Thay đổi thói quen xấu trong văn hóa doanh nghiệp

Thảo luận trong 'VĂN HÓA DOANH NGHIỆP' bắt đầu bởi kimthu, 28/4/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. kimthu

    kimthu Moderator

    Tham gia ngày:
    6/11/08
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào cả nhà. Mình có một vấn đề xin chỉ giáo của bà con xa gần. Hiện nay mình vừa nhận đảm trách HRM cho một công ty xây dựng mới thành lập được 02 năm. Các sếp ở đây ngùn ngụt khí thế cải tổ, xây dựng công ty theo hướng chuyên nghiệp và bài bản (thật sự nha). Tuy nhiên có một vấn đề là do suốt quá trình vừa qua, đội ngụ cán bộ nhân viên được chiều chuộng quá. Tạo ra những thói quen rất xấu. Và hiển nhiên đại đa số chưa sẵn sàng thay đổi. Họ biết việc mình về là để thực hiện cuộc cách mạng đó và mình cảm thấy bắt đầu có những mảng, nhóm đang nhìn mình với ánh mắt hình viên đạn. Mong mọi người có thể chỉ giáo cho mình vài chiêu trong công cuộc này. (Giống như mọi công ty gia đình khác, tại côgn ty mình nhiều mối quan hệ đan xen lắm nha)
     
  2. Kaizen37

    Kaizen37 Moderator

    Tham gia ngày:
    15/1/09
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Hi bạn,


    Bạn có thể nói qua về những vấn đề mà bạn đang gặp phải trong công ty mới đi. Như thế mọi người sẽ có cách tháo gỡ cụ thể hơn cho bạn.


    Mình nghĩ nếu đưa bạn về cải tổ để tạo ra sự chuyên nghiệp và hiệu quả hơn trong công việc thì ai cũng sẽ ủng hộ thôi. Nhất là với những công ty gia đình lại càng dễ vì ngoài lợi ích cá nhân họ còn đang phấn đấu vì một sự ràng buộc khác nữa mà.


    Ở nước ngoài, Công ty gia đình hay hệ thống gia đình trị là một thế mạnh, tại sao VN mình lại coi đó là khuyết điểm nhỉ?


    Trân trọng,
     
  3. vnol

    vnol New Member

    Tham gia ngày:
    20/11/08
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình thấy Công Ty gia đình muốn cải tổ không dễ tí nào. Công ty mình đang làm nè. Họ chỉ quan tâm đến những việc mang lại giá trị thực tế. Còn việc phải tuân thủ theo quy trình nào đó thì khó khăn vô cùng ... miễn là có thực hiện ...
     
  4. taqdung

    taqdung Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    19/2/09
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    công ty bạn chắc chưa có hệ thống quản lý iso lên mới vậy quả thực vấn đề thay đổi được ý thức của con người khó lắm , nhân viên chỉ biết


    chát chít tụm vào nói chuyện đi làm muộn hay ỷ lại tất cả các vấn đề đó một sớm một chiều khó thay đổi đôi khi họ còn cho mình là khùng


    hay đại loại là nói mình chơi trội muốn lấy lòng cấp trên , có khi còn bị gửi thư đe dọa.


    về vấn đê nay bạn lên có 1 cuộc họp với các trưởng bộ phạn trình bày kế hoạch cải tổ lắng nghe các ý kiến của từng người đưa bra từng bước cải tiến cho từng bộ phận bạn triển khai thí điểm ở 1 bộ phận kết quả đạt được thf các bộ phận khác sẽ theo thôi trưởng các bộ phận là người quan trọng nhất bạn phải trình bày thế nào để tự bộ phận đó triển khai kế hoạch cải tổ chứ 1 mình bạn sẽ không làm được


    thân :p
     
  5. hanhdd

    hanhdd Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/12/08
    Bài viết:
    524
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xét về khía cạnh tâm lý, phản kháng sự thay đổi là phản ứng phòng vệ rất bản năng của con người (lo sợ về quyền lợi sẽ bị ảnh hưởng, cảm giác bất an, thích thú với nguyên trạng...), có rất nhiều lý do khiến nhân viên nhìn bạn với ánh mắt hình viên đạn. Điều đó cũng chẳng lấy gì làm lạ.


    Sứ mệnh thay đổi (Change agent) của bạn thuận lợi quá rồi khi mà các Xếp nhà bạn đang "ngùn ngụt khí thế cải tổ", vấn đề còn lại là bạn:


    - Xây dựng được một kế hoạch rõ ràng,


    - Truyền thông đầy đủ tới nhân viên, chỉ rõ cho họ thấy được "benefits" là cái gì (cái này là quan trong lắm đấy giúp giảm được sự phản kháng),


    - Triển khai thí điểm, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm...


