Tình huống "khá hay" về chấm dứt HĐLĐ

Thảo luận trong 'THẢO LUẬN' bắt đầu bởi huongvan, 15/4/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. huongvan

    huongvan Thành viên BQT Phú Thọ

    Tham gia ngày:
    13/5/08
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình có tính huống dưới đây "khá hay", mời các bạn trao đổi để làm rõ tính huống này:


    "Tôi (nam) năm nay 54 tuổi, đã tham gia đóng BHXH được 30 năm có thể đủ điều kiện nghỉ hưu nhưng tôi không muốn nghỉ hưu mà xin chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng trợ cấp chấm dứt hợp đồng lao động. Cứ mỗi năm công tác được hưởng 1/2 tháng lương. Doanh nghiệp không đồng ý và và vận động tôi nghỉ hưu. Doanh nghiệp giải quyết như vậy theo tôi là chưa đúng và ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động?


    Sau đó tôi đã xin chuyển công tác".
     
  2. Phan Xuân Hùng

    Phan Xuân Hùng New Member

    Tham gia ngày:
    23/3/09
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    [Có thể làm rõ hơn được không:


    Thời hạn báo trước khi nghỉ?


    Sau bao lâu thì chuyển công tác?


    Lý do xin chấm dứt hợp đồng lao động?
     
  3. Duonghongnhung2008

    Duonghongnhung2008 New Member

    Tham gia ngày:
    20/4/09
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    theo tôi nghĩ, đối với trường hợp của anh, anh không nên làm chế độ hưu


    vì anh mới chỉ đạt 1 trong 2 điều kiện để hưởng hưu (đóng >=20 năm BHXH), anh


    còn thiếu 6 năm nữa mới đến tuổi về hưu và nếu muốn hưởng chế độ hưu phải đi giám định y khoa, nếu suy giảm 61 % sức khỏe mới được hưởng


    và bị trừ % do thiếu tuổi. Tôi nghĩ anh nên tiếp tục đóng BHXH ở cơ quan mới hoặc tham gia BHXH tự nguyện cho đến đủ tuổi về hưu
     
  4. Tồ Tẹt

    Tồ Tẹt Moderator

    Tham gia ngày:
    29/5/08
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội phố
    bác Duonghongnhung2008 hiểu sai ý của chủ topic rùi. Cơ quan chỗ bố em làm là nhà nước, và nhân viên khối văn phòng cũng đang làm theo cái "mánh" của người lao động đây. Ai cũng hỉ hả về số tiền mình chấm dứt HĐLĐ có được. Nhưng mánh này chỉ phổ biến ở khối văn phòng của các công ty nhà nước. Chứ khối sản xuất của nhà máy thì chẳng biết vì ko nắm đc luật.


    Kể cũng vui cho người lao động. Có kẽ hở để mà cho bõ bị doanh nghiệp bắt nạt. Ở công ty em làm, nó là công ty dựa vào 1 công ty viễn thông, vậy mà bóc lột đẹp một cách quá đáng nhưng dưới vỏ bọc chuyên nghiệp. Chỉ thấy đau cho nhân viên, hết lớp này đến lớp khác ra đi, cống hiến mà chẳng đc gì, bảo hiểm xã hội hứa hẹn, trừ vào lương người ta, đến lúc thôi việc nó cũng bùng sổ BH. Chẳng biết kêu ai. Chẳng cơ quan nào đứng ra bảo vệ đc cho người LĐ cả, đặc biệt là hàng loạt lớp người đã làm việc ở Cty em.
     
  5. setco

    setco Moderator

    Tham gia ngày:
    11/11/08
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, Tp. HCM
    Mình cũng gặp trường hợp thế này rồi. Trong trường hợp này, công ty sẽ có 3 hướng giải quyết. Bạn có thể tham khảo qua tờ trình của minh như sau:


    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 3 năm 2009


    TỜ TRÌNH


    V/v giải quyết đế độ chính sách


    Kính gửi: Ông Tổng Giám đốc


    Ông Trần Quốc Phòng, sinh năm: 15/5/1951 đang giữ chức vụ Trợ lý TGĐ.


    Thời gian công tác : 41 năm 3 tháng (từ 12/1967 đến 3/2009).


    Thời gian tham gia BHXH : 41 năm 3 tháng (từ 12/1967 đến 3/2009).


    Hiện nay, tuổi của ông Phòng là 57 tuổi 9 tháng, còn 2 năm 3 tháng đến tuổi hưu trí. Do tình hình sức khỏe, ông Phòng không thể tiếp tục đảm nhận tốt công việc và nghỉ không hưởng lương từ ngày 15/11/2008 đến nay.


