Tài liệu về Bảo Hộ Lao Động

Thảo luận trong 'ADMINISTRATION' bắt đầu bởi capstanCMS, 29/4/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. nguyenhuucanh1981

    nguyenhuucanh1981 New Member

    Tham gia ngày:
    26/4/11
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Now I found these materials in English. It's so great. Thanks, man. U r so good. Hv a nice holidays !!!!
     
  2. thietbibaoholaodong.vn

    thietbibaoholaodong.vn New Member

    Tham gia ngày:
    4/5/11
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
  3. gialong64

    gialong64 Member

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Hà nội
    QUOTE(Chú Thích)(thietbibaoholaodong.vn @ May 4 2011, 10:14 PM)

    Có một số tài liệu về lao động anh em vào link mà lấy về:

    - Tư liệu an toàn lao động

    - Văn bản pháp luật bảo hộ lao động

    - Bảo hộ lao động (các thiết bị cần tham khảo)



    Chào các Anh/ Chị. Tôi mới được giao thêm nhiệm vụ là Ban An toàn lao động. Thực lòng tôi ko có nhiều kinh nghiêm lắm về lĩnh vực này. Hôm nay vào đây hỏi các Anh / Chị một chút :
    1. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Môi trường làm việc của công nhân là tại công trường. Nơi có nguy cơ tai nạn lao động cao. Nhưng ý thức chấp hành các quy định về an toàn của công nhân rất là kém, dù công ty trước đây đã có các biện pháp như ;
    - Tuyên truyền , huấn luyện về ATLĐ khi mới vào làm việc ( có kiểm tra).
    - Có cán bộ giám sát ATLĐ trực tiếp tại công trình.
    - Có quy định về thưởng - phạt trong chấp hành quy phạm ATLĐ.
    Nhưng ý thức của công nhân vẫn rất thấp.
    Tôi có ý định bổ sung thêm một văn bản nữa là " Bản cam kết về chấp hành quy định ATLĐ" giữa công nhân với công ty.
    Anh chị nào có mẫu cam kết cho tôi xin với ạ.
    Trân trọng cảm ơn
     
  4. dhhung83

    dhhung83 New Member

    Tham gia ngày:
    4/6/11
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ngày 26-27/5, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐ VN) đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác bảo hộ lao động (BHLĐ) năm 2008 cho cán bộ công đoàn tại Văn phòng B, TLĐLĐ VN. PV VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Minh Nghĩa, Trưởng ban bao ho lao dong của TLĐLĐ VN về tình hình an toàn lao động (ATLĐ) ở nước ta trong thời gian vừa qua.
    - Thưa ông, tình hình TNLĐ ở nước ta trong thời gian vừa qua đã diễn ra thế nào?

    Ông Đỗ Minh Nghĩa. Ảnh: Hà Dịu - Tình hình TNLĐ ở nước ta thời gian vừa qua có sự gia tăng về số lượng. Nguyên nhân tăng do một số vụ tai nạn lớn xảy ra dồn dập và liền lúc dẫn đến chết và bị thương nhiều người đặc biệt lớn nhất là vụ sập cầu Cần Thơ cuối năm 2007. Ngoài ra, đầu năm 2008 cũng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn do khai thác đá lộ thiên. Tai nạn xảy ra dồn dập nên không được cảnh báo kịp thời.

    Theo tôi, nguyên nhân chính là do mọi người coi thường việc thực hiện công tác ATLĐ trong quá trình khai thác. Trách nhiệm này chủ yếu thuộc về chủ doanh nghiệp (DN). Nhiều DN khai thác rất tùy tiện, không có quy củ, nhiều mỏ đá không được cấp phép nhưng vẫn được khai thác.

    - Có lỗi của người lao động không thưa ông?
    - Tất nhiên một phần cũng do người lao động thiếu ý thức chấp hành. Nhưng lỗi vẫn thuộc về chủ DN vì họ đã thuê công nhân không được đào tạo, không biết kỹ thuật công nghệ, không có trình độ, lại không hướng dẫn để người lao động có thể tiếp cận được những thông tin ấy, đồng thời cũng không nhắc nhở họ ý thức giữ gìn ATLĐ. Bên cạnh đó, công tác điều tra báo cáo chưa được chu đáo nên không thống kê được đầy đủ những nguyên nhân xảy ra tai nạn trước đó nhằm có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Chính vì thế mà tai nạn cứ lặp đi lặp lại.

    - Vậy công tác điều tra báo cáo về an toàn lao động tại các DN diễn ra như thế nào?