    Luôn nhớ rằng thay đổi là một "quá trình", bạn phải luôn vững vàng, quyết liệt và lôi kéo được sự tham gia của Management ở các cấp.


    Chúc thành công
     
  6. Hoang.Pham

    Hoang.Pham New Member

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hanoi
    Kaizen37 có thể nói rõ hơn về việc công ty gia đình là một thế mạnh ở nước ngoài được không? Mình thì chưa bao giờ nghĩ công ty gia đình là một thế mạnh ở nước ngoài. Nó chỉ thích hợp cho những công ty quy mo nhỏ, và nó đúng là nguyên nhân gây ra những vấn đề mà bạn kimthu nói, khi công ty muốn phát triển lên một mức độ cao hơn.
     
  7. kimthu

    kimthu Moderator

    Tham gia ngày:
    6/11/08
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thanks cả nhà. Nhưng thực sự mình đồng tình với bạn Hoang.Pham. Công ty gia đình chỉ thích hợp khi manh nha thui, và có quy mô nho nhỏ. Khi phát triển đến một tầm nhất định thì nó lại trở thành rào cản. Hiện ở công ty mình những nhân mạng có máu mặt đều có một ai đó đứng đằng sau. Dẫn đến tình trạng là trưởng phòng nói thì cứ nói đi đây cóc quan tâm vì có ai đó to hơn đang ở đâu đó rồi. Điều đó dẫn đến một hệ lụy là thiên hạ cứ tà tà mà tiến vì những thành viên tích cực cũng chả hơi đâu mà tích cực nữa vì chả có gì hơn ngoài nhiều việc hơn. Rồi còn một trăm thứ bà rằn nữa. bản thân sếp mình dần nhận thức được điều đó và quyêt stâm lắm nhưng hình như ở những trường hợp này thì quyết tâm không đủ mà còn cần quyết liệt nữa phải không cả nhà.
     
  8. HRvnplus

    HRvnplus New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/09
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    HCMC
    Đồng ý với hanhdd.


    - Phải có sự quyết tâm và cam kết thực hiện từ trên xuống


    - Xác định hành vi không phù hợp (tại sao, ảnh hưởng nào...)


    - Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi không phù hợp


    - Xác định các hành vi mà công ty muốn nhân viên hướng tới hoàn thiện (lợi ích, hiệu quả...)


    - Kế hoạch thực hiện / Chương trình thực hiện / Biện pháp tuyên truyền / Khuyến khích, khen thưởng / Chế tài....


    ....
     
  9. trangdh

    trangdh Member

    Tham gia ngày:
    25/12/08
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Hey!


    Mình muốn góp ý với vấn đề của Kim Thu. Về công ty mới thành lập, mang màu sắc của gia đình trị, và muốn nó hoạt động trôi chảy.


    Mình có ý kiến sau:


    1. Vấn đề bạn nói có thể quy tụm lại việc xây dựng một nền nếp cho Công ty, và nó tương tự như mấy vấn đề xây dựng văn hóa, nội quy Công ty, quy trình làm việc, to tát là Iso .... to tát hơn nữa là cải tổ.Công ty bạn mới thành lập 2 năm nên mình nghĩ cũng rất dễ làm (nếu biết cách). Vì thực chất, nhg "thị phi" trong công ty bạn hay bất cứ tổ chức nào cũng có, tuy nhiên, chỗ bạn thì nó chưa thành một thứ văn hóa rễ sâu bám chắc.


    2. Theo mình vấn đề như bạn nóil à ý chí ngùn ngụt của lãnh đạo để giải quyết vấn đề thì liên quan đến 2 vấn đề: gia đình trị và muốn điều hành Công ty theo hướng nào phụ thuộc vào ý trí của nhà lãnh đạo như thế nào.


    Công ty kiểu nào thì cũng có cái hay, cái dở của nó, quan trọng là biết khai thác thế nào . Bạn nên đánh giá, so sánh ưu điểm, nhược điểm của nó, xem vai trò của nhg người trong gia đình đó là như thế nào, nếu họ không thực sự quan trọng lắm thì ...