    Qua nhiều lần liên lạc hỏi thăm sức khỏe ông Phòng, vào ngày 11/3/2009, Phòng TCLĐTL nhận được “Đơn đề nghị” của ông Phòng;


    Theo nguyện vọng trong đơn đề nghị của ông Phòng, đề nghị Tổng Giám xem xét giải quyết chế độ cho ông Phòng như sau:


    Phương án 1:


    1. Công ty cho ông Phòng tiếp tục nghỉ không hưởng lương chờ chế độ hưu trí.


    2. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho ông Phòng, Công ty tiếp tục tham gia BHXH cho ông Phòng cho đến khi ông nghỉ hưu là: 15.123.834 đ (tương đương 23% mức lương tham gia BHXH trong 27 tháng) để ông Phòng có thẻ BHYT sử dụng trong thời gian chờ hưu trí và hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu.


    Phương án 2:


    1. Công ty cho ông Phòng tiếp tục nghỉ không hưởng lương chờ chế độ hưu trí.


    2. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho ông Phòng, Công ty thỏa thuận trợ cấp 1 trong thời gian chờ nghỉ hưu cho ông Phòng là: 15.123.834 đ (tương đương 23% mức lương tham gia BHXH trong vòng 27 tháng)


    Phương án 3:


    1. Ông Phòng viết “ Đơn thôi việc”.


    2. Công ty trả trợ cấp thôi việc là: 50.543.550 đ (tương đuơng 4,51 x 540.000 x 41.5 x 0.5)


    3. Công ty giới thiệu cho ông Phòng đi giám định khả năng lao động, nếu suy giảm khả năng lao động 61% trở lên thì:


    3.1 Được hưởng chế độ hưu trí ngay với mức hưởng hàng tháng từ BHXH là:


    - Hệ số lương bình quân 5 năm cuối:


    (4,2+0,4)x10 + (4,51+0,4)x18 + 4,51x32 = 4,645


    60


    - Lương hưu hàng tháng:


    4,645 x 540.000 x 73% = 1.831.059 đ/ tháng (do về hưu trước tuổi);


    3.2 Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu do cơ quan BHXH chi trả là:


    4,51 x 540.000 x 11,5 x 0,5 = 14.003.550 đ;


    3.3 Được sử dụng thẻ BHYT trong thời gian nghỉ hưu.


    Đề nghị Tổng Giám đốc xem xét, giải quyết.


    TỔNG GIÁM ĐỐC TP.TC LĐTL


    Từ 3 phuơng án trên, tùy theo tình hình thực tế và mối quan hệ của công ty với người lao động như nào, thì tổng giám đốc sẽ lựa chọn phương án thích hợp.


    Tổng giám đốc công ty mình thì đồng ý cả 3 phuơng án trên, và cho phép ông Phòng đc lựa chọn, và chắc chắn ông Phòng sẽ chọn phương án 3 vì như thế có lợi cho người lao động nhất.


    Các bạn cũng có câu trả lời rồi chứ?
     
  6. Kusano

    Kusano Thành viên BQT Nha Trang

    Tham gia ngày:
    28/11/08
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Nha Trang
    Em cảm ơn anh setco, một cách giải quyết em tin là thỏa đáng cho người lao động sau bao nhiêu năm cống hiến.


    Riêng về khoảng lương hưu, tùy thuộc vào quyết định của người lao động là có nên giám định y khoa hay không? hay đóng BHXH tự nguyện để hưởng 100% lương hưu. Sau này mức lương cơ bản cũng được điều chỉnh lại.
     
  7. kinabc

    kinabc New Member

    Tham gia ngày:
    17/3/09
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nay mới đoc chủ đề này. Tôi thấy mọi người trả lời lệch hướng.


    Nếu doanh nghiệp đồng ý chuyển công tác thì đương nhiên phải trợ cấp cho bạn. Nếu tôi là chủ doanh nghiệp đương nhiên tôi sẽ không đồng ý chấm dứt và chuyển công tác vì:


    1. Bạn chưa đưa ra được lý do để chấm dứt xác đáng. Mục đích chấm dứt để trục lợi cá nhân (Quá rõ).


    2. Khoản tiền trợ cấp cho bạn cũng tương đối lớn.


    Nếu bạn muốn chấm dứt thì cứ thôi việc và tôi sẽ thanh lý với lý do Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vi phạm lý do chấm dứt. Còn trường hợp đưa ra được lý do đúng luật tôi sẽ tao điều kiện để bạn tiếp tục làm việc. Trừ trường hợp công ty ko cân đến bạn nữa do bạn ko đáp ứng được. Con bạn có khả năng ko làm thì sẽ tìm mọi cách sa thải bạn.


    Vì ko đơn giản là chỉ có mỗi mình bạn.
     
