Sự khác biệt giữa 2 miền Nam và Bắc trong văn hóa qua con mắt người làm nhân sự ?

Thảo luận trong 'HOT TOPIC' bắt đầu bởi lequan, 26/10/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. haduyen8012

    haduyen8012 New Member

    Tham gia ngày:
    31/5/10
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    QUOTE(Chú Thích)(hoangdunghr @ Aug 11 2011, 09:47 AM)

    Deal All!

    Hiện tại em đang làm tại TP HCM, làm nhân sự được 7 năm rồi. Hiện tại em vừa học vừa làm (Hệ tại chức thôi). Học xong em tính sẽ ra Bắc làm nhưng em đang còn sợ 1 số vấn đề sau và các anh chị có kinh nghiệm xin chỉ giáo dùm:

    Thứ nhất cho em hỏi: Về phong cách làm việc, quản lý Nhân sự ở Miền Bắc có khác biệt nhiều so với Miền Nam hay không?
    Thứ 2: Với bằng cấp như thế em nghe nói rất khó xin việc, nhưng bù lại kinh nghiệm làm Nhân sự của em cũng tương đối khá.

    Mong các anh chị và các bạn giúp đỡ để em có thể chuẩn bị cho việc Hồi hương của em.

    Cảm ơn các anh chị và các bạn rất nhiều!



    Theo mình thì chỉ có anh chị nào đã làm 2 nơi này mới trả lời được thôi, hihi, Bắc hay Nam chỉ khác về Văn hóa ứng xử, VH giao tiếp, ... quan trọng là mình chịu khó thích nghi với môi trường làm việc của các công ty.

    CHUC THANH CONG!!!!
     
  2. hoangdunghr

    hoangdunghr New Member

    Tham gia ngày:
    25/11/08
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cảm ơn chị nhiều nhé hihi

    QUOTE(Chú Thích)(haduyen8012 @ Aug 11 2011, 12:40 PM)

    Theo mình thì chỉ có anh chị nào đã làm 2 nơi này mới trả lời được thôi, hihi, Bắc hay Nam chỉ khác về Văn hóa ứng xử, VH giao tiếp, ... quan trọng là mình chịu khó thích nghi với môi trường làm việc của các công ty.

    CHUC THANH CONG!!!!
     
  3. yuphong

    yuphong New Member

    Tham gia ngày:
    20/8/11
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Lời đầu tiên tôi xin được cám ơn về mọi điều các bạn chia sẻ, tình cờ thôi tôi ghé qua nhà mình đây và thấy thật thú vị. Chúc các bạn luôn tiến lên nhé. Bức tường Nam - Bắc ấy nếu được xô cho nó ngã nhe! Mình là người Việt Nam mà..hihi
     
  4. phuongbt

    phuongbt New Member

    Tham gia ngày:
    31/1/12
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào các pác
    Ngày đầu gia nhập diễn đàn thấy cái tít về Nam Bắc hay hay, nhào vô đọc thử. Đúng là mỗi ngưòi một ý, quan điểm chẳng ai giống ai.
    Em sống gần 20 năm ở Bắc, rồi Nam tiến thêm 10 năm, nay quay đầu về núi. Nói thật với các pác là em đang bị sốc. Sốc nặng. Suốt 1 time dài làm nhân sự trong 1 công ty ở Biên Hoà, nay về Hà Nội tiếp tục sự nghiệp ở 1 công ty khác, nhưng gặp bất cứ nhân sự nèo em cũng chỉ bít ngậm ngùi rằng " em mới vào nghề".
    Mới hơn 2 tháng tiếp nhận vị trí nhân sự ở đây mà em cảm giác như hàng thế kỷ. Cái nghề tâm huyết của mình mà gần đây cứ nhấc lên đặt xuống mãi " bỏ hay không bỏ"
    Xin lỗi các pác..em tress nặng rùi...ko viết típ được nữa
     
  5. hunt_money

    hunt_money New Member

    Tham gia ngày:
    26/2/12
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(lequan @ Oct 26 2008, 09:06 PM)

    Nhân hội thảo Văn hóa doanh nghiệp, mình xin kể mấy câu chuyện ngoài lề. Các bạn cho biết quan điểm của mình nhé (hết sức công bằng nhé):
    1. Một Manager nước ngoài đến Việt Nam triển khai huấn luyện chăm sóc khách hàng và kỹ năng bán hàng cho nhân viên trung tâm thương mại.
    Tại Miền Nam, cũng có khá nhiều vấn đề, nhưng OK, công việc thuận lợi, nhân viên nắm bắt tốt và cán bộ này hài lòng.
    Tại Miền Bắc, cán bộ này thất vọng vì cung cách phục vụ khách hàng của nhân viên.
    Mình nhận được sự phàn nàn như sau: Ý thức về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của nhân viên miền bắc quá yếu. Nhân viên của tôi đã phản ứng rất mạnh mẽ và nhiều người trong số họ cho rằng "Họ là nhân viên bán hàng chứ ko phải là người giúp việc (Osin), dù có trả lương 6-10trđ thì họ cũng không chấp nhận làm" khi được hướng dẫn là mỗi nhân viên phải luôn coi khách hàng là thượng đế, phải cúi chào khách, thậm chí phải hướng dẫn khách tận tình vào nhà vệ sinh khi khách có nhu cầu, phải xả nước toilet giúp khách nếu cần thiết.

    2. Một HRM Miền Nam đã tâm sự với mình về chân dung một manager Miền bắc như sau:
    - Thích chỉ tay sai khiến, và điều này thực sự ko thể chấp nhận được trong Nam.
    - Luôn đưa tài liệu bằng hai tay, trong khi thực sự chỉ cần đưa bằng một tay. "Tôi thích người ta đưa bằng một tay hơn là bằng hai tay, và hãy thể hiện bằng thành tích và kết quả".
    Chẳng lẽ có sự khác biệt văn hóa vùng miền như vậy? Bạn thấy sao?

    3. Một HRM khác tâm sự: Thật sự dị ứng với các chương trình đào tạo tại Miền Bắc. Quá lý thuyết và không gắn với thực tế. Tại Miền Nam, đào tạo luôn là chỉ tay dắt việc và thực hành.

    Các bạn thử cho quan điểm nhé, nhớ nói rõ xem mình là ở MB hay MN nhé. Chúng ta thử xem có sự khác biệt văn hóa và quan điểm quản lý nhiều hay ít nhé.
     
