Quy trình xử lý công văn, văn bản đến và đi dành cho cơ quan Đảng, Đoàn

Thảo luận trong 'QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH' bắt đầu bởi ngonuong, 20/2/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. ngonuong

    ngonuong New Member

    Tham gia ngày:
    13/2/09
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Gửi cả nhà 1 quy trình hành chính, mình copy của hstk bên hanhchinhvn.com

    QUY TRÌNH BAN HÀNH VĂN BẢN ĐI

    Bước 1. Tham mưu văn bản


    - Đối với mỗi văn bản, ban tham mưu phải phân công cán bộ phụ trách chính công tác tham mưu văn bản đó và trình tập thể ban cho ý kiến, Trưởng ban (hoặc phụ trách ban trong trường hợp vắng Trưởng ban) là người có ý kiến Quyết định, các cán bộ còn lại có quyền bảo lưu ý kiến;


    - Ban tham mưu gửi văn bản đến các ban, bộ phận, cá nhân có liên quan (nếu có) cho ý kiến (các ban phải phân công cán bộ chuyên phụ trách thông tin, gửi văn bản cố định);


    - Các ban, bộ phân, cá nhân có liên quan khi nhận văn bản phải cho ý kiến của mình với văn bản đó theo trong thời gian sớm nhất tùy mức độ quan trọng của văn bản, nhưng không quá 7 ngày (không tính ngày nghỉ, lễ);


    - Ban tham mưu phân công cán bộ tổng hợp các ý kiến góp ý và chỉnh sửa hoàn thành văn bản.


    Ghi chú:


    - Các ban, bộ phận, các cá nhân nào góp ý được nhiều ý kiến có tính xây dựng, đột phá, đổi mới sẽ được cộng điểm và tính vào thi đua của ban, bộ phận, cá nhân đó cuối năm.


    - Văn bản, ý kiến đề xuất nào của ban tham mưu cho thường trực bị trả lại nhiều lần sẽ bị trừ điểm và đánh giá năng lực quản lý điều hành, hoạt động của ban cuối năm.


    Bước 2. Trình văn bản.


    - Ban tham mưu trình văn bản Thường trực Tỉnh Đoàn thông qua Văn phòng dạng file vi tính.


    - Văn phòng xem, cho ý kiến và hiệu chỉnh văn bản theo đúng thể thức trình Thường trực phụ trách ban và các Thường trực khác bản đã hiệu chỉnh đính kèm bản dự thảo của Ban tham mưu, đồng thời gửi phản hồi bản góp ý của Văn phòng (nếu có) cho Ban tham mưu.


    Bước 3. Duyệt văn bản


    1. Thường trực phụ trách trực tiếp ban cho ý kiến trên cơ sở bản dự thảo của Ban tham mưu và bản góp ý của Văn phòng.


    Trường hợp thống nhất:


    - Gửi ý kiến đến các thường trực khác và Bí thư.


    - Các thường trực khác cho ý kiến.


    Trường hợp không thống nhất:


    - Gửi ý kiến của mình về sự tham mưu đó đến Bí thư, các thường trực khác, Văn phòng và Ban tham mưu văn bản, nêu lý do không đồng ý, ban phải chuẩn bị lại các nội dung nào


    - Khi tham mưu lại cũng phải đi theo quy trình vừa nêu trên, và văn phòng, thường trực phải so sánh với nội dung tham mưu trước để đối chiếu đã sửa chữa đến đâu.


    2. Gửi ý kiến cuối cùng cho Bí thư.


    Trường hợp Bí thư đồng ý: tiến hành bước 5.


    Trường hợp Bí thư không đồng ý:


    - Cho ý kiến, nêu lý do, yêu cầu gửi thường trực trực tiếp phụ trách ban.


    - Đồng gửi ý kiến cho thường trực khác, văn phòng và ban đã tham mưu văn bản.


    - Quá trình tham mưu lại cũng theo lộ trình nêu trên và trên tinh thần tiếp thu ý kiến của thường trực, của Bí thư.


    - Trong trường hợp tập thể thường trực có ý kiến khác nhau về văn bản đã được tham mưu:


    + Nếu là văn bản tham mưu các vấn đề đã được kết luận trong chương trình công tác chung, đã được kết luận của BTV Tỉnh Đoàn trong chương trình công tác thì đưa ý kiến ra tập thể BTV cho ý kiến thống nhất .


    + Nếu không nằm trong chương trình công tác và các hoạt động này không có sự chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền thì Bí thư, với tư cách là thủ trưởng cơ quan, sẽ có quyền phủ quyết về các hoạt động này, .


    Bước 4. Ban hành văn bản


    - Bí thư gửi ý kiến phê chuẩn đến Thường trực phụ trách ban tham mưu văn bản.


    - Đồng gửi ý kiến đến thường trực khác, Văn phòng, Ban tham mưu văn bản, nêu rõ ai ký văn bản và phát hành trong thời gian nào;


    - Văn phòng tiến hành ghi số hiệu, nhân bản và ban hành văn bản, Ban tham mưu văn bản có trách nhiệm theo dõi và trả lời các ý kiến về văn bản đã ban hành.


    Ghi chú:


    Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cũng phải gửi văn bản cho ban phụ trách và ban đề xuất ý kiến kèm văn bản theo quy trình này.
     

Chia sẻ trang này

Share