  8. nhansuhp

    nhansuhp New Member

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hai Phong
    Đây là vấn đề nan giải ở nhiều doanh nghiệp. Theo quy định tại Nghị định số 44/NĐ-CP về hợp đồng lao động thì doanh nghiệp phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi người lao động chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật và không thuộc diện chấp dứt theo khoản 1, Điều 85 và người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo 145 Bộ luật lao động. Thực tế dưới Hải Phòng chúng tôi, có doanh nghiệp đã phải chi hàng tỷ đồng trợ cấp, vì rất nhiều người lao động xin chấm dứt HĐLĐ, thời gian công tác thì toàn trên 20 năm, nếu người lao động thuộc diện hợp đồng không xác định thời hạn thì chỉ cần báo trước 45 ngày là đúng quy định, Công ty phải trợ cấp, doanh nghiệp chỉ có cách là tạo nhiều điều kiện thuận lợi về tiền lương, các chế độ phúc lợi đề người lao động yên tâm gắn bó với DN, cảm thấy có lợi hơn khi tiếp tục công tác.
     
  9. Tran Quang Hai Lan

    Tran Quang Hai Lan New Member

    Tham gia ngày:
    7/4/10
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    bạn kinabc nói đúng quá. Đọc ý kiến của các bạn ở trên tôi thấy các bạn đã hiểu sai vấn đề. Vấn đề ở đây là người lao động biết luật nên đã vận dụng để được lợi cho mình: doanh nghiệp phải trả trợ cấp thôi việc; đợi thêm mấy năm nữa đủ tuổi, đủ năm công tác thì có tiền hưu trí. Đứng về phía doanh nghiệp, bạn phải làm cách nào để chặn đứng được âm mưu mưu lợi cá nhân kia. Mong được các bạn chia sẻ thêm kinh nghiệm.
     
  10. Thoauyentram

    Thoauyentram New Member

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hải Dương
    Bạn kinabc nói chưa đúng đâu. Ở đây bạn ấy nói đến lý do chấm dứt không đúng để người lao động không được trợ cấp thôi việc là không được . Bời vì thường người lao động này đã làm lâu hợp đồng chắc chắn đã là không xác định thời hạn rồi. Vậy thì khi muốn nghỉ việc chỉ cần báo trước đủ 45 ngày làm việc, không cần lý do là đủ điều kiện chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật và được trợ cấp thôi việc.


    Được trợ cấp thôi việc là quyền lợi của người lao động. Sao gọi là mưu lợi cá nhân. Những người cống hiến 1, 2 năm được trợ cấp thôi việc thì tại sao những người làm việc 20 năm lại không? Về phía doanh nghiệp có thể mất nhiều tiền cùng một lúc nếu gặp một vài trường hợp như vậy. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược thì đúng như bạn nhansuhp nói cần có chế độ phúc lợi tốt để NLĐ làm việc đến khi về hưu. Hoặc như một bạn đã tư vấn trên diễn đàn này:


    fantastic1979:


    Luật Bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ 01/01/2009, như vậy thời điểm 31/12/2008 trở về trước NLĐ vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc trong trường hợp NLĐ có ý định xin nghỉ hưu sớm điều này khó tránh khỏi, đây thực sự là vấn đề rất rắc rối cho người giải quyết chế độ chính sách. Theo tôi được biết Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có chính sách rất hay gọi là "Quỹ Tương trợ dầu khí", Quỹ này được trích từ tiền lương của NLĐ. đến khi NLĐ thôi việc hoặc nghỉ hưu thì cứ mỗi năm làm việc trong ngành được hưởng 1 tháng lương. Chính vì khoản khoản trợ cấp này cũng hạn chế được rất nhiều NLĐ nghỉ việc sớm khi sắp đến thời điểm nghị hưu.


    Best Regards
     
  11. xuanhuynh

    xuanhuynh New Member

    Tham gia ngày:
    29/6/09
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Hanoi
    Mình hòan toàn đồng ý với ý kiến của bạn. Mình cảm thấy luật đưa ra qui định người nghỉ hưu không được trợ cấp thôi việc là vô lý và không công bằng, tạo ra tâm lý đối phó cho người lao động. Trợ cấp thôi việc là quyền lợi của người lao động sau bao nhiêu năm làm việc. Cớ gì chỉ làm 1 năm là có thể được trợ cấp thôi việc, còn người nghỉ hưu đóng góp bao nhiêu năm cho doanh nghiệp lại không được hưởng từ doanh nghiệp. Còn lương hưu là khoản tiền mà người lao động đóng hằng tháng cho quỹ BHXH để có được lương khi không còn sức lao động, xem như là một món tiền tích lũy trong 20 năm.


    Nói về trường hợp trên, người lao động nghỉ việc như thế thì cũng có cái giá phải trả. Để được hưởng trợ cấp thôi việc, họ phải xin nghỉ việc để đi tìm một công việc khác mà ở tuổi ấy đâu dễ gì tìm được việc.
     

Chia sẻ trang này

Share