  6. hunt_money

    hunt_money New Member

    Tham gia ngày:
    26/2/12
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đúng như vậy : có sự khác biệt về chất lượng dịch vụ giữ hai miền , người bắc mình có nhiều điều phải học hỏi tác phong miền nam , ở các công ty lớn thì truyện đó ít xảy ra hoặc gần như ko phân biệt , nhưng ở các công ty cở vừa và nhỏ thì việc bạn là người bắc là hơi mệt đấy , ở điểm này thì mình thấy các bạn miền nam là chơi không đẹp , tuy các bạn miền nam có nhiều ưu điểm như nhiều diển đàn đã phân tích .
    Hix , nhưng các dòng sông đều chảy , các bạn miền nam cứ giữ mãi định kiến đấy sẽ chỉ làm một số trong các bạn trở nên nhỏ hẹp , không phải là quân tử , cùng là người việt với nhau , sống sao cho phóng khoáng chứ
     
  7. jalemm

    jalemm New Member

    Tham gia ngày:
    1/3/12
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    thnx for post good job +rep
     
  8. hunt_money

    hunt_money New Member

    Tham gia ngày:
    26/2/12
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
     
  9. khanhvi

    khanhvi New Member

    Tham gia ngày:
    24/5/11
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Phoenix thân mến,

    Đây là lần đầu mình viết bài trên diễ đàn, trước giờ mình chỉ đọc và đọc, tại mình lười quá.
    Mình là gái HN nhưng học đại học trong tp.HCM 4 năm , sống thêm 1 năm là 5 năm trong đó và hiện tại đang sống ,làm việc tại HN. Có thể nói mình hiểu được cơ bản con người, văn hóa của MN.
    Thú thực là mình rất tâm đắc với bài viết của bạn, thật sâu lắng, đầy trải nghiệm...
    Về HN sống sau 5 năm sống trong SG mình thấy rất hụt hẫng. Thứ nhất là phong cách dịch vụ cua SG có thể nói rằng người MB chúng ta phải học hỏi rất nhiều. Con người trong đó sống thẳng thắn, trugn thực, ko quanh co, lắt léo(tất nhiên không phải là tất cả, mình nói số đông)
    Thứ 2 là khi đi làm, ở ngoài Bắc, trừ các công ty nước ngoài, còn nếu là các doanh nghiệp tư nhân thì sự cạnh tranh khốc liệt, và cả sự dố kị , ghanh ghét giữa đồng nghiệp với nhau, dường như không có' tình bạn' ở công sở. Nhưng ngược lại trong SG mình có khá nhiều bạn tốt. Từ những bác xe ôm , cô bán phở, chị bán hàng tạp hóa....thái độ , cách cư xử của họ luôn khiến mình khi về HN rồi thấy nhớ vô cùng.
    Ở HN làm gì có chuyện nhận được lời cám ơn khi đi mua hàng, vào shop quần áo thời trang "sịn" mà ăn mặc ko đẹp còn bị các em nhân viên nhìn bằng" nửa con mắt " ấy chứ.

    Mình muốn viết nhiều mà bận con nhỏ nên lười quá.
    Mà Phoenix đang làm ở đâu thế? Mình rất thích văn phong của bạn. [​IMG]



    QUOTE(Chú Thích)(Phoenix @ Oct 28 2008, 06:42 PM)

    Không biết anh/chị Lequan có "cố ý" để topic "hot" hay không? [​IMG] Vấn đề anh đưa ra có vẻ "căng thẳng" quá. Nói chuyện vui, chắc anh Lequan không phật lòng.

    Tôi là người quan tâm đến các vấn đề văn hóa. Chủ đề này cũng là một nội dung đã quan tâm từ lâu. Gặp đề tài này cũng có nhiều ý niệm muốn chia sẻ cùng các bạn trên diễn đàn.

    Trước đây tôi sinh sống ở HN. Thủa nhỏ đã ngấm cái khí chất, cốt cách đậm đặc của văn hóa truyền thống đất Hà Nội, nơi mà xứ Nam vẫn luôn giữ cái tên có vẻ kỳ thị là đất "Bắc Kỳ". Nói về tố chất, người miền Bắc (nhất là HN) mang đậm cốt cách của kẻ sĩ. Một giai đoạn dài của lịch sử, đất Hà Thành không phải để buôn bán. Vùng giao thương nằm ở khu vực Phố Hiến, Hải Phòng, Nam Định …. Đất Hà Thành là đất của người dân trọng nền khoa cử, học thức, trọng những thứ tao nhã về tinh thần và tri thức. Từ phong cách đến cái ăn, cái mặc, thú chơi đều ngấm chất như vậy. Nếu như ngày nay chúng ta lấy thước đo là sự tài trí trong kinh thương để thể hiện đẳng cấp thì lúc trước, ở mảnh đất này, học thức là thứ để mỗi người kẻ sĩ có một cái “kiêu ngầm”. Ấy là dân Bắc Kỳ.

    Vùng ven đất kinh thành, dân cư buôn bán giao thương cũng không nhiều. Đất Bắc là vùng nông nghiệp lúa nước. Những kẻ chợ chỉ gói gọn trong giao thương những vật dụng sinh hoạt phục vụ nông nghiệp và sinh sống thông thường. Vùng buôn bán của Phố Hiến, Hải Phòng, Nam Định phần nhiều cũng không phục vụ thị trường trong nước mà chủ yếu là xuất khẩu.

    Thời kỳ CM XHCN, Miền Bắc càng chật vật với kinh tế. Miền Bắc gồng gánh các vấn đề về chính trị. Từ trẻ con đến người già đều có thể đọc tên lưu loát các khái niệm nằm trong môn học của Lịch sử Đảng, học thuyết CT Mác – Lê. Tạ thời điểm lịch sử ấy, sứ mệnh này không thể tránh khỏi khi Miền Bắc là đầu não lãnh đạo chính trị để giải quyết vấn đề dân tộc. Chỉ một số nhà kinh tế nổi lên giữa thời loạn, vì tư lợi cũng có, vì phục vụ cách mạng cũng có. Những xét cho cùng, khó ai có thể tư lợi quá nhiều trong bối cảnh lịch sử ấy. Anh có giàu, có thủ đoạn cũng không thể sống yên với cả triệu dân đói được lâu.

    Thời đổi mới, HN và miền Bắc như cô gái mặc áo nâu, vốn quen vác cày, vác cuốc, kéo cầy thay trâu, giã gạo tay thì thụp bỗng phải ra chào quan viên đô hội. Vừa phải quen nếp mới, vừa phải học hỏi để về cải tạo ruộng cày, trị tụi tham ô. Khó trăm bề.