    Còn về lãnh đạo, nếu ông ta dù có thích mô hình kiểu này mà không dám thay đổi thì chả biết bạn có làm được không. Vì khoảng cách giữa muốn và cố gắng là cũng hơi khác nhau. Cụ thể là: bạn cho rằng mô hình này hay mà ông ấy không dám động chạm đến các mối quan hệ thị bạn có làm giời cũng không xong.


    Nếu bạn khéo hơn, biết tiết chế giữa các rule với quan hệ con người thì ok. Ở chỗ là, có thể không cần phải sa thải hay .... với nhg con người gia đình này mà sử dụng các quy tắc, nội quy, quy trình để điều chỉnh một cách nhẹ nhàng, phát huy khả năng của họ thì tuyệt vời, mối quan hệ gia đình sẽ làm cho họ càng phát huy được sức mạnh. Và tất nhiên, họ tiếp tục ở lại công ty có nghĩa là tiếp tục cuộc chơi công bằng do bạn tạo ra, quan trọng là bạn có làm được điều này hay không thôi.


    Và mình nghĩ là bạn nên tránh tạo cho mình 1 vị trí nào đó là để làm "chọc" vào chỗ này chỗ kia bằng cách xây dựng cho mình thái độ, tinh thần làm việc: Mình muốn sự đoàn kết ở đây, mình có nhiệm vụ tạo một môi trường làm việc tốt hơn cho mọi người hơn là ngắm nghía, soi mói các mối quan hệ, thái độ thù địch của họ.


    3. Muốn làm tốt, tất nhiên là phải xây dựng kế hoạch này nọ, tuy nhiên, nên chú trọng xem xét thực trạng, nguyên nhân, tìm ra định hướng phù hợp rồi hãy lập plan gì gì đó. VÀ phương pháp thì trên diễn đàn có rất nhiều bạn có thể sử dụng.


    4. Một cách ôn hòa như mục 2 nói: tuy nhiên mình nghĩ bạn phải có thực quyền được giao nhiệm vụ nhg cũng phải có quyền hạn. Và phải truyền đạt tốt đến lãnh đạo để họ hiểu và ủng hộ bạn. Còn nếu không cũng chỉ là công dã tràng.


    Mình thấy thế, chả biết có đúng không. (Đọc xong mới thấy nó lặp lại với ai đó, nhg thôi là ý kiến ý cò)


    Thân!
     
    Last edited by a moderator: 4/5/09
  10. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Chào bạn kimthu!


    Vấn đề của công ty bạn phải bắt đầu từ Lãnh dạo. Bạn có hay bao nhiêu mà lãnh đạo dở cũng chịu. Các xếp của bạn ngùn ngụt khí thế cải tổ mới chỉ là điều kiện cần. Họ phải có hiểu biết biết về kinh doanh chuyên nghiệp nữa mới là điều kiện đủ. Chỉ sau khi các điều kiện đó đáp ứng đựoc rồi mới đến phần việc của bạn.


    Vì vậy việc trước tiên là bạn nên tư vấn cho các xếp đi học về kinh doanh và lãnh đạo, quản lý chuyên nghiệp. Trong thời gian này nếu muốn cải tổ thì cần phải thuê một giám đốc chuyên nghiệp về cải tổ mới được. Còn nếu không mọi vấn đề chỉ là hình thức chứ không thể đi đến thực chất được đâu.
     
    Last edited by a moderator: 13/5/09
  11. kimthu

    kimthu Moderator

    Tham gia ngày:
    6/11/08
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Rất cảm ơn bà con Thời gian vừa rồi bận quá nên không trình bày gì được nhiều. :rolleyes: Nhưng vấn đề mà anh Quocan đề xuât là phải thuê một giám đốc chuyên nghiệp về cải tổ thì thực sự mình không thấy là ý kiến hay. Mình rất đồng ý với anh về việc là mọi sự đều từ lãnh đạo. Vì nếu mình có thuê một giám đốc chuyên nghiệp về thì liệu đã là phương án hay khi rất nhiều những vấn đề mà khi anh ta ở vị trí một người quá chuyên nghiệp lại chả hiểu nó đang diễn ra như thế nào. Kiểu như đánh võ ý bà con, nếu bài bản thì hay hay dở những người có chuyên môn sẽ nắm được thậm chí là tìm ra điểm yếu chứ đã là kiểu "lung tung quyền" rồi thì đôi khí những người chuyên nghiệp cũng bó tay. Hic tuy không muốn động chạm các bác ở trình cao đâu nhưng thực tế đấy ạ. Vả lại công ty mình mới thành lập được 2 năm. Thời gian chưa quá dài để gây ra sức ý. Mọi vấn đề chỉ là mọi người đang có những thói quen xấu, mà mình cần lập trình sao cho loại bỏ dần những thói quen xấu đó mà thôi. Và theo thiển ý của mình thì những việc này phải diễn ra dần dần và đặt ra lộ trình chứ không phải nói chuyền lên chuyên nghiệp là chuyên nghiệp được ngay. Hiện tại mình đang thực hiện theo cách:


    1. Làm việc rõ ràng với Ban lãnh đạo về các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn mà công ty cần đạt được với các tiêu chí đó lường cụ thể.


