Thành lập hội đòng hòa giải cơ sở

Thảo luận trong 'FEEDBACK. ASK & ANSWER' bắt đầu bởi hong_bui82, 31/8/11.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hong_bui82

    hong_bui82 Member

    Tham gia ngày:
    12/4/11
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TP Vũng Tàu
    Chào cả nhà!
    Mình đang thành lập Hội đồng hòa giải cơ sở, huynh muội nào có tài liệu mẫu hoặc có kinh nghiệp về vấn đề này xin giúp đỡ. Mình cám ơn nhiều.
     
  2. Duy_long676

    Duy_long676 Moderator

    Tham gia ngày:
    19/4/10
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    QUOTE(Chú Thích)(hong_bui82 @ Aug 31 2011, 03:38 PM)

    Chào cả nhà!
    Mình đang thành lập Hội đồng hòa giải cơ sở, huynh muội nào có tài liệu mẫu hoặc có kinh nghiệp về vấn đề này xin giúp đỡ. Mình cám ơn nhiều.


    Mình gửi bạn...hi vọng sẽ giúp bạn nhiều!
     

    Các file đính kèm:

  3. Duy_long676

    Duy_long676 Moderator

    Tham gia ngày:
    19/4/10
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    các bước:
    + Người sử dụng lao động chủ động đề xuất với BCH Công đoàn cơ sở về việc thành lập Hội đồng hòa giải cơ sở
    + Căn cứ số lượng người lao động, đặc điểm, quy mô và cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đại diện của bên người sử dụng lao động thảo luận, thống nhất với đại diện của bên người lao động là BCH Công đoàn cơ sở hoặc BCH Công đoàn lâm thời về số lượng các thành viên (không ít hơn 04 người) và lựa chọn các thành viên của mỗi bên tham gia Hội đồng, chủ tịch và thư ký của Hội đồng.
    + Căn cứ vào kết quả thảo luận và thống nhất giữa hai bên, người sử dụng lao động ra quyết định thành lập Hội đồng hòa giải cơ sở.
    + Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, người sử dụng lao động thông báo công khai tại doanh nghiệp và gửi quyết định thành lập hội đồng hoà giải cơ sở cho cơ quan lao động cấp huyện.
     
  4. hong_bui82

    hong_bui82 Member

    Tham gia ngày:
    12/4/11
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TP Vũng Tàu
    Duy_long676 thân!

    Mình chưa hiểu rõ lắm về thành phần của Hội đồng hoài giải:

    1. chủ tịch hội đồng hòa giải: nửa nhiệm kỳ đầu và nửa nhiệm kỳ sau: có thể 1 người được không hay bắt buộc phải là 2 người? và Chủ tịch hội dồng là GĐ hay Chủ tịch BCH CĐ?

    2. Thư ký hội đồng: nửa nhiệm kỳ đâu và nửa nhiệm kỳ sau là 1 người hay 2 người? hay là 2 người mad chia đều cho bên Công ty và người lao động?

    3. Thành viên hội đồng: có quy định là nhưng ai không nhỉ?

    Mong nhận được câu trả lời.
     
  5. Duy_long676

    Duy_long676 Moderator

    Tham gia ngày:
    19/4/10
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Mình xin trích dẫn Khoản 1 và 2 Điều 163. Bộ luật Lao động
    1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở được thành lập trong các doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên, gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động. Số lượng thành viên của Hội đồng do hai bên thỏa thuận.

    2. Nhiệm kỳ của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở là hai năm. đại diện của mỗi bên luân phiên làm Chủ tịch và thư ký Hội đồng. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở làm việc theo nguyên tắc thỏa thuận và nhất trí.
    ...
    bạn tham khảo nhé..!
     
  6. quocanh

    quocanh New Member

    Tham gia ngày:
    9/8/08
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bạn xem Nghị định số 33/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao độngvề giải quyết tranh chấp lao động. Thông tư hướng dẫn số 22/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thành lập và hoạt động của hội đồng hòa giải cơ sở và hòa giải viên lao động. quy định khá chi tiết (đính kèm).
     

    Các file đính kèm:

  7. hong_bui82

    hong_bui82 Member

    Tham gia ngày:
    12/4/11
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TP Vũng Tàu
    Mình chưa hiểu rõ lắm về thành phần của Hội đồng hoài giải:

    1. chủ tịch hội đồng hòa giải: nửa nhiệm kỳ đầu và nửa nhiệm kỳ sau: có thể 1 người được không hay bắt buộc phải là 2 người? và Chủ tịch hội dồng là GĐ hay Chủ tịch BCH CĐ?

