Sự khác biệt giữa 2 miền Nam và Bắc trong văn hóa qua con mắt người làm nhân sự ?

Thảo luận trong 'HOT TOPIC' bắt đầu bởi lequan, 26/10/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. Suhri

    Suhri Ban quản trị Đồng Nai

    Tham gia ngày:
    27/11/08
    Bài viết:
    1,248
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Đang tìm nơi trú ẩn
    Vấn đề này không phải chỉ có miền Bắc mới thế đâu bạn à, ngay cả trong Nam cũng có xảy ra nữa.


    Mình có thói quen không trang điểm và ăn diện khi ra đường, chỉ cần gọn gàng là được, ăn mặc lại càng không có gì đặc biệt, chỉ mỗi một kiểu sport mà mình yêu thích (tức là quần tà lỏn, áo ba lỗ í mà, bạn mình còn nhận không ra nữa, nhìn thấy gớm lắm,híhí). ấy vậy mà lại mê đi mua mỹ phẩm hiệu một cây (chả hiểu để làm gì nữa, nhưng cứ thích thế). Lần này mình đổi shop, không vào shop cũ nữa, chị bán hàng nhìn mình với thái độ khác hẳn, trong khi mắt mình thì cứ dán vào mấy chai chanel và dior nhìn say mê mà không hề biết có người đang nhìn mình kỳ thị. Hôm đó, do bộ dưỡng da nhà mình hết nên tính đi mua bộ khác về xài, mình nhìn vòng vòng, ngắm nghía xung quanh cho đã con mắt, sau đó mình nói với chị bán hàng cho mình bộ dưỡng da đó và chai chanel mới về. Trời hỡi, cô ta quay đi luôn, mình tưởng cô ta đi lấy, ai dè cô ta ra kia để.....bán hàng cho mấy quý chị quý phái kia, mình chuẩn bị nóng lên, hỏi chủ tiệm có muốn lấy bộ dưỡng da kia cho mình không, chủ tiệm cũng nhìn mình kỳ thị, cô ta nói bộ này mắc lắm, chắc cô ta nghĩ mình chưa hỏi giá mà đã đòi xem (do mình đã biết giá từ trước rồi nên không muốn hỏi nữa), mình nghĩ bụng tức quá đi mất, thế là tìm cách trả thù (hìhìhì, độc ác quá), mình nói với chị ấy bằng thái độ rất ngọt rằng giá bao nhiêu, mình ok ngay í mà, không vấn đề gì đâu, chi chủ tiệm rồi cũng lấy xuống cho mình với thái độ không tin mình lắm, mình cầm ngắm nghía một hồi, kiểm tra đủ bộ, hỏi giá chai nước hoa xong, mình yêu cầu tính tiền, sau khi tính tiền xong,mình rờ túi bên phải, rồi túi bên trái, rồi túi đằng sau, rồi túi ở dưới hai cái ống quần, hahah, không có đủ tiền (do ko có thói quen đem tiền theo,chỉ đem đủ để uống nước và ăn quà vặt) mà chỉ có thẻ tín dụng mà thôi (đây chính là thứ để mình trả thù tiệm này đây), mình quay sang hỏi chị chủ tiệm bằng giọng thân ái rằng chị có thanh toán bằng credit card không, chị ấy tròn mắt nói không, hahaha, vui quá, mình trả lời với giọng thật buồn: ôi tiếc quá, em không đem tiền, mà chỉ có credit card mà thôi, tiệm của chị lớn thế mà không sử dụng loại hình thanh toán này sao, vậy thôi em xin lỗi, không có tiền mặt, héhé. Thế là mình bỏ đi một nước với sự tiếc nuối của chị chủ tiệm.


    Thế đấy, Nam hay Bắc gì cũng có mặt hay và mặt dở, nhưng riêng về việc phân biệt giàu nghèo thì đâu cũng vậy thôi bạn à.
     
    Last edited by a moderator: 8/5/09
  2. goodnguyen

    goodnguyen New Member

    Tham gia ngày:
    29/5/09
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    :rolleyes: đúng là Hà Nội Và Sài gòn có nhiều văn hóa khác biệt ngay từ những điều bình dị nhất. Nhưng thực sự em vẫn thích sếp nhân sự của mình là người miền Nam hơn vì họ thực tế hơn, chia sẻ hơn...


    Hà Lội và Sài Gòng...sự khác biệt từ những điều bình dị


    Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên


    Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng


    Giao thông


    Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi


    Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ tùy ý


    Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải


    Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái


    Con đường


    Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách


    Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm


    Giầy vớ


    Đàn ông Hà Nội đi giày mà không cần mang vớ


    Con gái Sài Gòn đi vớ mà không cần mang giày


    Cà phê


    Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus


    Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn


    Sài Gòn: Ít Cafe + ít sữa + đá + đá + đá + đá = 1 ly phê sữa đá, xong


    có 1 ấm trà to tướng... chan vào cafe uống, hết lại có thêm (kô cần xin)


    Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc


    Trà đá


    Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng


    Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí


    Ăn sáng


    Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: "Đi ăn sáng với tớ nhé?"


    Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào !


    Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!


    Cảm ơn


    Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô Receptionist cúi gập người chào bạn


    Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn


    Dạ vâng


    Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa


    Ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ, vâng!"


    Ở Sài Gòn: Đã "Dạ" thì khỏi cần "Vâng"


    Chào hỏi


    Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về


    Ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!"


    Ở Sài Gòn: "Con dzìa dì ơi !"


    Tỏ tình


    Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"


    Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao ?"


    Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ !"


    Yêu


    HN: Yêu vẫn phải giữ


    SG: Yêu là hết mình luôn


    Giàu có


    Bạn được coi là giàu có khi ...


    Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền


    Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền


    Giữ xe hàng quán


    Hà nội: Trông hộ xe miễn phí


    Sài gòn: "Anh cho xin 2 ngàn"


    Phở


    Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy


    Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đen


    Nhà sách


    Hà Nội : Nhân viên hách dịch


    Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi


    Chùa chiền


    Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa


    Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh


    Chè


    Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ


    Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút


    Cắt chanh


    Hà Nội: Bổ ngang


    Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa


    Nước canh rau muống


    Hà Nội: Sấu, chanh


    Sài Gòn: Me, chanh


    SG: Chả giò


    HN: Nem rán


    HN có bún chả


    SG có cơm tấm


    Sài Gòn gọi là xí muội


    Hà Nội gọi là ô mai


    Về đồ ăn


    Người HN hay ăn mặn


    Người SG hay ăn ngọt


    Hà-nội: Vào quán, ngồi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi !


    Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!


    Khen đồ ăn ngon


    HN: Ngon tuyệt cú mèo


    SG: Ngon bá chấy bò chét (khiếp thật)


    Tán gái


    Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ


    Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán


    Người yêu


    Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu


    Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã


    Chất chơi và chất chiến


    Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì never có


    Sài gòn: Chạy xe 67 cũ mèm, áo phông quần sóc, nhưng hỏi tiền thì : Chú cần bao nhiêu anh đưa ???


    Xe khách


    Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng ) kô đón thêm nếu đã đầy


    Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!


    Tức mình chửi nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh):


    HN: Đồ dở hơi


    SG: Quân mắc dịch


    Hài


    Người Hà-nội: nói dài dòng và khó hiểu!


    Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!


    Tiệm Internet


    Hà-nội: ít nhưng rẻ!


    Sài-gòn: nhiều mà mắc!


    Nhà cửa


    Hà-nội: rộng và sâu


    Sài-gòn: nhỏ và ngắn


    Chào hỏi


    Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng băng lời nói!


    Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!


    Giục người bán hàng gói nhanh lên


    SG: Dạ có liền


    HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!


    Biển quảng cáo


    Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng


    Ở SG, càng hài hước càng thu hút mọi người


    Phát triển dự án


    SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?


    HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?


    Khi khách đến nh?


    HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ


    SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi


    Bạn bè nói chuyện


    2 người bạn nói chuyện với nhau :


    HN: Tớ nói cho cậu nghe cái này nhé


    SG: Eh, tao nói cho mày nghe cái này nè


    Khi ai cho mình cái gì


    HN: Vâng, quí hóa quá !


    SG: Trời ơi, dữ hông, bày đặt màu mè quá !


    Khen vật gì to


    Hà Nội: To vật vã , to tổ bố


    Sài Gòn: Bự bành ki , bự dã man , bự chà bá , bự khủng khiếp ...


    Từ ngữ


    HN : bắt nạt


    SG : ăn hiếp


    HN : mất điện, mất nước


    SG : Cúp điện, cúp nước


    Hà Nội: nỡm ạ


    Sài Gòn: đồ quỷ sứ


    Hà Nội: đèo em nhá


    Sài Gòn: chở em nghe


    Sài Gòn: hun


    Hà Nội: hôn


    Con gái


    Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương


    con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện


    Hà nội: chị ơi cho em cái túi nylon


    Sài gòn: chị ơi cho em cái bịch xốp


    Về hoa quả


    Hà nội gọi quả táo là quả táo,


    Sài gòn gọi quả táo là trái bom


    Hà nội gọi quả dứa là quả dứa


    Sài gòn gọi quả dứa là trái thơm


    Uống bia


    Hà nội: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly


    Sài gòn: Chai của ai người ấy uống


    Khách sạn


    Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ


    Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu


    Sinh viên và cave


    Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave


    Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên


    Hà Nội: Mời cơm ... ứ dám ăn


    Sài Gòn: Mời cơm là ... phải ăn


    Uống Cafe


    Ở Sài gòn: uống cafê nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm


    Ở Hà nội: uống cafe khi đi chơi buổi tối trước khi ...đi ngủ


    Nếu bạn gọi một ly nâu


    Ở Sài gòn: bạn sẽ được mang cho một ly cà phê đen


    Ở Hà nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa


    http://galaxy-catering.com.vn
     
  3. hoanglong1712

    hoanglong1712 New Member

    Tham gia ngày:
    6/6/09
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    bạn Thu Vu thân mến


    tôi là 1 người Hà Nội và hiện tại đang ở Hà Nội


    tôi đã đọc bài của bạn và tôi có mấy ý kiến đóng góp như sau:


    Nếu cửa hàng kem mà bạn nhắc đến là cửa hàng kem Tràng Tiền thì tôi rất muốn có vài đính chính


    tôi đã ăn rất nhiều lọai kem của rất nhiều hãng, của rất nhiều nước nhưng tôi thấy không có kem nào ngon như kem tràng tiền cả. Có thể do khẩu vị trong Nam khác ngoài này nên bạn thấy thế chăng


    kem Tràng Tiền chưa bao giờ phục vụ ghế ngồi cho khách cả, không hiểu là bạn nói nhầm hay bạn chỉ mới nghe hơi nồi chõ nên phán bừa như vậy,


    đúng là kem để trong gói giấy màu vàng, và không có chỗ trông xe


    tuy nhiên nếu bạn không đòi phải có bao gói thì cô bán kem sẽ đưa kem trực tiếp cho bạn


    bạn cũng biết là làm bao bì thì tăng giá thành, việc đó hoàn toàn không cần thiết vì mục tiêu là ăn kem chứ không phải là ngắm bao bì


    ở Hà Nội mà phải gửi xe dù có miễn phí hay không để mua bán gì đó là 1 việc khó chấp nhận, tôi thấy cứ phóng xe vào tân chỗ mua hàng là tiên hơn cả


    Tôi cũng muốn nói nếu chủ là người miền nam và làm theo phong cách bạn đề ra thì cửa hàng sẽ sập tiệm nahnh chóng sau 1 hoặc 2 ngày


    đất hà nội chật lắm bạn ạ, lấy đâu ra ắm đất để mở cửa hàng to như bạn muốn


    nếu trẻ con muốn chơi thì đi chỗ khác , đây là chỗ ăn kem kia m?


    ăn kem mà lại đọc sách thì quả là lạ, như thế sách sẽ rất bẩn và sẽ biến cửa hàng thành 1 đống rác


    chắc bạn có thói quen vừa ăn vừa đọc, thói quen đó theo tôi thì không hay lắm


    người Hà Nội có thói quen là giờ gì việc nấy không lai rai


    lại còn cả sáng kiến wifi nữa, bạn định biến cửa hàng kem thành cái gì vậy


    nếu bây giờ kem trang tiên đổi bao bì hay làm bất kỳ việc gì mà bạn đề ra thì sẽ không ai ăn kem đó nữa, tôi chắc chắn như vậy


    cái gì tồn tại tốt từ lâu rồi thì không nên thay đổi nó


    Có khả năng khi đọc bài này bạn chưa đồng ý vớ tôi ngay lập tức


    tuy vậy cứ để thời gian trôi qua thì bạn sẽ đồng ý với tôi
     
    Last edited by a moderator: 6/6/09
  4. hoanglong1712

    hoanglong1712 New Member

    Tham gia ngày:
    6/6/09
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    nhân đọc chủ đề này tôi cũng muốn đóng góp 1 vài suy nghĩ của tôi


    một số bạn có nói ý là người miền bắc thích đấu đá


    quả thật như vậy:


    bản thân tôi vẫn phải từng ngày từng giờ làm việc đó,


    không biết các bạn trong nam có vậy không, tôi nghĩ là có


    tôi thấy là nếu một ngày kia tôi không phải đấu trí với ai nữa thì không biết tôi sẽ sống như thế nào


    không biết các bạn đã đọc cuốn "bàn về mâu thuẫn " của Mao chủ tịch chưa


    mấu thuẫn là việc không thể tránh khỏi và chính nó thúc đẩy sự phát triển


    các bạn nên chấp nhận nó như 1 sự thật khách quan nằm ngoài ý thức của con người
     
  5. minhducvcu

    minhducvcu Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    23/10/08
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Hanoi
    Hôm nay thấy có bài viết về văn hóa đời sống Bắc-Nam cũng hay hay, post lên đây để mọi người xem cho vui!


    Cà phê


    Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus


    Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn


    Ăn trưa


    Cơm trưa Sài Gòn với tô canh ổ qua hai ngàn rưởi


    Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền


    Gọi điện ngoài đường


    Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió


    Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai


    Cảm ơn


    Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn


    Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn


    Cơn mưa


    Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên


    Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng


    Ăn mặc


    Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex


    Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ


    Xe máy


    Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh


    Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ


    Giao thông


    Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi


    Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý


    Trà đá


    Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng


    Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí


    Ăn phở


    Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa


    Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê


    Giầy vớ


    Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ


    Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày


    Con đường:


    Hai con đường đôi vắng vẻ với tán lá xà cừ rậm rạp đầy tiếng ve trong những trưa hè - chúng giống nhau đến lạ!