    Hôm nay, 2008 sau bao nhiêu năm đổi mới rồi, HN đã mở rộng ra phía tây, các khu đô thị bắt đầu mọc như nấm, dân tứ xứ xung từ miền Trung, miền ngược đổ xô về HN. Miền Bắc có chút đổi thay. Đèn sáng nhiều hơn, xe cộ nhiều hơn, khu kinh tế nhiều hơn, vấn nạn cũng nhiều hơn. Và còn đủ thứ bị than phiền.

    Tôi vốn học theo ngành Luật . Cái ngành đụng đến hết thảy mọi quan hệ trong xã hội. Đó là một lựa chọn sáng suốt và may mắn cho cá nhân tôi. Trong bối cảnh xã hội của MB như trên thì đụng vào đâu cũng thấy có vấn đề. Miền Bắc và cả nước như cậu chàng mới lớn. Muốn tiến mau, tiến xa, ăn khỏe, lớn nhanh. Mà cái áo thì cũ kỹ, mục chật. Đụng tới đâu bung tới đó. Cậu chàng lớn có lỗi hay cái áo có tội??? Trả lời được cũng điên đầu. Nhưng nhờ có ngành luật tôi nhìn được rộng hơn, bao quát hơn và có lẽ sâu hơn. Còn nhớ bên ttvnol lúc trước có một bạn hỏi vì sao tôi có thể trả lời nhiều vấn đề và phải làm như thế nào để được vậy. Lúc đó tôi đã thầm cảm ơn sự lựa chọn của mình: Ngành Luật. Vậy nó ý nghĩa gì với chủ đề của Topic này? Tôi sẽ quay lại ở phần sau.


    (Còn tiếp)
     
  10. tranthily88

    tranthily88 New Member

    Tham gia ngày:
    28/2/12
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    QUOTE(Chú Thích)(lequan @ Oct 26 2008, 10:06 PM)

    Nhân hội thảo Văn hóa doanh nghiệp, mình xin kể mấy câu chuyện ngoài lề. Các bạn cho biết quan điểm của mình nhé (hết sức công bằng nhé):
    1. Một Manager nước ngoài đến Việt Nam triển khai huấn luyện chăm sóc khách hàng và kỹ năng bán hàng cho nhân viên trung tâm thương mại.
    Tại Miền Nam, cũng có khá nhiều vấn đề, nhưng OK, công việc thuận lợi, nhân viên nắm bắt tốt và cán bộ này hài lòng.
    Tại Miền Bắc, cán bộ này thất vọng vì cung cách phục vụ khách hàng của nhân viên.
    Mình nhận được sự phàn nàn như sau: Ý thức về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của nhân viên miền bắc quá yếu. Nhân viên của tôi đã phản ứng rất mạnh mẽ và nhiều người trong số họ cho rằng "Họ là nhân viên bán hàng chứ ko phải là người giúp việc (Osin), dù có trả lương 6-10trđ thì họ cũng không chấp nhận làm" khi được hướng dẫn là mỗi nhân viên phải luôn coi khách hàng là thượng đế, phải cúi chào khách, thậm chí phải hướng dẫn khách tận tình vào nhà vệ sinh khi khách có nhu cầu, phải xả nước toilet giúp khách nếu cần thiết.

    2. Một HRM Miền Nam đã tâm sự với mình về chân dung một manager Miền bắc như sau:
    - Thích chỉ tay sai khiến, và điều này thực sự ko thể chấp nhận được trong Nam.
    - Luôn đưa tài liệu bằng hai tay, trong khi thực sự chỉ cần đưa bằng một tay. "Tôi thích người ta đưa bằng một tay hơn là bằng hai tay, và hãy thể hiện bằng thành tích và kết quả".
    Chẳng lẽ có sự khác biệt văn hóa vùng miền như vậy? Bạn thấy sao?

    3. Một HRM khác tâm sự: Thật sự dị ứng với các chương trình đào tạo tại Miền Bắc. Quá lý thuyết và không gắn với thực tế. Tại Miền Nam, đào tạo luôn là chỉ tay dắt việc và thực hành.

    Các bạn thử cho quan điểm nhé, nhớ nói rõ xem mình là ở MB hay MN nhé. Chúng ta thử xem có sự khác biệt văn hóa và quan điểm quản lý nhiều hay ít nhé.



    Thực ra điều này là hoàn toàn dễ hiểu, khái niệm văn hóa vùng miền có từ lâu và là bằng chứng cho chuyện này. Cũng giống như văn hóa của 2 gia đình thôi mà, quan điểm và văn hóa của họ còn khác nhau nữa là 2 vùng miền
     
  11. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Mấy năm mới trở lại topic này. Chủ đề vẫn được quan tâm thường xuyên. Nó thực sự là vấn đề trăn trở và thách thức với nhiều người. Sắp tới P cũng lại đối diện với văn hóa Bắc - Nam đây.

    Đứng ở góc độ là một người làm nhân sự và hơn hết là một người Việt Nam, tôi thực sự nghĩ rằng nếu đã đề cập đến nó thì phải đi đến được một định hướng cụ thể, không phải viết chỉ để làm tản mạn cho vui. Đó là lý do tôi muốn đi vào tận đáy bản chất của hiện tượng này (dù chỉ là ở mức độ của một người tìm hiểu tự do chứ không phải là một chuyên gia như bạn nào đó thấy cần thiết) để xem ở vị trí và vai trò của mình, một người làm về nhân sự phải làm gì với nó.

    Văn hóa chỉ là một đặc điểm. Có thứ gọi là nền văn minh, có thứ được gọi là thời mông muội. Nhưng theo tôi không có nghĩa là cái nào tồi hơn. Nó chỉ khác nhau về thời điểm, hoàn cảnh - những điều kiện để hình thành. Các nền văn minh cũng phát triển trên cơ sở những thời kỳ được gọi là "mông muội". Việc nêu ra cái hay, cái dở nếu không đi từ nguồn gốc, điều kiện của nó thì chỉ là chỉ trích, chê bai. Nó khác với việc "nhận thức" được vấn đề.

    Hầu hết chúng ta thích bày tỏ cảm xúc của mình trước một vấn đề. Điều đó giải tỏa tâm lý nhưng có thể làm chính chúng ta nhiễu sóng. Sẽ bị mất đường lối và hoang mang, đôi khi cho rằng mình lạc đường. Để tránh lo sợ thì cứ bình tĩnh. Mục tiêu cuối cùng vẫn là gỡ chỉ. Chỉ còn chưa gỡ ra được. Đừng quá lo mình đã sai. Vì vậy, tôi cũng không ủng hộ đóng topic này vì lý do văn hóa là điều nhạy cảm. Chúng ta chỉ nên dừng khi nó đi lạc đường để định hướng lại cho đúng mà thôi.

