Trợ cấp khi bị đuổi việc như thế nào để công bằng ?

Thảo luận trong 'LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH' bắt đầu bởi hawes, 25/8/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hawes

    hawes New Member

    Tham gia ngày:
    8/8/08
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hanoi
    Chao cac Anh, Chi Chào các Anh, Chị!


    Theo Luật Lao động, điều 38, nếu nhân viên muốn nghỉ phải báo trước 30 hoặc 45 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế tại nhiều công ty, để tránh thời gian phải báo trước quá dài ( khi đã tìm được việc làm ngon lành rồi ) mà vẫn bảo toàn tiền trợ cấp thôi việc, nhân viên thường tự động nghỉ vô phép để " được" đuổi theo điều 85, khoản 1c vì theo điều 42, họ vẫn được hưởng trợ cấp.


    Theo tôi, đây là một điểm không công bằng đối với những nhân viên có trách nhiệm với công việc, tôn trọng thời hạn thông báo, nên có ý định vẫn trả trợ cấp theo quy định, nhưng phạt phải bồi thường ( deduct short notice ). Nếu làm như vậy thì tôi có sai luật không? Xin các Anh Chị cho lời khuyên và chỉ bảo nhằm đảm bảo tính công bằng mà không sai luật.


    Xin chân thành cảm ơn!
     
    Last edited by a moderator: 25/8/08
  2. Luatsu.hung

    Luatsu.hung New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/08
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Theo như trường hợp của bạn nêu là Đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, phải tuân thủ quy định về báo trước 3 hoặc 30 hoặc 45 ngày được nêu cụ thể tại khoản 2 điều 37 Bộ luật lao động đối với người lao động, điều 38 đối với Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.


    Đặt giả thiết như sau:


    1. Nếu Người lao động ko tuân thủ quy định về thời hạn báo trước, thì Người sử dụng lao động có quyền:


    - Yêu cầu người lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng


    - Quyết định xa thải (khi đủ căn cứ điểm c khoản 1 điều 85 Bộ luật lao động)


    Tuy nhiên, Trường hợp này, người sử dụng lao động sẽ rất thiệt thòi, Nếu người lao động vẫn có tình vi phạm thì trong mọi trường hợp Người sử dụng lao động vẫn phải trả tiền trợ cấp thôi việc, Nhất là trong trường hợp xa thải theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 85 Bộ Luật Lao động


    2. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng theo điều 38 Bộ Luật Lao động, thì xảy ra các trường hợp sau:


    - Người sử dụng lao động vẫn phải trả tiền lương cho những ngày trong thời hạn thông báo đó


    - Trả tiền trợ cấp thôi việc theo điều 42 Bộ Luật lao động.


    Theo quan điểm tư vấn của tôi để bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động, và không vi phạm các quy định cấm của Pháp luật thì có thể áp dụng các điều khoản sau:


    - Đặt cọc tiền trong hợp đồng lao động


    - Quy định bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.


    Trên đây là quan điểm tư vấn của tôi.


    Rất mong nhận được sự hồi âm và hợp tác của bạn


    Nếu cần trợ giúp tư vấn Luật xin liên hệ:


    Luật sư: Nguyễn Ngọc Hùng


    điện thoại: 0902199090


    Mail: luatsu.ngochung@gmail.com


    TRÂN TRỌNG
     
  3. Goalinmylife

    Goalinmylife Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    12/4/08
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Ha Noi
    Khi doanh nghiệp ra quyết định sa thải nhân viên đều phải tính toán rất kỹ.


    Trường hợp bạn nêu ra trên thực tế sẽ không xảy ra vì người sử dụng lao động sẽ không dại gì mà ký quyết định sa thải. Đơn giản là người sử dụng lao động sẽ không có ý kiến gì về việc người lao động nghỉ nhiều mà không có lý do. Người lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Lúc này người sử dụng lao động có thể viện dẫn đến khoản 2, điều 41 để bảo vệ quyền lợi của mình.
     
    Last edited by a moderator: 27/8/08

Chia sẻ trang này

Share