Tách biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp?

Thảo luận trong 'LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH' bắt đầu bởi Forever Lover, 13/11/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. Lilyhr

    Lilyhr New Member

    Tham gia ngày:
    20/1/09
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cám ơn phần giải đáp của hanoithu66.


    Nhờ Bạn tư vấn giúp mình tiếp:


    Nếu NLĐ (đủ điều kiện tham gia BHTN) ký HĐLĐ có thời hạn không xác định với Cty từ 01/2000 đến 7/2010, nếu thôi việc:


    hoặc sẽ lãnh:


    - Trợ cấp thôi việc (do chủ DN) trả từ 01/2000 - 12/2008 (do đã tham gia BHTN)


    - Trợ cấp thất nghiệp (do BHXH chi trả) từ 01/2009 - 7/2010.


    hay sẽ lãnh:


    - Trợ cấp thôi việc (do chủ DN) trả từ 01/2000 - 07/2010 (áp dụng đúng theo điều 42 của BLLĐ)


    - Trợ cấp thất nghiệp (do BHXH chi trả) từ 01/2009 - 7/2010.


    Mình bắt đầu lùng bùng giữa các Luật định rồi, tư vấn giúp mình bạn nhé.
     
  2. hanoithu66

    hanoithu66 Moderator

    Tham gia ngày:
    13/11/08
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bạn ơi thực sự nó cũng không phức tạp lắm đâu :p . Bạn cứ hiểu đơn giản như thế này nhé; nếu người lao động đã tham gia BH thất nghiệp thì sẽ thanh toán trả trợ cấp thôi việc đến thời điểm mà NLD tham gia BH thất nghiệp thôi. Còn trường hợp không tham gia BH thất nghiệp thì vẫn trả trợ cấp thôi việc đúng theo quy định.


    Do đó đối với trường hợp bạn đưa ra, nếu NLD ký HDLD không xác định thời hạn từ 1/2000 đến 7/2010 mà thôi việc thì sẽ được lãnh:


    - Trợ cấp thôi việc (do chủ DN) trả từ 01/2000 - 12/2008


    - Trợ cấp thất nghiệp (do BHXH chi trả) từ 01/2009 - 7/2010.
     
  3. Hong Huyen

    Hong Huyen New Member

    Tham gia ngày:
    6/1/09
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Mình cũng đang băn khoăn về việc này quá. Ví dụ nhé


    * Một nhân viên làm việc cho công ty:


    - Thời gian làm việc: từ 1/2006 đến tháng 1/2015


    - Mức lương: lương tháng 1/2015 gấp 3 lần lương tháng 12/2008


    Khi nghỉ việc vào tháng 1/2015, theo quy định, họ sẽ được hưởng:


    1. Trợ cấp thất nghiệp từ 1/2009 đến tháng 12/2015 với mức lương họ vẫn đóng 1% trên mức hiện tại từ năm 2009 đến 2015. Tức là họ được hưởng đầy đủ quyền lợi trên mức lương họ thực nhận đến thời điểm chi trả. Và cơ quan BHXH sẽ trả phần này chứ không phải là công ty


    2. Trợ cấp thôi việc 1 năm 1/2 tháng lương: từ 1/2006 đến 12/2008 = 2 năm = 1 tháng lương với mức lương nào? lưu ý là quỹ trích trả khoản này là từ quỹ trợ cấp thôi việc của công ty cắt đến năm 2008. Sau đó, công ty không trích quỹ này nữa.


    - Nếu là mức lương của năm 2015 thì có vẻ như không công bằng cho công ty vì mức lương năm 2015 của nhân viên đã tăng gấp 3 lần mức 12/2008


    - Theo mình, mức lương nên lấy căn cứ là từ 7/2008 đến 12/2008 cộng thêm với lãi suất ngân hàng từ 1/2009 đến thời điểm nhân viên nghỉ việc.


    Rất mong mọi người cho biết ý kiến và văn bản hướng dẫn thi hành.


    Cám ơn các anh chị / các bạn nhé.
     
  4. hanoithu66

    hanoithu66 Moderator

    Tham gia ngày:
    13/11/08
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Theo quy định tại điều 15 NĐ 114/2002/NĐ-CP và thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH thì Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).


