Quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi ?

Thảo luận trong 'TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG' bắt đầu bởi hoacomay, 10/7/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Ðiều 68 luật lao động quy định: thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết.


    Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế ban hành.


    Công ty tôi dự định phân công ca làm việc cho nhân viên như sau: ngày làm việc 12 tiếng/ngày và làm 4 ngày/tuần (người lao động sẽ được bố trí làm 2 ngày và nghỉ 1 ngày). Tổng thời gian làm việc của nhân viên làm 48 giờ/tuần. 48 giờ làm việc của họ sẽ được hưởng 100% lương. Công ty lập bản thỏa thuận nội bộ giữa công đoàn và người sử dụng lao động, sau đó thông báo cho người lao động biết. Như vậy công ty có làm trái quy định của luật không?


    (A.L.Châu)
     
  2. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    `Do bạn không nói rõ ngành nghề kinh doanh của công ty là gì và có thuộc danh mục những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do LĐ-TB&XH và Bộ Y tế ban hành hay không nên ở đây chúng tôi mặc định rằng ngành nghề kinh doanh của công ty bạn không thuộc danh mục này.


    Khoản 1 Ðiều 68 Bộ Luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung (BLLÐ) quy định: “Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết”.


    Thêm vào đó, Khoản 1 Ðiều 3 Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Ðiều của BLLÐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Nghị định số 195/CP) cũng quy định: “Thời giờ làm việc trong điều kiện lao động bình thường là không quá 8 giờ trong một ngày; không quá 48 giờ trong một tuần”.


    Ðồng thời, Ðiều 4 Nghị định số 195/CP cũng quy định như sau: “Căn cứ Ðiều 68 BLLÐ, người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần và ngày nghỉ hàng tuần phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh của doanh nghiệp nhưng không được trái với quy định tại Khoản 1, khoản 2 Ðiều 3 Nghị định này và phải được thể hiện trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động của doanh nghiệp".


    Do đó, về nguyên tắc, việc công ty bạn phân công ca làm việc cho nhân viên như đã nêu là phù hợp với quy định tại Khoản 1 Ðiều 68 Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, công ty cần tham khảo các quy định tại Ðiều 4 Nghị định 195/CP để thực hiện cho đúng trước khi bắt đầu áp dụng.


    Luật sư VÕ HOÀNG TUYÊN


    (Văn phòng luật sư Tuyên & Associates)
     
  3. halongxanhh

    halongxanhh New Member

    Tham gia ngày:
    17/3/09
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hạ Long - Quảng Ninh
    Bạn nên nói rõ hơn về doanh nghiệp của bạn, ngành nghề kinh doanh của Công ty bạn ảnh hưởng đến việc phân công lao động và sử dụng , bố trí thời gian lao động cho CBCNV. Tuy nhiên, trong luật lao động đã quy định rõ về thời gian quy định đối với từng trường hợp lao động: như lao động làm trong cv nặng nhọc và không nặng nhọc.


    Hơn nữa, thời gian lao động là sử thỏa thuận giữa Công ty và người lao động. Vì đó là đồng lương và các chế độ khác.


    Ví dụ làm việc văn phòng và không nặng nhọc . 1 tháng trong Công ty tôi là quy định 26 công sẽ được trả đủ lương thỏa thuận, nhưng ở ngành than chỉ quy định công nhân làm 24 công /tháng......mặc dù có sự thỏa thuận giữa Công ty và người lao động nhưng cũng phải đạt được những điều cơ bản trong luật lao động quy định về thời gian, chế độ lao động đối với các đối tượng lao động và đối với từng công việc lao động. còn ở DN nhà nước thì điều đó đã được quy định rất rõ.
     
  4. huongvan

    huongvan Thành viên BQT Phú Thọ

    Tham gia ngày:
    13/5/08
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Công ty bạn quy định như vậy là trái pháp luật:


    * Theo Điều 69, Bộ LLĐ sửa đổi:


    Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không được quá 300 giờ trong một năm do Chính phủ quy định, sau khi tham khảo ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.


    * Giờ tiêu chuẩn: Ðiều 68 luật lao động quy định: "thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần..."


