Thảo luận về phương án nhân sự khi thu hẹp sản xuất do găp khó khắn

Thảo luận trong 'HRLINK BÌNH THUẬN' bắt đầu bởi trananhchien, 11/3/12.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. trananhchien

    trananhchien Thành viên BQT Bình Thuận

    Tham gia ngày:
    14/4/10
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bình Thuận
    [SIZE=24pt]Trước tình hình sản xuất kinh doanh trong năm 2011 và 2012 gặp khó khăn. Không ít các Công ty phải tuyên bố phá sản, tạm ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất. Dẫn tới việc giải quyết chế độ cho người lao động. Tronh các trường hợp của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Chúng ta hãy cùng chia sẽ những kinh nghiệm hoặc những vấn đề khác liên quan về việc Chấm dứt HĐLĐ do thu hẹp sản xuất.[/SIZE]
     
    Last edited by a moderator: 11/3/12
  2. trananhchien

    trananhchien Thành viên BQT Bình Thuận

    Tham gia ngày:
    14/4/10
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bình Thuận
    Theo quy định khoản 1 Điều 17 Bộ luật lao động và khoản 3 Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm, người sử dụng lao động có thể cho người lao động thôi việc trong các trường hợp sau: Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn; thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn; thay đổi cơ cấu tổ chức như sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị và những thay đổi này dẫn đến người lao động bị mất việc làm và người sử dụng lao động đã đào tạo lại nghề cho người lao động để sử dụng vào công việc mới nhưng vẫn không giải quyết được việc làm.

    Theo đó, trường hợp của bạn, công ty có thể cho bạn thôi việc. Tuy nhiên, khi cho người lao động thôi việc, người sử dụng lao động (công ty) phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

    Theo hướng dẫn tại thông tư số 39/2009/TT – BLĐTBXH ngày 18/11/2009 của Bộ LĐTBXH thì mức trợ cấp mất việc làm theo quy định tại điều 12 của Nghị định số 39/2003/NĐ - CP được hướng dẫn theo công thức tính như sau:

    Tiền trợ cấp mất việc làm = (số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm) x (tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm) x 1.

    Trong đó: Số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm (được tính theo năm) được xác định là tổng thời gian người lao động (NLĐ) làm việc liên tục cho người sử dụng LĐ đó được tính từ khi bắt đầu làm việc đến khi NLĐ bị mất việc làm, trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điều 41 của Nghị định số 127/2008/NĐ - CP, ngày 12.12.2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

    Trường hợp tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng LĐ có tháng lẻ (kể cả trường hợp NLĐ có thời gian làm việc cho người sử dụng LĐ từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tính trợ cấp mất việc làm dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau: Dưới một tháng không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm; Từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành 6 tháng làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1/2 tháng lương; từ đủ 6 tháng trở lên được làm tròn thành một năm làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1 tháng lương.

    Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề của NLĐ trước khi bị mất việc làm, bao gồm: Tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phục cấp chức vụ (nếu có); 1 là một tháng lương cho mỗi năm làm việc.

    Mức trợ cấp việc làm thấp nhất bằng 2 tháng lương, trừ trường hợp thời gian để tính trợ cấp mất việc làm của NLĐ làm dưới một tháng.

    Trợ cấp mất việc làm khi thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Thời gian NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ - CP, ngày 12/12/2008 của Chính phủ không được tính hưởng trợ cấp mất việc làm. Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực và phụ cấp chức vụ (nếu có).

    Cách tính trợ cấp mất việc làm được áp dụng từ ngày 1/1/2009 (ngày Nghị định số 127/2008/NĐ - CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành). Không áp dụng cách tính trợ cấp mất việc làm nói trên để tính lại trợ cấp mất việc làm đối với những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước ngày 1/1/2009.
     

Chia sẻ trang này

Share