    Đường Hoàng Diệu (Hà Nội) - Tôn Đức Thắng (Sài Gòn)


    Chợ tình:


    Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông


    Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca


    Đụng hàng:


    Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau...


    con gái Hà Nội: "Tớ với ấy cùng mua nó nhé?"


    con gái Sài Gòn: "Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác"


    Tỏ tình:


    Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"...


    con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao?"


    con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ!"


    Ca ve:


    Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave...


    cave Hà Nội: "Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?"


    cave Sài Gòn: "Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha..."


    Ăn sáng:


    Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: "Đi ăn sáng với tớ nhé?"...


    ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!


    ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!


    Dạ vâng:


    Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa...


    ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ vâng!"


    ở Sài Gòn: Đã "Dạ" thì khỏi cần "Vâng"


    Giàu có:


    Bạn được coi là giàu có khi...


    ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền


    ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền


    Chào hỏi:


    Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về...


    ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!"


    ở Sài Gòn: "Con thưa dì con dìa!"


    Giữ xe hàng quán:


    Hà nội: Giữ xe miễn phí


    Sài gòn: "Anh cho xin 2 ngàn"


    Uống bia


    Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn


    Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya về


    Xôi :


    Hà Nội : Gói lá


    Sài Gòn : Cho vào hộp, hay bịch nylon


    Phở :


    Hà Nội : khó mà thiếu mì chính, quẩy


    Sài gòn : Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)


    Giao thông :


    Hà Nội : Đèn đỏ không được rẽ phải


    Sài gòn : Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái


    Siêu thị :


    Hà Nội : Đắt đỏ, hàng hóa kô thiết thực


    Sài Gòn : Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình


    Nhà sách :


    Hà Nội : Nhân viên hách dịch


    Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi


    Chùa chiền :


    Hà Nội : Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa


    Sài Gòn : Không gian ồn ào, không tịnh


    Tào phớ :


    Hà Nội : Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai


    Sài Gòn : Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài


    Chè :


    Hà Nội : Ăn trong cốc, bát nhỏ


    Sài Gòn : Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút


    Cắt chanh :


    Hà Nội : Bổ ngang


    Sài Gòn : Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa


    Nước canh rau muống :


    Hà Nội : Sấu, chanh


    Sài Gòn : Me, chanh


    Cơm sườn


    Hà Nội : những miếng sườn nhỏ nhỏ xào chua ngọt, ngon kinh hoàng


    Sài Gòn : một tảng thịt nướng to đùng


    Hồ


    Hà Nội : mênh mông là nước, đẹp và thơ mộng


    Sài Gòn : như một cái ao bé cỏn con.


    Xe


    Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ


    Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố


    Quà vặt


    Hà Nội : không nhiều nhưng tinh tế


    Sài Gòn : nhiều vô kể, giá rẻ , không đến nỗi nào nhưng không đặc sắc


    Sinh viên và cave:


    Sài gòn: Nhiều em SV trông như cave


    Hà nội: Nhiều em cave trông như sinh viên
     
  6. TrangTran

    TrangTran New Member

    Tham gia ngày:
    16/11/08
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TP HCM
    Theo mình thì người làm nhân sự cần phải có sự tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa, cin người, tạp quán của mỗi vùng miền hơn thế nữa là nghiên cứu thêm về Nhân tướng học hay phong thủy... để có thể thích nghi ở bất cứ môi trường làm việc dì Nam hay Bắc. Mặt khác nấu có nghiên cứu thì mình sẽ nắm bắt được tâm lý của người lao động từ đó mình sẽ biết cách dùng người đúng việc & đúng chỗ & cư xử đúng mực.


    Mình có thông tin nghiên cứu về tâm lý người tiêu dùng của hai miền Nam Bắc, các anh chị xem để thấy sự khác biệt để hiểu hơn về nhân viên của mình của mình nhé.


    Note: minh khong gui file duoc vi file nang hon 2M. Ca nha huong dan upload nhe vi bai nay hay lam.
     
  7. HRvnplus

    HRvnplus New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/09
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    HCMC
    Tôi thấy nhận xét của bạn Thu Vu không có gì là "quá quắt" để bạn hoanglong1712 phải phản ứng như vậy. Theo mình hiểu thì Thu Vu chỉ gợi ý cho Hãng kem Tràng Tiền (hoặc có thể là đại lý, kiot bán lẻ gì gì đó rằng:


    - Nên chuyển từ cách bán hàng "bẩn" sang sạch sẽ hơn.