    * Theo Điều 10, NĐ 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002:


    1. Nếu trả lương theo thời gian, thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn.


    2. Nếu trả lương theo sản phẩm, lương khoán, thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc làm trong giờ tiêu chuẩn.


    3. Người lao động làm thêm giờ nói tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được trả lương làm thêm giờ theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm như sau:


    a. Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;


    b. Vào ngày nghỉ hàng tuần quy định tại Điều 72 của Bộ luật Lao động, ít nhất bằng 200%;


    c. Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương quy định tại các Điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ luật Lao động, ít nhất bằng 300%.


    Đối chiếu với quy định ở trên: Công ty bạn quy định NLĐ làm việc 12h/ngày (tức là NLĐ đã làm thêm 4h/ngày)


    - Cty bạn phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại Khoản 3, điều 10 nêu trên.


    - Nếu NLĐ tiếp tục làm việc (1 tuần làm 4 ngày, mỗi ngày 12h) thì 1 năm (52tuần) NLĐ phải làm thêm:


    52 (tuần) x 4 (ngày/tuần) x 4 giờ/ngày = 832 (giờ/năm) >> 300 (giờ/năm).


    Như vậy Cty bạn làm chưa đúng luật lao động.
     
    Last edited by a moderator: 16/7/09
  5. vietnamcsr

    vietnamcsr New Member

    Tham gia ngày:
    20/7/10
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    mình gặp trường hợp này một lần và cũng không biết tư vấn cho công ty sao cho hợp lý


    1. Theo điều 68 thì "Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết." Tức là khi ký HDLD với NLD thì mình ghi là tuần làm 48 h (thay vì ngày 8h), nếu theo như cách ngày nghĩa là những giờ vượt quá 48h thì gọi là OT và trả ít nhất 150%. Như vậy một người trong tuần làm liên tục 48h (hai ngày hai đêm) sau đó nghỉ, ăn chơi phè phởn...công ty tra lương 100%, ban đêm trả 130%, sau đó tuần sau làm tiếp thì như vậy có đúng không ???


    2. Vì theo điều 4 ND 195 thì "người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần và ngày nghỉ hàng tuần phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không được trái với quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định này và phải được thể hiện trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động của doanh nghiệp"


    Điều 3.- Thời giờ làm việc theo Điều 68 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:


    1- Thời giờ làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường là:


    - Không quá tám giờ trong một ngày;


    - Không quá 48 giờ trong một tuần.


    2. Thời giờ làm việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được rút ngắn từ một đến hai giờ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.


    vậy quy định theo ngày or tuần cũng phải tuân theo khoản 1, 2 diều 3 ND 195 (tức là một tuần không quá 48h, một ngày không quá 8h), tức là ngày đó làm 9h thì phải trả OT cho 1 giờ (150%),


    Như vậy cái nào đúng ? Sở LDTBXH có duyệt nội quy lao động là công ty A quy định làm việc theo tuần 48 h, quá 48 mới xem là OT không (làm 2 ngày liên tiếp trong tuần, sau đó nghỉ, tuần sau làm tiếp) ? có sở LDTBXH nào duyệt như vậy không ??


    Cảm ơn các bạn
     
  6. vthtram0912

    vthtram0912 New Member

    Tham gia ngày:
    29/4/09
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Công ty có thể quy định số giờ làm việc 48h/tuần, nhưng vẫn không thể vượt quá 12h/ngày (trong đó 8h chính thức, 4h còn lại trả OT), đó là quy định bắt buộc. Ngoài ra còn ràng buộc không được quá 300h/năm. Các DN bắt buộc phải tuân thủ cả 3 quy định này.
     
  7. bossh

    bossh New Member

    Tham gia ngày:
    7/12/08
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Các bạn phân tích nêu trên tôi vẫn chưa hợp lý lắm vì có một số quan điểm như sau:


    1. Phải hiểu rõ cái khó cho doanh nghiệp, Luật ban hành không chỉ giúp cho NLĐ mà còn phải giúp doanh nghiệp phát triển trên môi trường đặc thù của từng doanh nghiệp.


    2. Dù biết rằng Luật VN mình còn nhiều bất cập, nhưng quan điểm nêu tại các văn bản không có gì khẳng định là sai, vấn đề ở đây áp dụng như thế nào là hợp tình hợp lý.


