Trường hợp bị tai nạn lao động trên đường đi làm về có được tính là tai nạn lao động không?

Thảo luận trong 'TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG' bắt đầu bởi thantai_hr, 7/1/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. thantai_hr

    thantai_hr New Member

    Tham gia ngày:
    25/10/08
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Trường hợp bị tai nạn lao động trên đường đi làm về có được tính là tai nạn lao động không?


    Theo điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội và Hướng dẫn tại nhị định 152/2006/N Đ-CP ngày 22/12/2006 trường hợp bạn hỏi được coi là tai nạn lao động khi:


    Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.


    Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.
     
  2. ductoanng

    ductoanng New Member

    Tham gia ngày:
    23/2/09
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Theo minh biet thi tai Thong tu so 10 ngay 18 thang 4 nam 2003 cua BLDTBXH co huong dan chi tiet ve truong hop nay. Tuy nhien minh van boi roi la trong truong hop nguoi lao dong di duong dung luat, tuc la khong vi pham loi, va tat nhien nguoi su dung lao dong cung khong co loi. Ca hai deu khong co loi nhu the thi tinh boi thuong, tro cap tren co so nao? Co ai biet gi moi thi vui long cho biet voi nhe. Chan thanh cam on.
     
  3. Nguyễn Trường Sơn

    Nguyễn Trường Sơn New Member

    Tham gia ngày:
    4/9/08
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    MỤC 3


    CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP


    Điều 38. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp


    Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 của Luật này.


    Điều 39. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động


    Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:


    1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:


    a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;


    B) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;


    c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;


    2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.


    Điều 40. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp


    Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:


    1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;


    2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.


    Điều 41. Giám định mức suy giảm khả năng lao động


    1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:


    a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;


    B) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.


    2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:


    a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;


    B) Bị tai nạn lao động nhiều lần;


    c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.


    Điều 42. Trợ cấp một lần


    1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.


    2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:


    a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;


    B) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.


    Điều 43. Trợ cấp hằng tháng


    1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.


    2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:


    a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;


    B) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.


    Điều 44. Thời điểm hưởng trợ cấp


    1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 42, 43 và 46 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.


    2. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa.


    Điều 45. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình


    Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.


    Điều 46. Trợ cấp phục vụ


    Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 43 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.


    Điều 47. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp


    Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng lương tối thiểu chung.


    Điều 48. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật


    1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày.


    2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
     
  4. gago0_0o

    gago0_0o New Member

    Tham gia ngày:
    1/4/09
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Kéo chủ đề này lên
     
  5. gago0_0o

    gago0_0o New Member

    Tham gia ngày:
    1/4/09
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào các bạn! các bạn có thể giúp mình 1 chút được không?


    Mình đang có 1 vấn đề thắc mắc, đó là: đối với TH bị tai nạn giao thông trên đường đi và về từ nhà đến nơi làm việc thì điều kiện cần và đủ để người lao động được thanh toán chi phí chữa trị là gì?


    Để thanh toán chi phí, có bắt buộc phải có biên bản điều tra của cơ quan công an và giám định thương tật có bắt buộc trên 5% không?


    Rất mong sự hỗ trợ!
     
  6. gago0_0o

    gago0_0o New Member

    Tham gia ngày:
    1/4/09
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Sao không có bạn nào giúp mình vụ này nhỉ?
     
  7. buihuutan

    buihuutan Member

    Tham gia ngày:
    22/9/09
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    1. Về thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp tai nạn giao thông được coi là tai nạn bạn thực hiện theo quy định tại tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 6/6/2007 của Giám đốc BHXH Việt Nam;


    2. Về giải quyết chế độ tại nạn lao động theo quy định của Bộ luật lao động:


    - Người lao động được trả lương trong thời gian điều trị tai nạn lao động cho đến khi bình phục và có kết quả giám định của Hội đồng Y khoa; các chi phí điều trị tai nạn lao động do người sử dụng lao động thanh toán. Trường hợp tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động bất kỳ do lỗi của ai cũng không được bồi thường mà chỉ được trợ cấp (theo quy định tại Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/4/2003 của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội).
     
  8. buihuutan

    buihuutan Member

    Tham gia ngày:
    22/9/09
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    1. Về thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động bạn thực hiện theo quy định tại tại Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 6/6/2007 của Giám đốc BHXH Việt Nam;


    2. Về giải quyết chế độ tại nạn lao động theo quy định của Bộ luật lao động:


    - Người lao động được trả lương trong thời gian điều trị tai nạn lao động cho đến khi bình phục và có kết quả giám định của Hội đồng Y khoa; các chi phí điều trị tai nạn lao động do người sử dụng lao động thanh toán. Trường hợp tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động bất kỳ do lỗi của ai cũng không được bồi thường mà chỉ được trợ cấp (theo quy định tại Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/4/2003 của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội).
     
  9. bossh

    bossh New Member

    Tham gia ngày:
    7/12/08
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mình không thấy nội dung tô đậm ở bất kỳ văn bản nào? bạn có thể check lại giùm mình được không?
     
  10. gago0_0o

    gago0_0o New Member

    Tham gia ngày:
    1/4/09
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bạn xem điều 107 Bộ Luật lao động
     
  11. gago0_0o

    gago0_0o New Member

    Tham gia ngày:
    1/4/09
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thực sự phần bôi đậm mình không hiểu cho lắm, bạn có thể giải thích giúp mình được không?


    Tại sao tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động lại không được thanh toán?


    Theo mình biết thì tai nạn giao thông không được thanh toán nếu không có biên bản của công an xác nhận là người bị tai nạn không có lỗi. Có nghĩa là sau khi tai nạn và điều trị xong, nếu có biên bản của công an xác nhận là người bị tai nạn không có lỗi thì có thể mang biên bản đó đến BHXH xin thanh toán lại csc chi phí KCB trong thời gian điều trị mà?
     
  12. gago0_0o

    gago0_0o New Member

    Tham gia ngày:
    1/4/09
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Rất mong các bạn giúp mình trả lời câu hỏi này!!!
     
  13. hong_bui82

    hong_bui82 Member

    Tham gia ngày:
    12/4/11
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TP Vũng Tàu
    Công ty mình có NLĐ( hợp đồng thử việc) bị tai nạn xe máy trên đường đến Công ty làm việc. Vậy thì chế độ tai nạn lao động cho TH này như thế nào? vì người này đang có hợp đồng thử việc chứ không phải chính thức nên không được hưởng chế độ BHXH, mong cả nhà tư vấn TH này mình làm thế nào cho hợp tình hợp lý?
     

Chia sẻ trang này

Share