    - Nên chuyển từ cách trình bày "lôi thôi", thiếu thẩm mỹ sang "bắt mắt" hơn (nghệ thuật ẩm thực không chỉ nói đến "thực" đơn thuần nhể! )


    - Nên chuyển từ cách phục vụ "đơn điệu" sang quan tâm hơn đến người tiêu dùng (Ghế, gởi xe - Nếu như bạn hoanglong1712 nói thì có ngày bạn này phóng xe vào thẳng Siêu Thị để ăn kem quá :)


    - Nên chuyển từ cách phục vụ "ăn" (ăn kem) sang dịch vụ "thưởng thức" kèm giải trí (Sân chơi cho trẻ, wifi, nơi đọc sách... - Mà không hiểu sao bạn hoanglong1712 lại xua lũ trẻ như xua tà thế nhỉ?!)


    Đất Hà Nội đồng ý là chật nhưng không phải vì thế mà "trình bày" nơi bán hàng "bầy hầy" được. Không chỉ ở nơi bán kem mà cả khu Tràng Tiền nữa. Cả khách Tây lẫn khách ta đều phải chịu cảnh nhơ nhớp của rác và các đồ ăn thừa đổ ra đầy phố. (Đặc biệt nơi các gánh hàng rong ngồi).
     
  8. hoakt36

    hoakt36 New Member

    Tham gia ngày:
    8/8/09
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Hi everybody!


    Em là nguoi MB, e đã dọc rất kỹ và say sưa về sự so sánh của các Anh chi ve 2 miền. E vào MN học và làm viec đã 4 năm rưỡi. That sự, thì chac co lẽ e học tap và bi ảnh huong boi phong cach song trong MN rat nhiu sau khi doc nhung chia se nay. Có dieu, e chua co dieu kien ve MB lam viec, hay noi cach khac cung hoi sợ khi phai thay doi Moi truong. Ban chat con ng MB cung k thay doi trong e, e cam nhan nhu vay, tuy nhien Phong cach song đã thay doi khi e vao day. K ngo la khac nhiu nhu vay boi vi doc moi bit, chinh mt đã tao nen phong cach song. NEu e hoc va lam viec o MB thi co le se khac.


    E nghĩ răng Voi sự tinh tế của nguoi bắc + với phong cach, suy nghĩ làm viec cua MN đó sẽ là sự kết hợp rất tuyệt " IQ + EQ".


    Cảm ơn 2 miền da dem nhung net van hoa mà muon hoi nhap chung ta pai thay doi va thich nghi


    A TrangTran muốn chia sẻ file gì vậy? mọi ng ai bít thì hướng dẫn để Anh upload len đi!


    Thank everybody! goodluck!
     
  9. rivalsumo

    rivalsumo Kết nối cộng đồng

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,274
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Nếu chị TrangTran share tài liệu đó vào đúng topic này thì hợp quá rồi. Với file nặng hơn 2M thì hiện diễn đàn ko upload được lên. Chị có thể tách nó ra làm 2 file hoặc copy ra bản word rồi up lên cũng được; hoặc chị có thể gửi mail về BQT để được hỗ trợ up lên.


    Mong sớm được tham khảo tài liệu của chị,
     
    Last edited by a moderator: 17/9/09
  10. phuongrut

    phuongrut New Member

    Tham gia ngày:
    14/9/09
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    hehe. cho em bon chen một tí nhé.


    vị manager đó nói đúng, các anh các chị thảo luận cũng rất hay, chỉ có một chủ đề thôi mà thảo luận khoảng một năm rùi, e nghĩ chủ đề này chưa biết tới bao giờ mới bàn luận xong đây, vì văn hóa 2 miền nó khác nhau rõ rệt.


    bởi vậy người làm nhân sự cần phải tìm hiểu văn hóa 2 miền mà thực chất thì Việt Nam có tới 4 miền các anh chị à.


    Miền bắc: bắc bộ và bắc trung bộ


    Miền Nam: nam trung bộ và nam bộ


    Mỗi vùng lại có một nét văn hóa khác nhau nữa, nó rất đa dạng và phong phú.


    Bởi vậy chủ đề này sẽ còn bàn luận rất nhiều, tuy nhiên mỗi vùng miền có một cái hay riêng của nó. E chưa ra HN nên chưa biết người HN thế nào, còn người miền Trung thì giàu tình cảm hơn nhưng cũng rất quan liêu. Còn người miền nam thì sống rất ngay thẳng, công bằng, việc ai người ấy làm và sẵn sàng giúp đỡ người khác nếu có thể..........


    nhiều lắm ko nói hết được.


    Nói túm lại đối với người nhân sự thì cần phải hiểu văn hóa, lối sống của từng miền, không những HRM mà cả người kinh doanh cũng nên nắm bắt được văn hóa vùng miền để có thể đáp ứng nhu cầu theo văn hóa nữa.
     