    Tôi coi việc phân chia vùng miền ở Việt Nam từ trước đến nay là một điều đáng tiếc, rất đáng tiếc và là một biện pháp thực sự thâm độc của đế quốc Pháp. Chỉ cần phân chia về địa giới, lập tức lối sống, tư duy, văn hóa của người Việt Nam trở nên tách biệt nhau rời rạc trong suốt từ năm 1863 tới nay. Trong khi, quốc gia Việt Nam với 54 dân tộc không có xung đột nào lớn và trầm trọng về văn hóa. Khoan vì nói ba miền chúng ta khác nhau như thế nào, hãy nhìn vào động cơ chia 3 kỳ của . thực dân Pháp: "chia để trị" - cuối cùng chỉ vì mục đích khai thác thuộc địa được càng nhiều càng tốt mà thôi. Và đến nay, nước Pháp đã thay đổi, hơn một trăm năm đã qua, nước Việt vẫn còn nhiều người bày tỏ tôi thích Bắc kỳ, Nam kỳ hay Trung kỳ. Chạnh lòng thấy cay mắt!

    Cách đây khoảng nửa năm, tôi có trao đổi với một "sir" trong một cuộc phỏng vấn. Câu hỏi có liên quan đến sự khác biệt Nam Bắc. Như chạm vào một cái tụ điện cháy, tôi lập tức trở nên muốn im lặng. Mặc dù cố gắng để trao đổi cho đúng phong cách chuyên nghiệp nhưng tôi tự cho mình điểm O với câu hỏi này. Bởi vì, nó có quá nhiều ngậm ngùi khi nghĩ tới. Sự nhạy cảm không đúng lúc này chứng tỏ: nó là điều còn trăn trở và âm ỉ lâu dài.

    Hy vọng thời gian tới sẽ có thể viết lại và viết tiếp. Và mong muốn nhất là đúc kết được những kinh nghiệm và giải pháp để hóa giải nó dần dần, từ nhiều anh chị HRM tâm huyết với nghề. Mong một ngày, người Việt có thể cầm tay nhau mà nói với thế giới rằng: "Tất cả chúng tôi là người Việt - sản phẩm và dịch vụ chúng tôi cung cấp cho cả thế giới là những nhân sự chuyên nghiệp hàng đầu, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là con người".

    Mơ ước xa vời như ngồi trên sao Chổi bay vào vũ trụ. Nhưng tại sao không nhỉ? Nếu đó là tầm nhìn của tất cả người Việt. Tất yếu khi đó văn hóa sẽ vào cuộc đầu tiên để đạp đổ hai chữ "không thể" và "phân hóa".
     
    Last edited by a moderator: 22/6/12
  12. khoivv

    khoivv New Member

    Tham gia ngày:
    7/2/12
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(lequan @ Oct 26 2008, 09:06 PM)

    Nhân hội thảo Văn hóa doanh nghiệp, mình xin kể mấy câu chuyện ngoài lề. Các bạn cho biết quan điểm của mình nhé (hết sức công bằng nhé):
    1. Một Manager nước ngoài đến Việt Nam triển khai huấn luyện chăm sóc khách hàng và kỹ năng bán hàng cho nhân viên trung tâm thương mại.
    Tại Miền Nam, cũng có khá nhiều vấn đề, nhưng OK, công việc thuận lợi, nhân viên nắm bắt tốt và cán bộ này hài lòng.
    Tại Miền Bắc, cán bộ này thất vọng vì cung cách phục vụ khách hàng của nhân viên.
    Mình nhận được sự phàn nàn như sau: Ý thức về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của nhân viên miền bắc quá yếu. Nhân viên của tôi đã phản ứng rất mạnh mẽ và nhiều người trong số họ cho rằng "Họ là nhân viên bán hàng chứ ko phải là người giúp việc (Osin), dù có trả lương 6-10trđ thì họ cũng không chấp nhận làm" khi được hướng dẫn là mỗi nhân viên phải luôn coi khách hàng là thượng đế, phải cúi chào khách, thậm chí phải hướng dẫn khách tận tình vào nhà vệ sinh khi khách có nhu cầu, phải xả nước toilet giúp khách nếu cần thiết.

    2. Một HRM Miền Nam đã tâm sự với mình về chân dung một manager Miền bắc như sau:
    - Thích chỉ tay sai khiến, và điều này thực sự ko thể chấp nhận được trong Nam.
    - Luôn đưa tài liệu bằng hai tay, trong khi thực sự chỉ cần đưa bằng một tay. "Tôi thích người ta đưa bằng một tay hơn là bằng hai tay, và hãy thể hiện bằng thành tích và kết quả".
    Chẳng lẽ có sự khác biệt văn hóa vùng miền như vậy? Bạn thấy sao?

    3. Một HRM khác tâm sự: Thật sự dị ứng với các chương trình đào tạo tại Miền Bắc. Quá lý thuyết và không gắn với thực tế. Tại Miền Nam, đào tạo luôn là chỉ tay dắt việc và thực hành.

    Các bạn thử cho quan điểm nhé, nhớ nói rõ xem mình là ở MB hay MN nhé. Chúng ta thử xem có sự khác biệt văn hóa và quan điểm quản lý nhiều hay ít nhé.
     
  13. khoivv

    khoivv New Member

    Tham gia ngày:
    7/2/12
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Dear All.

    Mở chủ đề này thấy mọi người nói nhiều quá .gửi mọi ngưới đọc cho vui.

    Cơn mưa
    Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên
    Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng

    Ăn mặc
    Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
    Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ

    Xe máy
    Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
    Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ

    Gọi điện ngoài đường
    Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe -
    nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió

    Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại -
    cho cả thế giới biết bạn là ai

    Giao thông
    Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi
    Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý

    Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải
    Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái

    Lơ đễnh đụng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước

    Hà Nội: Fẹc đoẹ mịa @%$^&*
    Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi... chờ đèn xanh tiếp

    Con đường
    Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
    Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm

    Giầy vớ
    Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ
    Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày

    Đụng hàng
    Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau:
    Con gái Hà Nội: "Tớ với ấy cùng mua nó nhé?"
    Con gái Sài Gòn: "Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác"

    Cà phê
    Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
    Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn

    Sài Gòn: Ít Cafe + ít sữa + đá + đá + đá + ... + đá = 1 ly phê sữa đá,
    xong cafe có 1 ấm trà to tướng... chan vào cafe uống ??? hết lại có thêm (kô cần xin)
    Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc

    Trà đá
    Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
    Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí

    Ăn phở
    Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa
    Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê

    Ăn sáng
    Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: "Đi ăn sáng với tớ nhé?"
    Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!
    Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!
    Ăn trưa
    Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi
    Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền

    Dao dĩa
    Khi bạn nói: "Cho tôi thêm một cái dĩa" với người bồi bàn
    Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa
    Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa
    Cảm ơn
    Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn
    Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn

    Dạ vâng
    Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
    Ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ, vâng!"
    Ở Sài Gòn:! Đã "Dạ" thì khỏi cần "Vâng"

    Chào hỏi
    Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
    Ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!"
    Ở Sài Gòn: "Con thưa dì con dzìa!"