    Tai nạn sập cầu Cần Thơ đã làm hơn 200 người chết và bị thương. Ảnh: T.Duy - Những vụ tai nạn chết người thường chúng tôi nhận được báo cáo khá đầy đủ về số lượng do có sự tham gia của các cơ quan điều tra. Còn những vụ TNLĐ từ bị thương đến bị thương nặng thì chỉ khoảng 5% DN báo cáo. Chính vì thế mà việc thống kê tai nạn gặp nhiều khó khăn, để lọt rất nhiều trường hợp.

    Tại sao DN lại ngại báo cáo TNLĐ?
    - Do DN sợ bị xử lý. Nhiều DN che giấu những trường hợp tai nạn còn vì thành tích, vì sợ uy tín bị ảnh hưởng. Hằng năm, chúng tôi vẫn tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện ATLĐ nhưng không xuể. Một mặt, do người quản lý không hiểu những biện pháp đảm bảo ATLĐ, nhưng cũng có nơi hiểu mà cố tình vi phạm. Những DN này phải nhắc nhở và khi không thực hiện thì sẽ bị xử lý.

    - Tại sao công tác bảo hộ an toàn lao động lại không được chú ý ở nhiều DN?

    TIN LIÊN QUAN

    * Bụi từ khai thác đá: Nguy cơ nhiễm bệnh phổi
    * Sập cầu Cần Thơ là yếu kém trong quản lý, thi công
    * Khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ sập cầu Cần Thơ
    * Sập hầm khai thác đá, đã xác định 18 nạn nhân
    * Hà Tĩnh: Núi lở đè chết 7 công nhân khai thác đá

    - Hiện nay, có một số DN liên doanh và nước ngoài chấp hành an toàn lao động tạm gọi là tương đối. Nhưng con số này chỉ chiếm ¼ DN liên doanh và nước ngoài có mặt ở Viêt Nam. Những DN tư nhân vừa và nhỏ thường không có vốn để đầu tư xây dựng những công trình an toàn lao động, giỏi lắm chỉ đầu tư mua cho người lao động những bộ quần áo, giày dép, mũ là cùng, chứ bảo người ta phải xây dựng được những công trình hút bụi, xử lý nước thải hay chống ô nhiễm thì rất khó vì không có tiền để đầu tư. Thậm chí nhiều DN chỉ tập trung đầu tư sản xuất mà phớt lờ luôn việc đầu tư thực hiện ATLĐ.

    - Thưa ông, vậy công tác bồi thường cho người lao động sau tai nạn được DN thực hiện như thế nào?

    - DN bồi thường nhưng nhiều khi bồi thường không thỏa đáng. Có những DN đóng bảo hiểm thì sẽ được bảo hiểm chi trả. Nhưng có những DN không chịu đóng BH thì theo luật họ phải chi trả cho người bị tai nạn đúng với chế độ. Nhưng DN hay tìm cách bớt xén để càng phải đền bù ít càng tốt. Khi DN không thể chối từ việc đền bù thì họ bồi thường rồi giấu đi không đưa ra cơ quan điều tra.


    CN dễ bị tai nạn trong những môi trường làm việc thế này. Ảnh: T.Duy Chính vì DN giấu không báo cáo nên việc bồi thường cho người lao động nhiều khi không thỏa đáng vì thiếu sự giám sát. Bản thân người lao động cũng chẳng hiểu mình được hưởng những chế độ gì, được bồi thường đến đâu. Vì thế, chỉ cần DN bồi thường một số tiền cho gia đình hoặc bồi thường ít tiền thuốc men cho người bị tai nạn là họ chấp nhận mà chẳng cần thắc mắc xem theo luật thì mình được hưởng chế độ đến đâu. Trả bồi thường phải dựa trên thu nhập nhưng nhiều DN lại phớt lờ đi, chỉ trả theo lương tối thiều. Đó là những bất cập khiến người lao động nhiều khi phải chịu thiệt thòi.

    - Giải pháp nào để công tác báo cáo TNLĐ được đảm bảo để bảo vệ quyền lợi cho người lao động?
    - Chúng tôi yêu cầu DN thực hiện đúng Bộ luật Lao động: phải ký hợp đồng lao động, phải đóng BHXH để nếu lỡ xảy ra tai nạn thì BHXH sẽ chi trả cho người lao động. Song song đó, công đoàn cũng hướng dẫn để người lao động biết luật, không sợ DN bắt chẹt, bồi thường không thỏa đáng.