    2. Rà soát lại sơ đồ tổ chức để xây dựng nên một sơ đồ tổ chức phù hợp với mô hình phát triển của công ty.


    3. Làm việc với các trưởng phòng, trưởng ban về mục tiêu của công ty cũng như kêu gọi sự vận động, thay đổi từ những nhân mạng này đầu tiên. (vận động cả trong hội họp và vận động hành lang đấy nhe :rolleyes: )


    4. Xác định những vấn đề mấu chốt cần cải tổ trong từng giai đoạn


    5. Xây dựng action plan theo từng giai đoạn có tiêu chí đánh giá cụ thể. :p


    1 tháng 20 ngày nên mới chỉ thực hiện được đến đây thui bà con ạ.


    Có gì mong tiếp tục chỉ giáo ạ.
     
  12. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Chào bạn kimthu!


    Nếu bạn đã đồng ý với mình là mọi việc từ lãnh đạo rồi, thì bạn sẽ thấy là muốn thành công trong công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải thật sự bắt đầu từ lãnh đạo. Giám đốc điều hành (hoặc tổng giám đốc mới là người xây dựng văn hóa doanh nghiệp), do vậy nếu họ chưa thay đổi thì đừng nói đễn sự thay đổi cái gì cả.


    Vậy chỉ có hai giái pháp:


    - Một là Lãnh đạo của bạn phải tự đi học, tự phát triển bản thân rồi sau đó mới tiến hành đổi mới (tức là họ phải tự đổi mới mình đã rồi sau đó mới nói đến chuyện đổi mới người khác). Như vậy việc đổi mới phải chậm lại một thời gian.


    - Nếu lãnh đạo công ty bạn muốn đổi mới ngay thì phải thuê giám đốc điều hành chuyên nghiệp vậy thôi.


    Đó là mình nói về việc lãnh đạo công ty của bạn muốn cải tổ đổi mới thật sự. Còn nếu nói về cải tổ, đổi mới nới cái vỏ, mang tính hình thức thì mình không bàn tới ở đây.

    Cái này là bạn hiểu nhầm chữ "chuyên nghiệp" rồi. Cái bạn nói chỉ đúng cho những người làm việc theo "hình thức chuyên nghiệp" chứ không phải là "chuyên nghiệp" thực sự. Một người làm việc chuyên nghiệp là một người biết rõ công việc mình làm, biết rõ mình phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thành công việc đó. Điều này đòi hỏi họ vừa phải có kiến thức lẫn kinh nghiệm và kỹ năng không đơn giản đâu bạn ạ.


    Một giám đốc điều hành chuyên nghiệp họ sẽ không nhận lời về làm việc cho một công ty nếu lãnh đạo của công ty đó chưa thật sự quyết tâm muốn đổi mới và trao quyền cho mình. Một khi đã nhận lời và được trao quyền thì họ sẽ bỏ ra khoảng 100 ngày đầu tiên để tìmn hiểu công ty và hoạch định chiến lược cho công ty cùng với việc xây dựng một đội ngũ để thực hiện nó. Dưới sự lãnh đạo của một giám đốc diều hành chuyên nghiệp anh ta sẽ sắp xếp mọi việc đâu vào đó theo cách thức của anh ta, đây thực sự là công việc tái cấu trúc doanh nghiệp đó bạn. Do vậy vấn đề bạn nói ở trên là hoàn toàn phi lý. Điều bạn nói chỉ đúng với những người đựoc thuê về làm giám đốc những lại không được trao quyền mà thôi. Một giám đốc điều hành chuyên nghiệp mà lại đi nhận một công việc không được trao quyền thì làm sao có thể gọi là chuyên nghiệp được?

    Chúc bạn thành công trong kế hoạch của mình và không bị "vỡ mộng".
     