    Theo tôi như vậy thì phải trả trợ cấp cho NLĐ căn cứ trên tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc - tháng 1/2015. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý thôi vì nêu chi trả trợ cấp thôi việc căn cứ vào mức lương thời điểm năm 2008 thì là quá thấp và không đảm bảo quyền lợi cho người lao động.


    Hơn nữa trên thực tế không phải tất cả người lao động đều tham gia BHthất nghiệp. Vì vậy các công ty vẫn phải duy trì quỹ trợ cấp thôi việc
     
  5. Hong Huyen

    Hong Huyen New Member

    Tham gia ngày:
    6/1/09
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Theo mình thì quyền lợi của người lao động đã được đảm bảo là do họ đã đóng BH Thất nghiệp từ 1/1/2009 với mức lương hiện tại của họ rồi.


    Ý kiến các bạn khác như thế nào?


    Rất mong được học hỏi thêm.
     
  6. Hong Huyen

    Hong Huyen New Member

    Tham gia ngày:
    6/1/09
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Công ty mình có thể có một trường hợp xảy ra như thế này, rất mong nhận được tư vấn thêm của các bạn:


    - Ngày 1/4/2008: Nhân viên B chính thức làm việc tại Công ty


    - Ngày 17/4/2009: Nhân viên B nghỉ việc hợp pháp


    - Tổng thời gian làm việc của nhân viên B là: 1 năm 16 ngày


    - Nhân viên B đã đóng đầy đủ Bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 1/2009 theo quy định.


    Căn cứ tính Trợ cấp thôi việc và Trợ cấp thất nghiệp:


    Theo Khoản 1 Điều 41 Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp thì “Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.”.


    1. Căn cứ tính trợ cấp thôi việc do Doanh nghiệp chi trả: Thời gian tính trợ cấp thôi việc của nhân viên B từ 1/4/2008 đến 31/12/2008 là 9 tháng, không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc.


    2. Căn cứ tính trợ cấp thất nghiệp do Bảo hiểm Xã hội chi trả: Thời gian tính trợ cấp thất nghiệp từ 1/1/2009 đến 17/4/2009 là 3 tháng 16 ngày, không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.


    Như vậy, nhân viên B dù đã có tổng thời gian làm việc là 1 năm 16 ngày nhưng vẫn không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc lẫn trợ cấp thất nghiệp. Như vậy thiệt thòi cho NLD quá.
     
  7. Lilyhr

    Lilyhr New Member

    Tham gia ngày:
    20/1/09
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đến hôm nay chưa có Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008, do đó theo mình thì NLĐ đó:


    - Không được nhận trợ cấp thôi việc (do chưa đủ thâm niên. Nếu Thông tư có mở rộng cho trường hợp này thì Công ty vẫn có thể chi trả bổ sung)


    - Thời gian tham gia BHTN sẽ được bảo lưu.


    Không biết có ổn không các bạn nhỉ
     
  8. Kusano

    Kusano Thành viên BQT Nha Trang

    Tham gia ngày:
    28/11/08
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Nha Trang
    Chào các anh chị,


    Theo như luật BHTN quy định, là "bắt buộc" đóng cho những LĐ đã có thời gian công tác đủ 12 tháng trở lên?


    Như vậy, để tránh trường hợp lằng nhằng sau này, mình vẫn đóng BHTN cho tất cả mọi người, bắt đầu từ ngày -1 tháng 1 năm 2009 ( không trái với luật). Như thế chúng ta sẽ thống nhất được budget cho các năm sau này là không có khoảng trợ cấp thôi việc nữa.


    Trợ cấp thôi việc sẽ được kết tại thời điểm tháng 12 năm 2008, mà số này thì đã được fix rồi.
     
  9. Hong Huyen

    Hong Huyen New Member

    Tham gia ngày:
    6/1/09
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Đấy, chính vì mình cũng hiểu là số này đã được fix rồi nên mức lương đế tính trở cấp thôi việc cũng là 6 tháng liền kề đến 31/12/2008 thôi. Nhưng nhiều người vẫn nói là 6 tháng liền kề đến thời điểm nghỉ việc. Nếu vậy, như mình đã chia sẻ, công ty sẽ phải gánh thêm khoản này ngoài budget hay sao?


    Rất mong nhận được thêm chia sẻ của các bạn.
     

Chia sẻ trang này

Share