Tự ý nghỉ việc, NLĐ có phải bồi thường?

Thảo luận trong 'QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH' bắt đầu bởi hoacomay, 25/2/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Sau Tết Nguyên đán, một số lao động hết hạn nghỉ tết không vào công ty tiếp tục làm việc, những người này vi phạm điều gì? Trường hợp nghỉ này công ty có phải chi trả trợ cấp nghỉ việc hay không? Người lao động có bồi thường gì không? Và bồi thường như thế nào?
     
  2. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 85 Bộ luật lao động (BLLÐ) đã được sửa đổi bổ sung, người sử dụng lao động (NSDLĐ) được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải trong trường hợp người lao động (NLĐ) tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng. Sau khi sa thải NLĐ, NSDLĐ phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết.


    Ngoài ra, điểm b khoản 1 điều 38 BLLÐ cũng quy định NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trong những trường hợp NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại điều 85 của BLLÐ. Ðối với trường hợp này, theo quy định tại khoản 3 điều 38 thì NSDLĐ không có trách nhiệm phải báo trước cho NLĐ.


    Về trợ cấp, theo quy định tại khoản 2 điều 42 BLLÐ và khoản 1 điều 14 nghị định 44/2003/NÐ-CP (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLÐ về HĐLĐ), khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều 85 BLLÐ thì NLĐ không được trợ cấp thôi việc.


    Căn cứ vào những quy định nêu trên, sau khi hết hạn nghỉ Tết Nguyên đán mà NLĐ tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng (như bị thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế, các trường hợp khác theo quy định trong nội quy lao động) thì NLĐ đã vi phạm kỷ luật lao động và công ty có quyền xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải. Ðối với trường hợp này, công ty không có trách nhiệm phải trả trợ cấp cho NLĐ.


    Tuy nhiên, khoản 2 điều 85 quy định sau khi sa thải NLĐ, NSDLĐ có trách nhiệm báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết.


    Ðối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trong trường hợp công ty chứng minh NLĐ đã có hành vi gây thiệt hại cho tài sản của công ty thì NLĐ có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho công ty theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng trách nhiệm mà NLĐ đã ký với công ty.


    Luật sư VÕ HOÀNG TUYÊN


    (Văn phòng luật sư Tuyên & Associates)
     
  3. Nghidima

    Nghidima New Member

    Tham gia ngày:
    30/1/10
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Ga HN
    Tớ tưởng là 5ngày liên tục trong 1 tháng và 20 ngày cộng dồn trong 1 năm chứ nhỉ. Cty tớ có ng nghỉ liên tục 4ngày sau đó lại đi làm, dù cộng dồn là 4ngày trong tháng nhưng sếp bảo chưa đủ điều kiện sa thải.


    Tớ đang đọc về các vấn đề liên quan đến sa thải. Xin hỏi ý kiến các bạn nhé:


    Theo điều 38 BLLĐ:


    Điều 38


    1- Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:


    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;


    B) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;


    c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động dưới một năm ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;


    d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;


    đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.


    2- Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan lao động biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.


    Điều 85


    1- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:


    a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;


    B) Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;


    c) Người lao động tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng.


    2- Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh biết.


    Vậy tóm lại là chúng ta nên báo cho cơ quan lao động biết trước hay sau khi sa thải?


    Còn nữa, khi muốn sa thải thì phải có sự chấp thuận của Công đoàn. Vậy trong TH ko có Công đoàn thì liệu có ra quyết định được hay không?
     
  4. tuanquanghw

    tuanquanghw New Member

    Tham gia ngày:
    13/3/09
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Trước khi sa thải


    Điều 38


    2.Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan lao động biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.


    Không thống nhất giữa Người sử dụng và Công đoàn, người lao động


    Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.


    Sau khi sa thải


    Điều 85


    2- Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh biết.


    Rõ ràng thế rồi mà bạn
     
    Last edited by a moderator: 4/3/10

Chia sẻ trang này

Share