    Tỏ tình
    Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"
    Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao ?"
    Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ !"

    HN: Yêu vẫn phải giữ
    SG: Yêu là hết mình luôn

    Giàu có
    Bạn được coi là giàu có khi...
    Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
    Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền

    Ca ve
    Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave...
    Cave Hà Nội: "Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?"
    Cave Sài Gòn: "Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nhạ.."

    Giữ xe hàng quán
    Hà nội: trông hộ xe miễn phí
    Sài gòn: "Anh cho xin 2 ngàn"

    Uống bia
    Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
    Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa

    Karaoke
    Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ

    Sài Gòn: Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm.
    Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ

    Xôi
    Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ
    Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi

    Phở
    Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
    Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)

    Siêu thị
    Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa kô thiết thực
    Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình
    Nhà sách
    Hà Nội : Nhân viên hách dịch

    Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái,
    nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi

    Chùa chiền
    Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa
    Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh

    Tào phớ
    Hà Nội: Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
    Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài

    Chè
    Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ
    Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút

    Cắt chanh
    Hà Nội: Bổ ngang
    Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa

    Cây xanh
    Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo
    Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên Ba tháng hai

    Nước canh rau muống
    Hà Nội: Sấu, chanh
    Sài Gòn: Me, chanh

    SG: chả ram, chả giò
    HN: nem rán

    HN có bún chả
    SG có cơm tấm

    Tán gái
    Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
    Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán

    Cuối tuần
    Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi
    Sài Gòn: đi ăn tiệm

    Chất chơi và chất chiến
    Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì x có\.
    Sài gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu???

    Chợ tình
    Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông
    Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca

    Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu
    Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã

    Xe
    Hà Nội: hiếm gặp những xe đời cũ
    Sài Gòn: những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố

    Vá xe
    Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm... em xin 5 ngàn thôi
    Hà Nội : Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho

    Hồ
    Sài Gòn : Hồ con rùa to mà nhỏ , nhỏ mà to
    HÀ nội : Các hồ đều bé dần lại

    Xe khách
    Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng ) kô đón thêm nếu đã đầy
    Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!

    Sài Gòn : Website mấy trường đại học tự làm ra
    Hà Nội : Tự lấy mấy website của người ta về làm

    Sài Gòn: Ra đường đầu tóc chỉnh tề
    Hà Nội: Đội nón tai bèo tà rề rề dạo phố

    Shopping
    Hà Nội thua đứt TPHCM rồi
    HN: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi ko để còn đốt vía nào!
    SG: Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha.
    Tức mình chửi nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh):
    HN: Đồ dở hơi
    SG: Quân mắc dịch

    Hài
    HN: Nặng về lời nói.
    SG: Nặng về cử chỉ.

    Người Hà-nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!
    Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhung dễ hiểu!

    Người SG nói: dễ hiểu
    Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu

    Tiệm Internet
    Hà-nội: ít nhưng rẻ!
    Sài-gòn: nhiều mà mắc!

    Nhà cửa
    Hà-nội: rộng và sâu
    Sài-gòn: nhỏ và ngắn

    Chào hỏi
    Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng băng lời nói!
    Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!

    Về đồ ăn
    Người HN hay ăn mặn
    Người SG hay ăn đồ ngọt

    Hà-nội: Vào quán, ngôi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!
    Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!

    Giục người bán hàng gói nhanh lên
    SG: Vâng em làm ngay đây
    HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!

    Phong cách sống
    Người HN ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó
    Người SG ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn

    Ở HN: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
    Ở SG: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá

    Thuốc lá
    Ở HN, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA
    Ở SG, em chỉ có Mèo thôi anh Hai
    Biển quảng cáo
    Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng
    Ở SG, càng hài ước càng thu hút mọi người

    Gọi điện về việc kinh doanh
    Hà Nội: chú là con ai đấy?
    SG: mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!

    Phát triển dự án
    SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
    HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?

    Khi khách đến nhà
    HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ
    SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi

    Bạn bè nói chuyện
    2 người bạn nói chuyện với nhau :
    HN: Tớ nói cho cậy nghe cái này nhé
    SG: Eh tao nói cho mày nghe cái này nè

    Khi ai cho mình cái gì
    HN: Vâng quí hóa quá
    SG: Trời ơi dữ hông

    Khen đồ ăn ngon
    HN: Ngon tuyệt cú mèo
    SG: Ngon bá chấy bò chét


    Khen vật gì to
    Hà Nội: To vật vã.
    Sài Gòn: Bự bành ki

    HN : bắt nạt
    SG : ăn hiếp

    HN : mất điện, mất nước
    SG : Cúp điện, cúp nước

    Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
    con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện

    Hà nội: chị ơi cho em cái túi nylon
    Sài gòn: chị ơi cho em cái bịch xốp

    Nói về ngu
    Hà nội: ngu hết phần chó
    Sài gòn: ngu như heo.

    Về hoa quả
    Hà nội gọi quả táo là quả táo,
    Sài gòn gọi quả táo là trái bom

    Hà nội gọi quả dứa là quả dứa
    Sài gòn gọi quả dứa là trái thơm

    Uống bia
    Hà nôi: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
    Sài gòn: Chai của ai người ấy uống

    Uống rượu
    Sài gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh
    Hà nội: Bắc cạn và không được ...giảm sóc

    Khách sạn
    Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ
    Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu

    Sinh viên và cave
    Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
    Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên

    Có những dòng sông, chúng giống nhau đến lạ
    Sông kim ngưu ở hà nội
    Kênh nhiêu lộc ở Sài gòn

    Sài Gòn gọi là xí muội
    Hà Nội gọi là ô mai

    Hà Nội: Mời cơm ... ứ dám ăn
    Sài Gòn: Mời cơm là ... phải ăn

    Hà nội : Đổi tên công viên Lê Nin thành công viên Thống Nhất
    HCM : Đổi tên dinh Độc Lập thành hội trường Thống Nhất

    Hà Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.
    HCM: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.