  13. Suhri

    Suhri Ban quản trị Đồng Nai

    Tham gia ngày:
    27/11/08
    Bài viết:
    1,248
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Đang tìm nơi trú ẩn
    Đồng ý với anh Quy về quan điểm của anh, thuê một CEO để cải tổ hệ thống và trao toàn quyền cho anh ta quyết định, có như thế, mọi người mới buộc phải thay đổi theo cách làm mới và không thể đi theo con đường cũ được.


    Điều mà Kimthu nói ở trên, đó chỉ áp dụng cho những công ty nhỏ, người chủ không dám thuê CEO hoặc bỏ tiền ra thuê CEO nhưng lại không dám trao toàn quyền cho người điều hành. Như vậy thì không thể nào cải tổ được một hệ thống đã lộn xộn từ trước.
     
  14. nguyentienlc

    nguyentienlc New Member

    Tham gia ngày:
    13/10/09
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Lòng người
    hehe. em mới vào diễn đàn. đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm của các bác mà thấy phấn chấn quá! cảm ơn đã chia sẻ. E rất thích vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp :D
     
    Last edited by a moderator: 13/10/09
  15. phamhuyentgvn

    phamhuyentgvn New Member

    Tham gia ngày:
    22/7/08
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hi cả nhà!


    Tuy vấn đề này đã được nêu lên lâu rồi, nhưng mình đọc xong càng nghiệm ra rằng, việc thay đổi, cải tổ như thế nào đi chăng nữa, dù phòng hc-ns có tốt thế nào đi chăng nữa, có thành công hay không đều phụ thuộc vào sếp. Mình đã gặp trường hợp này cách đây 2 năm, nên mình thấm thía lắm. Sếp mình lúc đó tuyển mình về cũng ngùn ngụt khí thế cải tổ, thay đổi. Thế nhưng, sau một thời gian thì sao? Sếp không nghiêm, không thực hiện theo đúng những quy định đã đề ra, thì mình cũng không thể nói được ai nữa. Lúc đó mình mới vỡ lẽ, tại sao cái công ty đó nó cứ như ong vỡ tổ? Công cuộc của mình thất bại ê chề.


    Đôi lời tâm sự.


    Have a nice day to all!
     
  16. vthtram0912

    vthtram0912 New Member

    Tham gia ngày:
    29/4/09
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đúng vậy, văn hóa doanh nghiệp chỉ do sếp quyết định chứ không ai hết. Nếu sếp không nghiêm thì làm sao trị ai? Tốt nhất, bạn nên yêu cầu sếp thuê một CEO chuyên nghiệp về set up cơ cấu tổ chức lại, sau đó bạn sẽ là người thực hiện nó. Nếu không, sếp bạn phải tự đi học các khóa đào tạo CEO chuyên nghiệp để hiểu thế nào là "chuyên nghiệp". Quy mô công ty lớn chưa chắc là "chuyên nghiệp", quy mô nhỏ không có nghĩa là không "chuyên nghiệp". Nếu sếp không quyết tâm thì bạn có giỏi cỡ nào cũng đành "bó tay" thôi.


    Chúc bạn thành công.
     
  17. chue

    chue New Member

    Tham gia ngày:
    15/4/09
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Minh hoàn toàn đồng ý với hanhdd. Mình cụ thể hoá thêm vài chiêu nha:


    - Bàn bạc với Sếp và các trưởng bộ phận để lên kế hoạch cải tổ.


    - Khi đã thông nhất được kế hoạch triển khai rôi, thì đề nghị sếp tổ chứ 1 cuộc họp với toàn thể công ty để phổ biến và Kế hoạch trên. Mà phải sắp xếp sao cho cứ như Sếp mới là người khởi xướng ấy nhá, mình chỉ là người thừa hành thôi :p


    - Phải "mặc cả" trước với Sếp là sếp phải đóng vai " đầu tầu" giúp em, chứ em mới về mà đã tỏ ra này nọ thiên hạ nó bảo em tinh tướng, nó ghét em thì cũng ko được việc cho Sếp.


    Chúc bạn thành công. Có thêm chiêu nào thì phím lại cho bọn mình nha!
     
  18. hehe

    hehe New Member

    Tham gia ngày:
    15/5/09
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thật sự thay đổi các thói quen xấu rất khó, một khi các nhân viên từ trước đã ăn quá nhiều cà-rốt mà cây gậy thì xếp xó. Công ty mình cũng gặp trường hợp CBNV vô tổ chức, nhiều NV xếp vào hạng key nên rất khó có thể can thiệp. Chính các trưởng bộ phận cũng không gương mẫu........
     

Chia sẻ trang này

Share