  11. Truongthanh

    Truongthanh New Member

    Tham gia ngày:
    5/2/09
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Chào diển đàn và các ACE,


    Thật thú vị khi được đọc tất cả quan điểm, chiêm nghiệm và cách nhìn về văn hóa vùng miền trong quản trị nhân sự mà các ACE đã chia sẻ. Tôi được may mắn là có thời gian làm công tác nhân sự tại Hà Nội và SG, nên tôi thực sự tâm đắc với ý kiến của chị Phoenix và Thu Vu.


    Văn hóa luôn luôn tồn tại trong doanh nghiệp. Văn hóa có thể chỉ ở dạng sơ khai thể hiện đặc tính văn hóa và nguyên tắc sống của người chủ DN, hoặc đó là một nền văn hóa được kỳ công nghiên cứu và xây dựng sao cho phù hợp với đặc điểm KD của DN, hoặc cũng chỉ là một loại văn hóa pha tạp phát triển một cách tự phát.


    Xây dựng văn hóa trong DN cần phải xem là một trong số các việc trọng tâm đối với các DN mong muốn có sự phát triển bền vững, đặc biệt đối với các DN có nhiều chi nhánh, địa điểm KD ở nhiều vùng miền khác nhau.


    Quả thực tại Cty nơi tôi làm việc, đã có sự khác biệt trong cách thức quản trị giữa Tổng Cty ở SG và Cty thành viên ở HN. Với sản phẩm chính của Cty là dịch vụ vận chuyển hàng hóa, công việc đòi hỏi tính chuyên nghiệp, bài bản, chính xác, an toàn và đáng tin cậy đối với khách hàng. Trong điều hành KD, nếu như Trưởng Phòng KD (SG) thể hiện đầy đủ sự kinh nghiệm, linh hoạt, tận tụy và tháo vát, sẳn sàng "xắn tay áo" hòa cùng với nhân viên lao vào giải quyết công việc, thì hình tượng Trưởng Phòng KD (HN) mang dáng vẻ của "một chỉ huy" đạo mạo với "quân lệnh như sơn" đã vô hình tạo ra một "văn hóa cách biệt". Với nét "văn hóa cách biệt" này không chỉ triệt tiêu tính linh hoạt và sáng tạo trong quản trị công việc nội bộ, mà tôn chỉ "Khách hàng là thượng đế" trong KD cũng chỉ thể hiện mang tính khẩu hiệu. Không ít lần các nhân viên và Trưởng phòng KD (HN) có thái độ rất ngạc nhiên khi thấy tôi có những lời khen tặng (có khi chỉ mang tính xã giao) với khách hàng, hoặc có những cử chỉ trân trọng, lắng nghe chăm chú và cảm ơn những lời góp ý, nhận xét của khách hàng. Họ cho rằng với vị trí của tôi (Phó TGĐ từ SG ra công tác) không cần thiết phải làm như vậy với người Phụ trách mua hàng (phía khách hàng). Đó cũng là một điều tôi rất trăn trở và tìm cách cải thiện.


    Trên đây là một số suy nghĩ của tôi xin được đóng góp cho diễn đàn. Trước khi dừng bút, xin được kể cho các ACE nghe vui:


    "Tôi cũng có dịp phỏng vấn các ứng viên ở cả SG và HN. Có một điều ngạc nhiên là nếu phỏng vấn tại HN, khoảng 80% số ứng viên đều có hỏi tôi "Anh là người Miền Nam ra ngoài này làm Giám Đốc ạ?", trong khi ở SG không có ứng viên nào hỏi câu này khi GĐ là người Miền Bắc." ;)


    Xin cảm ơn
     
  12. hoanglong1712

    hoanglong1712 New Member

    Tham gia ngày:
    6/6/09
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Gửi bạn HRvnplus và Thu Vu


    cảm ơn bạn HRvnplus đã có hứng thú trả lời


    tôi đã đọc lại 1 lần nữa bài viết của bạn Thu Vu và tôi nhân ra là ý bạn đang nói đến cửa hàng kem 4 mùa nằm cạnh hồ Gươm, nếu đúng là nó thì tôi đồng ý với bạn làm kem của nó không ngon,và bạn đã ăn nhầm hàng kem


    kem ở đó có bao gói nilong đầy đủ,


    bạn HRvnplus có thể yên tâm khi ăn kem Tràng Tiền vì nó rất an toàn và sạch sẽ, cửa hàng cũng vậy, nó nằm trên phố Tràng Tiền, bạn cứ ra hồ Gươm hỏi bất kỳ ai họ sẽ chỉ cho bạn


    Người Hà Nội có thói quen mua hàng ở chợ hơn là mua siêu thị, vì siêu thị thì không rẻ như ở chợ, chỉ có các đại gia sẵn tiền mới vào siêu thị thôi. Còn việc phi xe vào chợ thì đó là 1 phong tục lâu đời không thể thiếu


    Có lẽ ở SG hay có các khu liên hợp giải trí như bạn nói, còn HN thì không có mấy vì nhu cầu giải trí ở các khu liên hợp rất ít, tuy vậy tôi cho răng số lượng hiệu sách các cửa hàng sách tự chọn ở HN nhiều hơn và phong phú hơn trong SG


    Hiện ở HN đã cấm bán hàng rong, nhưng chưa cấm ngồi vỉa hè, không biết trong SG có vậy không
     
  13. vanthaonguyen

    vanthaonguyen New Member

    Tham gia ngày:
    5/10/09
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào mọi người!


