ra các chương trình đào tạo cho các lãnh đạo DN, tiến tới xây dựng khung chương trình đào tạo về chuẩn lãnh đạo DN ở các cấp. Trong đó, chúng tôi cũng sẽ đưa ra chương trình đào tạo cho hai phân nhóm chính. Một phân nhóm các học viên MBA chưa phải là lãnh đạo DN được học ở trường và thực hành trực tiếp tại DN để tích lũy kinh nghiệm kiến thức trước khi tham gia quản lý điều hành DN. Bên cạnh đó là bộ chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng, năng lực cho các lãnh đạo đang điều hành quản lý DN. Chính vì vậy, sự kiện năm nay có sự khác biệt đó là có sự kết nối giữa DN và các cơ sở đào tạo, trong đó có Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

    - Xin cảm ơn ông!

    [SIZE=14pt]Tài Liệu Nghề Nhân Sự - Free[/SIZE]
     

Chia sẻ trang này

Share