    Do đó, theo quan điểm của tôi thì cách giải thích của Luật sự Võ Hoàng Tuyên là đầy đủ và chính xác nhất. Để hiểu rõ tính chất của Thời giờ làm việc thì mời các bạn tham khảo công văn hướng dẫn của Bộ LĐTBXH về làm thêm giờ đối với nhân viên bảo vệ, nhân viên lái xe.


    Một điều quan trọng nữa là sự thỏa thuận với NLĐ, đây là nguyên tắc đầu tiên trong quan hệ lao động. Bạn nên đặt vấn đề với NLĐ về thời giờ làm việc "đặc thù" riêng của doanh nghiệp mình và cho họ biết rằng Luật có nêu như thế nên Cty áp dụng không có gì sai.
     
  8. huongvan

    huongvan Thành viên BQT Phú Thọ

    Tham gia ngày:
    13/5/08
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mời các chuyên gia cho ý kiến:


    Ðiều 68 luật lao động quy định: "Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết"


    Ở đây tôi nhấn mạnh chữ ..."HOẶC"...


    Như vậy: Nếu doanh nghiệp quy định tuần làm việc 48 giờ và thông báo trước cho NLĐ biết thì trong tuần NSDLĐ có quyền bố trí NLĐ làm việc 24 giờ/ngày và làm 2 ngày liên tục (48 giờ), sau đó cho NLĐ nghỉ 5 ngày còn lại trong tuần là đúng qui định của Pháp luật lao động?
     
  9. daoduyvu

    daoduyvu New Member

    Tham gia ngày:
    14/9/10
    Bài viết:
    484
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bình Dương
    Bạn Huongvan xem thêm điều 69:


    "Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng không quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không được quá 300 giờ trong một năm do Chính phủ quy định, sau khi tham khảo ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động"


    và điều 71:


    "1- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc.


    2- Người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc.


    3- Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác"


    cùng điều 72:


    " 1- Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục).


    2- Người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc vào một ngày cố định khác trong tuần.


    3- Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là bốn ngày"


    như vậy trường hợp của anh đề ra phù hợp với điều 69 và 72 nhưng không phù hợp với điều 71, song công việc mang tính chất đặc biệt về thời gian làm việc nên cần tôn trọng thỏa thuận giữa người LĐ và người sử dụng LĐ.


    Tóm lại khi thỏa thuận phù hợp với đôi bên và không đi trái với luật thì vẫn được chấp thuận


    Chào thân ái!!!!!!!!!!
     
  10. huongvan

    huongvan Thành viên BQT Phú Thọ

    Tham gia ngày:
    13/5/08
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Việc thực hiện:


    Thời giờ làm việc trong điều kiện lao động bình thường là không quá 12 giờ trong một ngày và 48 giờ trong một tuần? Điều này đã được thể hiện trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động của doanh nghiệp.


    Khi đó NLĐ được hưởng 100% lương theo thỏa thuận là đúng qui định của Pháp luật lao động?


    Nhờ các chuyên gia cho ý kiến?
     
    Last edited by a moderator: 21/11/10
  11. HRLawyer

    HRLawyer Thành viên BQT Hồ Chí Minh

    Tham gia ngày:
    12/11/10
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Thật ra LS Võ Hoàng Tuyên trả lời đúng mà chưa đúng theo yêu cầu của đề bài đã đưa. LS Tuyên chỉ đề cập đến thời gian làm việc 8h/1 ngày hoặc 48h/1 tuần mà không đề cập thời gian làm OT quá nhiều của DN. DN yêu cầu người lao động làm OT quá 200h/năm là vi phạm pháp luật lao động nhưng đó là thực tiễn, 1 sự thật hiển hiện hàng ngày tại các DN.


    Một điều khác mà LS Tuyên chưa nói đến, đó là việc DN thỏa thuận thời gian làm việc với công đoàn và thông báo đến người lao động. Cần lưu ý là, theo thộng tin ban đầu nêu ra, quy định về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, áp dụng cho tập thể lao động, nếu không được ghi trong HĐLĐ hoặc trong thỏa ước lao động tập thể thì quy định đó chưa phù hợp với pháp luật cho dù đã có ý kiến của công đoàn.
     

Chia sẻ trang này

Share