    Chủ đề rất hay, nhưng tôi thấy một số bài có vẻ hơi lạc đề.


    Sự khác biệt về văn hóa ở các vùng, miền, các quốc gia là một thực tế phải chấp nhận. Phong cách phục vụ ở mỗi nơi cũng có những nét riêng phụ thuộc vào thói quen từng vùng. Tuy nhiên, có những vấn đề chung cần phải thống nhất, còn những nét riêng phải chấp nhận. Thử hỏi, nếu một người Nhật sống với một người Mỹ liệu họ có thể hòa hợp hoàn toàn được không? Chắc chắn là không. Vậy thì tại sao mọi người nói quá nhiều về việc hay, không hay (chỉ nói về thói quen sinh hoạt). Người Nam uống cà phê theo thói quen (trà là phụ, không kể ngon hay không), người Bắc uống lại uống trà theo thói quen (trà là chính, cần chất lượng hơn). NGười Nam muốn được phục vụ trọn gói, đắt cũng được. Người Bắc lại muốn ăn riêng, uống trà riêng (nhưng vẫn có nước lọc hoặc trà loãng).


    Phải thừa nhận rằng, người Nam phần lớn có nhiều điều kiện kinh tế hơn người Bắc, cuộc sống phóng khoáng hơn. Người Bắc tiết kiệm hơn vì phải tính tới lúc gặp khó khăn vì nhiều bất trắc hơn. Tuy nhiên, người Nam nhiều khi xả láng quá đà, có thể kinh tế không dư dật nhưng vẫn "hết mình", chưa biết lấy gì bù lại. Như vậy có nên chăng? Mọi người chắc đã đọc sách của những người nổi tiếng của Âu, Mỹ cũng đều thấy khuyên là: có 10 đồng thì chỉ nên dùng tối đa là 9 đồng thôi.


    Rất nhiều người Miền Nam có mặc cảm về người Bắc. Tôi có một một anh bạn (người Bắc) lấy vợ người Nam, nhưng đứa con lại rất hay nói xấu người Bắc (đồ Bắc Kì ăn củ mì...) thấy rất khó chịu. Tôi thấy người Bắc ít nói xấu người Nam hơn số người Nam nói xấu người Bắc (trong topic này cũng thể hiện như vậy).


    Vấn đề của Quản trị nhân sự là: phải tùy văn hóa mà có cách xử lí cho phù hợp. Nếu lễ phép đưa tài liệu bằng hai tay mà được việc thì quy định phải đưa bằng 2 tay, nếu người Nam không cần như vậy thì bỏ quy định này. Điều quan trọng là: đạt được hiệu quả của công việc mà không làm mất đi văn hóa riêng.


    Điều này cũng được thể hiện rất rõ ở các Công ty nước ngoài. Các Công ty lớn thường có Văn hóa riêng của mình đòi hỏi tất cả các nhân viên phải tuân theo. Đó cũng là nét đặc trưng đẻ tạo thương hiệu. MIcrosoft cho phép nhân viên có thể mặc quần đùi, đi chân đất trong phòng làm việc. Thậm chí có Công ty ở Đức còn quy định: khỏa thân vào một ngày trong tuần (không bắt buộc) để thu hút khách hàng.


    Quản trị nhân sự là vấn đề phức tạp, vài lời cùng mọi người chia sẻ.
     
  14. hoadinh09

    hoadinh09 Thành viên BQT Hồ Chí Minh

    Tham gia ngày:
    29/6/09
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TPHCM
    Bạn thuy trang có bài nghiên cứu rất hay về sự khác biệt giữa hai miền. Mình post lên cho các bạn cùng tham khảo.


    Xin cám ơn bạn thuy trang.


    Các bạn xem, nếu thích thì nhớ "thanks" thuy trang nhé.

    NielsenVietnam_HCMCvHanoiRegionalDifferences_2009_1_.rar
     

    Các file đính kèm:

  15. hoakt36

    hoakt36 New Member

    Tham gia ngày:
    8/8/09
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Chào cả nhà!