    2. Thư ký hội đồng: nửa nhiệm kỳ đâu và nửa nhiệm kỳ sau là 1 người hay 2 người? hay là 2 người mad chia đều cho bên Công ty và người lao động?

    3. Thành viên hội đồng: có quy định là nhưng ai không nhỉ?

    Mong nhận được câu trả lời.
     
  8. quocanh

    quocanh New Member

    Tham gia ngày:
    9/8/08
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(hong_bui82 @ Oct 31 2011, 07:04 PM)

    Mình chưa hiểu rõ lắm về thành phần của Hội đồng hoài giải:

    1. chủ tịch hội đồng hòa giải: nửa nhiệm kỳ đầu và nửa nhiệm kỳ sau: có thể 1 người được không hay bắt buộc phải là 2 người? và Chủ tịch hội dồng là GĐ hay Chủ tịch BCH CĐ?

    2. Thư ký hội đồng: nửa nhiệm kỳ đâu và nửa nhiệm kỳ sau là 1 người hay 2 người? hay là 2 người mad chia đều cho bên Công ty và người lao động?

    3. Thành viên hội đồng: có quy định là nhưng ai không nhỉ?

    Mong nhận được câu trả lời.


    Những thắc mắc của Bạn rất sâu, xin trả lời bạn như sau: Vấn đề xoay quanh vai trò và đại diện, chỗ này Luật của Việt Nam đi trước thực tiễn 1 bước. ở các nước có sự tách biệt giữa hệ thống công đoàn và doanh nghiệp như tay trái và tay phải thì rất rõ ràng, ở Việt Nam công đoàn nhiều khi “lẫn” vào trong doanh nghiệp, đo đó cần phần biệt hai trường hợp:
    Thứ nhất: Chủ tịch công đoàn (cán bộ công đoàn) là chuyên trách, thuộc biên chế của công đoàn cấp trên không nằm lẫn trong viên chức quản lý và chuyên môn của doanh nghiệp (Giám đốc, Phó giám đốc, nhân sự, kế toán…);
    - Bên người sử dụng lao động: đại diện theo pháp luật (giám đốc hoặc người điều hành do công ty mẹ cử, hoặc người được giám đốc ủy quyền có thể là nhân sự, kế toán…theo điểm a,k3, Đ4, mục II, NĐ 133);
    - Bên người lao động: do bch công đoàn cử, hoặc đoàn viên trong doanh nghiệp (không nhất thiết cứ pải là chủ tịch công đoàn);
    - Số lượng ít nhất 4 người (trong đó số lượng đại diện doanh nghiệp và người lao động – công đoàn là ngang nhau, có thể mời cả người bên ngoài làm vai trò trung gain, ví dụ luật sư, phòng lao động, cái này pháp luật không cấm);
    - Nhiệm kỳ trong hai năm, mỗi bên luân phiên cử đại diện giữ chức vụ chủ tịch hoặc thư ký miễn là đảm bảo năm này doanh nghiệp có đại diện (có thể thay thế) làm chủ tịch, thì công đoàn có đại diện (có thể thay thế) làm thư ký, sang năm thì ngược lại; hai bên trao đổi xem bên nào làm trước nửa nhiệm kỳ đầu.
    Thứ haichủ tịch công đoàn là kiêm nhiệm (giám đốc, phó GĐ, kế toán, nhân sự...)(đa số ở các doanh nghiệp nhà nước);
    eg: Một công ty có Giám đốc A kiêm nhiệm chủ tịch công đoàn, nửa nhiệm kỳ đầu bác này được doanh nghiệp cử làm đại diện và làm chủ tịch hội đồng hòa giải, còn bên phía công đoàn cử một bác phó chủ tịch công đoàn làm thư ký, sang năm bác hết nhiệm kỳ chủ tịch, nhưng bác lại là thích làm chủ tịch nữa nên bác chuyển vai trò sang làm đại diện công đoàn (vẫn là chủ thịch kiêm nhiệm), bác phó chủ tịch công đoàn – thư ký nhiệm kỳ đầu đáng lẽ sẽ làm chủ tịch năm sau này nhưng bác lại rút lui và thay vào đó là bác chủ tịch công đoàn kiêm nhiệm – giám đốc ….và bác giám đốc lại tiếp tục làm chủ tịch hội đồng hòa giải thêm nửa nhiệm kỳ còn lại. còn bên doanh nghiệp cử ai làm thư ký thì tùy.
    Như vậy bác giám đốc làm chủ tịch cả hai nửa nhiệm kỳ vẫn là một người, thư ký cũng tương tự như vậy.
    Nói tóm lại thì chức danh chủ tịch, hay thư ký không phân biệt có phải là một người hay không, mà chỉ phân biệt là đại diện của bên nào. Miễn là đại diện của hai bên luân phiên làm còn người đại diện đó là vị nào không quan tâm.
    Thành viên của hội đồng do hai bên đề cử, miễn là đảm bảo số lượng bằng nhau, các thành viên còn lại (trung gian) có thể tới từ bên ngoài, chỗ này là để đảm bảo tiếng nói công bằng khi biểu quyết cho hai bên thôi.
     