    Hà nội: Gội đầu thư giãn
    Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ và hớt tóc máy lạnh
    Thực ra vào trong đó thì như nhau

    Hà Nội: nỡm ạ
    Sài Gòn: quỷ sứ, đồ quỷ

    Hà Nội: đèo em nhá
    Sài Gòn: chở em

    Sài Gòn: hun
    Hà Nội: hôn

    Uống Cafe
    Ở Sài gòn: thường uống cafê có nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm
    Ở Hà nội: thường uống cafe khi đi chơi vào buổi tối trước khi ..đi ngủ

    Nếu bạn gọi một ly nâu
    Ở Sài gòn: bạn sẽ được chủ quán mang cho một ly cà phê đen
    Ở Hà nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa

    Nếu bạn muốn uống cà phê sữa
    Ở Sài gòn: cho xin 1 ly bạch sửu
    Ở Hà nội: nếu bạn gọi 1 ly bạch sửu bạn sẽ nhận được câu trả lời - không có,
    hoặc bạn bị coi là...hâm.

    thanks .
     
  14. linhgiagroup

    linhgiagroup New Member

    Tham gia ngày:
    15/4/12
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Nơi mùa Thu lãng mạn nhất!
    Rõ ràng một điều là người miền Nam làm việc Pro hơn người miền Bắc!!! Tôi là người Bắc nhưng thích làm việc với người Nam hơn [​IMG]
     
  15. haohaokhql

    haohaokhql New Member

    Tham gia ngày:
    5/11/10
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(Phoenix @ Oct 29 2008, 09:01 PM)

    Khi tôi tham luận vào topic này, tôi biết chắc sẽ có đụng chạm. Còn nhớ cách đây một thời gian, trên mạng có diễn ra cuộc “đấu khẩu” quyết liệt từ Blog của một cô bé MN viết về những cảm nhận của mình trong một lần ra Bắc. Kết quả là khá gay cấn và cô bé đã phải đóng Blog trong nước mắt để thoát khỏi các va chạm. Vậy tại sao tôi thấy mình nên viết??

    Tôi nghiên cứu và viết chính vì sự “động chạm” vấn thường thấy khi người ta đề cập quan điểm về hai miền của nước Việt. Cho riêng mình, tôi muốn tìm hiểu rõ nguồn cơn của sự động chạm này. Và cho tất cả, tôi muốn tìm sự lý giải (tôi chưa dám nói tới sự hóa giải vì nó liên quan đến nhiều thứ khác mà tôi sẽ đề cập đến sau).

    Phạm vi topic này không cho phép tôi nói quá nhiều về văn hóa. Anh/chị Lequan đã khoanh lại scope chỉ cho nói về chuyện liên quan đến nhân sự. [​IMG] Vì vậy, tôi cũng không được dài dòng.
    Ở trên tôi đã nói sơ về lược sử hai miền. Phần này tôi muốn nói về sự khác biệt đặc trưng của hai miền Nam – Bắc mà trong đó chủ yếu liên quan đến vấn đề con người.

    Quê hương tôi là miền Bắc. Tôi là người con được nuôi dạy trong cái nôi MB. Lúc bé, tôi sống xa cha mẹ nên quan sát rất kỹ những người xung quanh. Họ là những người nề nếp. Nề nếp một cách nhẹ nhõm chứ không khó chịu và căng thẳng. Cách đây 3 năm tôi có viết một bài về cách thưa gửi trong văn hóa Hà Nội. (Tiếc là khi tôi chuyển công việc thì file cũng mất). Bài này đề cập đến thói quen và niêm luật trong chuyện giao tế thưa gửi của HN xưa. Rất khắt khe những cũng rất ý nhị, lịch sự và tao nhã.

    Nói chung, người HN gốc thì hiền và tự trọng. Họ không thích va chạm, không thích tranh cãi ồn ào. Họ “xử” nhau khi cần thiết bằng nề nếp, dư luận và đạo đức. Họ không muốn mình xô bồ nên trước những căng thẳng của cuộc sống thì co lại, có phần là tránh né. Dân HN đã thế, dân vùng nông thôn MB lại càng e dè. Không thể tránh khỏi những người có tính chanh chua, tắt mắt hay lắm điều ở bất cứ đâu. Ở nông thôn MB cũng vậy. Tuy nhiên, họ vẫn e dè như tất cả mọi miền vì họ không so sánh được tầm trí của mình với dân cư ở các vùng đô thị khác. Dân miền núi phía Bắc thì khỏi nói. Đến giờ vẫn còn rất nhiều người chân chất.

    Sang đến những năm 80, xã hội có nhiều biến đổi. Dân tứ xứ về HN nhiều. Đời sống cũng khác. Nếu lúc trước người ta cặm cụi vào lao động, tăng gia để xây dựng XHCN và có miếng cơm thì đến lúc đó kinh tế thị trường đã nhen nhúm. Tôi nhớ, lúc ấy mặc dù gia đình nhà nội của tôi là gia đình gốc truyền thống nhưng cô chú tôi đã vào Nam, ra Bắc để buôn bán. Nhà tôi lúc đó chất đầy hàng buôn lậu từ MN ra (xà phòng Thiên Nga, săm lốp Hóc Môn, quạt trần, xe đạp….).

    Tuy nhiên, đa phần chỉ để giải quyết khó khăn trước mắt, chỉ có một số người tiếp tục mạo hiểm. Phần lớn là dân các tỉnh. Dân HN thành ra nhát. Hơn nữa, truyền thống và đích đến của người HN là học hành, tri thức. Có buôn gì cũng mau chóng quay lại việc chen chân vào Nhà nước kiếm chỗ làm. Với lại, thời ấy không làm cho Nhà nước thì biết làm ở đâu? Tất cả những người gọi là có công ăn việc làm ổn định thì đều phải có cái mác trong cơ quan Nhà nước cả thôi.
    Cũng từ cuộc sống khó khăn, người MB trong các cơ quan NN bắt đầu sinh tật. Nhà nước mình phải nói là nghèo. Giờ vẫn nghèo. Nói cho công tâm thì ai cứ ngồi ở cái ghế chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội hay Thủ tướng mới thấy hết cái nóng bỏng của nó. Ở một góc độ nào đó tôi cho rằng họ cũng đã gắng làm hết khả năng của mình. Có quá nhiều vấn đề lịch sử để lại. Rất nan giải. Khó khăn đương nhiên sinh tệ nạn. Tham nhũng, tham ô, cửa quyền… thói đó thực ra thời nào cũng có. Ở các nước tư bản bây giờ cũng có. Vấn đề là truyền thông đến đâu thôi. Rồi các chính sách xuất khẩu lao động, tu nghiệp sinh là cơ hội lớn để cho nhiều người MB chen chân thoát ra khỏi cái lưới tù túng. Giai đoạn này NN mình chảy máu chất xám ê chề. Biết bao nhân sĩ giỏi một đi không trở lại (và giờ có nhiều người quay lại chê VN ì ạch mãi không tiến bộ!!!).