    Đồng thời, việc mở lớp tập huấn nghiệp vụ công tác bảo hộ lao động chính là nhằm giúp cán bộ công đoàn hiểu để có thể tham gia công tác báo cáo, điều tra TNLĐ cùng với các cơ quan chức năng, bảo vệ quyền lợi của những người lao động bị tai nạn.
     
  5. transen

    transen New Member

    Tham gia ngày:
    11/8/11
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    thanks
     
  6. chinhla

    chinhla New Member

    Tham gia ngày:
    24/8/10
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(capstanCMS @ Apr 29 2008, 07:10 AM)

    Tôi xin cung cấp cho các bạn tài liệu về Công tác Bảo Hộ Lao động

    Hằng năm các doanh nghiệp cần phải có các khoá huấn luyện an toàn lao động cho cán bộ, công nhân viên của đơn vị mình, các bạn hãy download file đính kèm để có tài liệu sử dụng trong việc tổ chức các lớp huấn luyện về Bảo hộ lao động.

    Chúc các bạn thành công trong công việc của mình nhé [​IMG]

    LỜI NÓI ĐẦU
    Bảo hộ lao động luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là một chính sách lớn. Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm các yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội. Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về các mặt: chính trị, kinh tế và xã hội.

    Hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quy mô xây dựng và sản xuất ngày càng phát triển, sử dụng nhiều công nghệ mới, với máy móc vật tư rất đa dạng về chủng loại, nên các nhân tố có thể gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc thực hiện những biện pháp nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ cho người lao động là một yêu cầu rất cấp thiết.

    Tài liệu này nhằm mục đích cung cấp những hiểu biết cơ bản về mục đích, ý nghĩa, tính chất, nội dung và những biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động cho cán bộ quản lý, cán bộ kiểm tra giám sát công tác bảo hộ lao động ở các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

    Nội dung tài liệu gồm 3 phần:

    - Phần thứ nhất: Giới thiệu những nội dung cơ bản của công tác bảo hộ lao động. Nghiên cứu bài này sẽ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, tính chất, của công tác bảo hộ lao động, hệ thống pháp luật bảo hộ lao động hiện hành, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân đối với công tác bảo hộ lao động, các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.

    - Phần thứ hai: Giới thiệu những biện pháp chủ yếu để cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bao gồm 8 biện pháp về kỹ thuật an toàn, 8 biện pháp về vệ sinh lao động và các biện pháp tổ chức quản lý về công tác bảo hộ lao động.

    - Phần thứ ba: Giới thiệu việc tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo hộ lao động tại các đơn vị doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu bài này sẽ thấy được sự cần thiết của việc kế hoạch hoá và tự kiểm tra về bảo hộ lao động, tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về công tác bảo hộ lao động trong đơn vị doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như việc sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo về công tác bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.

    Ngoài các nội dung nói trên, tuỳ yêu cầu cụ thể cần giới thiệu một số lĩnh vực an toàn lao động của một số ngành, nghề sản xuất có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động (An toàn hoá chất; An toàn lao động ngành cơ khí; An toàn điện; An toàn lao động trong xây dựng; An toàn lao động trong sử dụng thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng, thang máy; An toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ). Các nội dung này tham khảo các tài liệu chuyên đề và các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, quy phạm an toàn lao động để chuẩn bị bài giảng.

    Tài liệu này có thể còn những hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng chí cán bộ quản lý sản xuất, cán bộ kiểm tra, giám sát an toàn lao động.

    Mình mong rằng admin cho một topic riêng về vấn đề này
     
  7. Nga Hoang

    Nga Hoang New Member

    Tham gia ngày:
    24/4/08
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Ha Noi
    Xin chào các bạn, tôi tham gia trên diền đàn khá lâu nhưng do không có điều kiện được tham gia trao đổi thường xuyên. Nay tôi có 1 vấn đề xin nhờ các bạn giúp đỡ.
    Hiện tôi đang làm về công tác bảo hộ lao động cho đơn vị. Đơn vị của tôi là doanh nghiệp về sản xuất thực phẩm chế biến. Xin nhờ các bạn tư vấn giúp tôi:
    - Danh mục các trang thiết bị bảo hộ lao động của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến nói chung và định mức sử dụng trong 1 năm (bộ phận sản xuất trực tiếp, kho hàng, bốc xếp, lò hơi, thợ điện, thợ cơ khí, bộ phận nghiên cứu và KCS sản phẩm,...)
    - Yêu cầu (quy chế) sử dụng bảo hộ lao động (yêu cầu sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, chế độ chính sách,...)
    Rất mong nhận được sự tư vấn và hướng dẫn của các bạn.
    Mong thư phản hồi.
     

Chia sẻ trang này

Share