  9. hong_bui82

    hong_bui82 Member

    Tham gia ngày:
    12/4/11
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TP Vũng Tàu
    QUOTE(Chú Thích)(quocanh @ Nov 1 2011, 12:34 AM)

    Những thắc mắc của Bạn rất sâu, xin trả lời bạn như sau: Vấn đề xoay quanh vai trò và đại diện, chỗ này Luật của Việt Nam đi trước thực tiễn 1 bước. ở các nước có sự tách biệt giữa hệ thống công đoàn và doanh nghiệp như tay trái và tay phải thì rất rõ ràng, ở Việt Nam công đoàn nhiều khi “lẫn” vào trong doanh nghiệp, đo đó cần phần biệt hai trường hợp:
    Thứ nhất: Chủ tịch công đoàn (cán bộ công đoàn) là chuyên trách, thuộc biên chế của công đoàn cấp trên không nằm lẫn trong viên chức quản lý và chuyên môn của doanh nghiệp (Giám đốc, Phó giám đốc, nhân sự, kế toán…);
    - Bên người sử dụng lao động: đại diện theo pháp luật (giám đốc hoặc người điều hành do công ty mẹ cử, hoặc người được giám đốc ủy quyền có thể là nhân sự, kế toán…theo điểm a,k3, Đ4, mục II, NĐ 133);
    - Bên người lao động: do bch công đoàn cử, hoặc đoàn viên trong doanh nghiệp (không nhất thiết cứ pải là chủ tịch công đoàn);
    - Số lượng ít nhất 4 người (trong đó số lượng đại diện doanh nghiệp và người lao động – công đoàn là ngang nhau, có thể mời cả người bên ngoài làm vai trò trung gain, ví dụ luật sư, phòng lao động, cái này pháp luật không cấm);
    - Nhiệm kỳ trong hai năm, mỗi bên luân phiên cử đại diện giữ chức vụ chủ tịch hoặc thư ký miễn là đảm bảo năm này doanh nghiệp có đại diện (có thể thay thế) làm chủ tịch, thì công đoàn có đại diện (có thể thay thế) làm thư ký, sang năm thì ngược lại; hai bên trao đổi xem bên nào làm trước nửa nhiệm kỳ đầu.
    Thứ haichủ tịch công đoàn là kiêm nhiệm (giám đốc, phó GĐ, kế toán, nhân sự...)(đa số ở các doanh nghiệp nhà nước);
    eg: Một công ty có Giám đốc A kiêm nhiệm chủ tịch công đoàn, nửa nhiệm kỳ đầu bác này được doanh nghiệp cử làm đại diện và làm chủ tịch hội đồng hòa giải, còn bên phía công đoàn cử một bác phó chủ tịch công đoàn làm thư ký, sang năm bác hết nhiệm kỳ chủ tịch, nhưng bác lại là thích làm chủ tịch nữa nên bác chuyển vai trò sang làm đại diện công đoàn (vẫn là chủ thịch kiêm nhiệm), bác phó chủ tịch công đoàn – thư ký nhiệm kỳ đầu đáng lẽ sẽ làm chủ tịch năm sau này nhưng bác lại rút lui và thay vào đó là bác chủ tịch công đoàn kiêm nhiệm – giám đốc ….và bác giám đốc lại tiếp tục làm chủ tịch hội đồng hòa giải thêm nửa nhiệm kỳ còn lại. còn bên doanh nghiệp cử ai làm thư ký thì tùy.
    Như vậy bác giám đốc làm chủ tịch cả hai nửa nhiệm kỳ vẫn là một người, thư ký cũng tương tự như vậy.
    Nói tóm lại thì chức danh chủ tịch, hay thư ký không phân biệt có phải là một người hay không, mà chỉ phân biệt là đại diện của bên nào. Miễn là đại diện của hai bên luân phiên làm còn người đại diện đó là vị nào không quan tâm.
    Thành viên của hội đồng do hai bên đề cử, miễn là đảm bảo số lượng bằng nhau, các thành viên còn lại (trung gian) có thể tới từ bên ngoài, chỗ này là để đảm bảo tiếng nói công bằng khi biểu quyết cho hai bên thôi.



    Cám ơn bạn đã chia sẻ những kiến thức bổ ích
     

Chia sẻ trang này

Share