    Như vậy, người HN bắt đầu biến chất, mất chất hoặc là bị lấn át bởi nhiều dân cư xứ khác tới.
    Nhiều thói xấu sinh ra, trong đó có cái thói lười biếng, ngại việc, cơ hội, toan tính; lừa giảo, hách dịch là điển hình.

    Những năm 95 trở đi, HN có nhiều biến đôi nữa. Sau khi NN cho phép hoạt động kinh doanh thoáng hơn, các công ty 90, 91 ra đời, hoạt động kinh tế sôi động hơn đã làm người dân MB đứng trước một thời cuộc đua chen và ham muốn. Từ những thành tựu ban đầu, những mong muốn từ lâu chưa được coi là ưu tiên giờ nhấp nhổm trong lòng. Những căn nhà tập thể lâu nay là cái áo đồng phục mà vì những điều khác người ta chưa nghĩ tới thì nay đã được ngắm nghía trong mỗi bữa cơm, đêm ngủ. Đã bắt đầu nhen nhóm những ước muốn mới mẻ về chiếc áo màu sắc đầy sinh khí cho cuộc sống ngày mai. Trong lòng vạn vạn người MB, đã dần dần mỗi ngày khát khao những giá trị mới. Và họ chạy ra, nhìn ngó, tìm kiếm cơ hội.

    Cơ hội ở đâu? Khi bạn làm việc trong cơ quan nhà nước thì bạn nhìn từ đâu? Bạn nhìn ra ngoài kia thấy những doanh nghiệp tư nhân bắt đầu mọc lên. Nhưng bạn không biết kinh doanh. Bạn không hình dung thấy. Bạn đi làm thuê? Bạn nhìn lại mình và lắc đầu. Bạn là trưởng phòng/phó phòng, thậm chí là giám đốc. Để leo lên cái chức quyền vị đó với một số phụ cấp cộng thêm vào lương là cả một quá trình bạn phải phấn đấu, phải thể hiện với bao nhiêu cấp trên cấp dưới. Bạn phải làm cho người ta dạ vâng khi bạn giao việc, ký tên vào mọi thứ thủ tục giấy tờ. Quá khó.

    Tôi cho rằng người MB rất thông minh. Và họ có một lợi thế là họ có tri thức tư duy tốt vì việc chính của họ là học hành. Do vậy, họ tính toán đường đi nước bước cẩn trọng và thâm thúy.Khi bạn có tô chất như vậy, bạn ngồi ngẫm ngợi thì cũng ra một phương hướng là bắt đầu từ chính cái cơ quan nhà nước của mình để “làm giàu”, phục vụ cho nhu cầu chính đáng vì những “giá trị sống mới”. Một số nhân sĩ trong Cq NN có cơ may tiếp xúc với các Dự án đầu tư của nước ngoài. Họ bắt đầu biết làm kinh tế từ trong chính CqNN. So với kinh tế tư nhân tự phát bên ngoài (từ buôn bán nhỏ) thì giới này khi đã nhập cuộc có những lợi thế hơn nhiều. Họ có trí, có quyền, có quan hệ và có cơ hội.

    Khi đã vào cuốc chơi, anh phải có đủ tố chất để tham gia cuộc chơi. Cuộc chơi càng khó, anh càng phải suy tính, phải dùng đủ thứ tài tình và thủ đoạn. Anh có thể là người giỏi, nhưng anh sẽ trở thành người nguy hiểm, thậm chí nham hiểm. Vì cuộc chơi của anh quá khó.

    Tất nhiên, khi anh thắng anh cần phải tự thưởng cho mình. Anh làm lụng vì giá trị sống mới. Anh phải hưởng thụ cho bản thân những thứ thú vị nhất, cho vợ con những thứ mà trước đây họ chưa có với niềm sung sướng kiêu hãnh pha tự mãn. Anh cho phép vợ con những tùy thích mà trước đây anh không có để làm vui họ. Anh cũng làm sinh ra một số tính xấu cho bản thân mình và gia đình.

    Người MB lại thêm vài tính xấu: tham ô, tham nhũng, cửa quyền, ô dù, trù dập, nham hiểm, tự cao, tự mãn, ăn chơi đua đòi, hách dịch, thích điều khiển người khác, quan cách..

    (Còn nữa)
     
  16. haohaokhql

    haohaokhql New Member

    Tham gia ngày:
    5/11/10
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hay wa. em chưa được đến thăm SG , cảm ơn các anh chị đã chia sẻ để em có thể hiểu hơn về SG
     
  17. thamhuan

    thamhuan New Member

    Tham gia ngày:
    12/7/12
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(phukhuanvac @ Oct 29 2008, 09:13 PM)

    Phải nói là đọc các bài tranh luân về chủ đề trên thật thú vị! Đã được đọc rất nhiều các ý kiến về nét khác biệt về nên văn hóa giữa Nam và Bắc cũng như văn hóa của Việt Nam trước các nền văn hóa khác. Nhưng hôm nay đọc ý kiến của các anh chị trên CPO thấy thật thú vị về văn hóa. Nó luôn là chủ đề mà ta có thể nói mãi không hết.

    Tôi sinh ra trong một vùng quê của Hà Nội, cũng hiểu khá rõ về những tục lệ những rằng buộc khi là người của một dòng họ. Cha tôi là trưởng Chi thôi những cũng thấy rối lên bởi đủ các công việc của nhà của Chi của Họ... Nhưng với tôi đơn giản mình là người sinh ra ở đâu thì phải theo tục lệ ở đó cách sống ở đó, có niềm tự hào về nơi đó. Tôi có niềm tự hào về dòng họ, về lịch sử quê hương tôi về những cái tự hào vô hình tao nhã lãng tử mà cổ kính của người quê Bắc.