    Khi dọc topic của A?C vanthaonguyen em có thắc mắc, vậy những điểm hay, nổi bật trong văn hóa làm vệc của người MB là gì? đặc biệt là ở Hà nội. Theo e được biết có phải là: mối quan hệ trong công ty phức tạp, phải lấy lòng đồng nghiệp và cấp trên. Khi thể hiện ý kiến của mình cũng cần xem xét là mình đang nói chuyện với ai và có nên trình bày ý kiến hay không. Các MQH thường không vô tư và hòa đồng, thường hiểu ý, tức là phải hiểu sự tinh tế ở ý người nói,.... Tất cả văn hóa này, khi làm việc trong Miền Nam cũng đều có, nhưng nó ở múc độ bình thường. vì vậy, người làm việc cảm thấy thoải mái hơn.


    Phong cách sống, moi mien sẽ có cái hay riêng, em là người MB nhưng dang làm việc ở MN. Điều dăc biệt mà cả người nước ngoài đã công nhận rằng, Hà nội vẫn dang giữ duoc những nét cổ kính, họ hàng, láng riềng... con ngừoi khi dã thân thiết thì hết lòng vì nhau. Có nhìn nguoi dang từ Bắc vào Nam rat muon quay về.


    MN các MQH thẳng than hơn tạo cho con nguoi cảm giac thoai mái vì vay cung phong khoang hon.


    Viet ở chủ đề này e rất muốn biết đuọc nét văn hóa công sở của khi làm việc ở Miền Bac ( HN), mong A/C chia sẻ!
     
  16. duykhanh

    duykhanh Guest

    B)

    Cho mình nói với tinh thần là nhân sự tí ty nhé! Mình là người Nam gốc đây . Cơ quan của mình 90% Bắc đó thôi , tôi không đồng tình với bạn thế đâu !!!


    Cung cách và phép tắt trên văn tự thì mình rất thích cái chuẩn của người Bắc , cái thoáng và qua loa của người Nam thì có lúc hay nhưng nhiều khi củng không ít phiền toái .


    Khi biết lụt lội ,khó khăn mà bạn không thông cảm cho to pho đó à ? ..NS phải thấu hiểu chớ bạn, như tôi củng đã gặp bồi bàn như bạn kể rồi đó , nhưng lần thứ hai tôi tới thì lại tươi cười mà còn biểu diễn khui chai một cách điêu luyện nửa là khác. Nghỉ cũng buồn cười khi chính mình nghiện hút mà lại không có bật lửa nhỉ ? như tôi gọi cho một gói thuốc thì sẽ có bật lửa ngay thôi.


    Nam Bắc gì cũng là người Việt cả thôi ! làm nhân sự tôi chân thành khuyên bạn hãy thấu hiểu nhiều hơn, cả con người lẫn trong xã hội bạn nhé .
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/10/09
  17. bazensolo

    bazensolo New Member

    Tham gia ngày:
    4/7/08
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    TP. HCM
    Bàn thêm một tí thôi nhé: Không phải và việc không biết chia sẽ và cảm thông với Lụt lội ở HN vào thời điểm đó mà là mình muốn nói cái thái độ phục vụ khách hàng đó. Không có hay thiếu là chuyện bình thường nhưng có nhiều cách nói hoặc trả lời khách cho vừa lòng chứ?! Sự hiếu khách của người MB đầu rồi? Cái "chuẩn" mà bạn nói ở đây mình nghĩ cũng phải được thể hiện ở cái "chuẩn" trong khâu chuẩn bị đón tiếp khách hàng (khách hàng có thể thiếu hoặc cần những vật dụng nào đó, khi cần là nên phải có để phục vụ cho họ nếu muốn giữ khách. Không nhất thiết NGHIỆN cài gì thì phải mang theo cái đó nhé. Mình có thể ghiền nhiều thứ nhưng vần phải đi mua, đi mượn, sử dụng ké.... :)


    Hy vọng những nhận định của mình chưa phải là cái cố hữu của người Tràng An. Người HN theo mình hiều vần rất là thanh lịch, những cô gái duyên dáng với dọng nói mượt mà, truyền cảm, quyền luyền lòng người nghe..... :)
     
    Last edited by a moderator: 9/10/09
  18. vtnduc

    vtnduc Member

    Tham gia ngày:
    17/10/08
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    HCM
    Cảm ơn Bạn Thùy Trang nhiều. Tài liệu rất hay.


    Thanks pác đã post cho anh em.
     
  19. thanhnga100983

    thanhnga100983 New Member

    Tham gia ngày:
    12/10/09
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
     
  20. Heavyrain

    Heavyrain New Member

    Tham gia ngày:
    28/10/09
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bài viết của chị Phoenix rất hay.


    Mình hiểu văn hóa của họ như vậy, rồi trong vai trò nhân sự làm thế nào để làm việc với từng kiểu người, hoặc làm sao để họ bắt tay nhau trong đội, phối hợp tốt?
     

Chia sẻ trang này

Share