    Có thể một ai đó là người miền Nam có thể thấy những cái mà ở miền Bắc nó khang khác nó không được thẳng thắn như ở trong Nam đó cũng là bình thường thôi. Vì đơn giản người ngoài Bắc vào trong Nam cũng có những suy nghĩ như vậy về Nam thôi, mỗi nơi mỗi một phong tục một cách sống. Và đều tự hào là người Việt Nam (Dù đâu đó tôi nghe nói có người thấy nhục khi là người Việt)

    Nhưng cuộc sống là sự thay đổi là sự thích nghi, bạn có là ai đi chăng nũa khi bạn vào một môi trường sống khác thì cuộc sống của bạn nó thay đổi. Tôi cũng vậy xa quê đi tới cuộc sống Tàu, Ga, chợ, bạc, công sở.... nóđã thay đổi nhận thức của tôi rất nhiều. Và tôi phải thay đổi chính bản thân mình mới có thể hòa nhập vào cuộc sống của cả mọi người xung quanh. Nhưng đâu đó trong lòng tôi vẫn muốn về với vùng quê về với căn nhà yễn tĩnh ở đó khi rảnh rỗi. Về với những phong tục tập quán mà có người cho là cổ, có người cho đó là một nét văn hóa. Với tôi tất cả những cái đó nó là một phần cuộc sống của mình ngay từ khi sinh ra. Đã sinh ra ở đâu có nghĩa là bạn đã có cái khí chất của nơi đó ngay từ những hơi thở đầu tiên trong cuộc đời. Dù bạn có đi đâu có thay đổi tới đâu đi chăng nữa thì rồi bạn vẫn còn cái ngốc gác nơi bạn sinh ra và lớn lên.
    Tôi sống cuộc sống hối hả. Tôi chạy theo những cái hào hoa, những quyến rũ của cuộc sống. Đó không có nghĩa tôi không còn những ý niệm những hoài mộng những niền tự hào về dòng họ về quê hương về nơi tôi sinh ra.

    Mọi người cũng vậy ai cũng có niềm tự hào về gia đình về quê hương thôi và nó luôn là cái mạnh mẽ nhất để giúp người ta sống tốt hơn phấn đấu mãnh liệt hơn.

    Tôi không ngạc nhiên về câu chuyên chịphoenix kể về blog của một bạn đã phải đóng của để tránh những rắc rối từ nó... tôi cũng biết nhiều blog và trang web như vậy? Bởi vì đơn giản thôi đâu ai có thể hiểu và cảm nhận được hết về nên văn hóa của mỗi vùng? bản thân tại nơi tôi sống tôi còn chưa thể cảm nhận và hiểu hết nét văn hóa của từng gia đình vậy lấy cơ sở công bằng nào để viết và nhận xét về văn hóa của những nơi khác khi mà bạn mới chỉ tới đó chưa trọng cả cuộc đời? Và vẫn luôn chỉ là "cảm thấy" họ như vậy như kia... đã ai từng như họ làm như vậy như kia... thì mới có thể biết được cái cốt, cái hồn bên trong mỗi hành động mỗi nét văn hóa của họ thôi.

    chị phoenix nói đúng: "Người MB lại thêm vài tính xấu: tham ô, tham nhũng, cửa quyền, ô dù, trù dập, nham hiểm, tự cao, tự mãn, ăn chơi đua đòi, hách dịch, thích điều khiển người khác, quan cách...." Nhưng nếu bây giờ mở một cuộc thi về nói những nét đẹp và thói xấu của người mỗi một vùng từ Bắc - Trung - Nam ra? liệu ai có thể biết được rằng kể ra thì ai xấu hơn ai? ai đẹp hơn ai?
    Có lẽ cuộc chiến sẽ không có tỷ số hòa vì tôi tin nếu kể ra thì topic này chẳng bao h có thể khép lại được!
     
  18. meixing

    meixing New Member

    Tham gia ngày:
    11/7/12
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Em là người miền nam có người yêu là trai bắc, được ra bắc 1 lần duy nhất. Đúng là miền nào cũng có cái hay cái dở của nó, khi người ta nói chuyện với nhau thì thường lôi cái dở ra kêu ca ít ai đem cái hay mà ra tán thưởng.
    Nhưng nếu người bắc hạn chế đi cái tôi, chịu lắng nghe người khác, học hỏi người khác, không sáo rỗng, nói quanh co, kiêng nệ nhiều thứ thì với bản tính cần kiệ̣m, chịu khó vươn lên thì không thua ai cả.
     
  19. Hannskh

    Hannskh New Member

    Tham gia ngày:
    17/9/10
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    QUOTE(Chú Thích)(hunt_money @ Feb 26 2012, 11:47 AM)

    Đúng như vậy : có sự khác biệt về chất lượng dịch vụ giữ hai miền , người bắc mình có nhiều điều phải học hỏi tác phong miền nam , ở các công ty lớn thì truyện đó ít xảy ra hoặc gần như ko phân biệt , nhưng ở các công ty cở vừa và nhỏ thì việc bạn là người bắc là hơi mệt đấy , ở điểm này thì mình thấy các bạn miền nam là chơi không đẹp , tuy các bạn miền nam có nhiều ưu điểm như nhiều diển đàn đã phân tích .
    Hix , nhưng các dòng sông đều chảy , các bạn miền nam cứ giữ mãi định kiến đấy sẽ chỉ làm một số trong các bạn trở nên nhỏ hẹp , không phải là quân tử , cùng là người việt với nhau , sống sao cho phóng khoáng chứ


    Chao ban. Minh dong quan diem voi ban ve van de nay. Hien tai minh dang lam viec o cong ty dat tai mien nam, cbcnv toan nguoi Nam. Khi moi vao den gio m bi phan biet du dan, bgio cung vay nhung it hon. M cung bi tram cam mat mot thi gian dai. Minh cung song o mien nam 6 nam roi nhung di lam la chuyen khac. Minh hau nhu la song nham the gioi vay. Minh thay tam ly nguoi mien nam con ky thi nguoi mien bac lam. Nhung mong lop tre sau nay se nhan ra dc Nam Bac 1 nha. Than ai!
     
  20. sweetlove

    sweetlove New Member

    Tham gia ngày:
    4/4/13
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(vietna @ Oct 26 2008, 11:36 PM)

    Hi all!

    Thực tế đã được chứng minh rằng: “Người miền Bắc cao đạo một cách ngây ngô còn người miền Nam thì thực tế một cách trần trụi"

    Chính vì thế, theo quan điểm của tôi, muốn làm được HR tốt cần hiểu được bản chất của vấn đề để có thể đưa ra được những quyết định phù hợp chứ đừng vin vào: tao là BẮC nên tao làm thế chứ tao không làm như thằng NAM là làm như thế kia.

    Thân!




    Ủng hộ ý kiến của bác này, vấn đề là ở đâu thì nên hòa nhập ở đó: thì mới dễ thở các bác ah.
    Nhập gia tùy tục.
     

Chia sẻ trang này

Share