Văn hóa PETROVIETNAM

Thảo luận trong 'VĂN HÓA DOANH NGHIỆP' bắt đầu bởi Đỗ Hữu Thiện, 12/10/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. happyonion

    happyonion New Member

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hi TEDU,


    Thấy TEDU nhắc đến thầy Quân, có phải thầy Quân viết cuốn "Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp" không? Nếu đúng thì có thế bày cho mình cách liên lạc với thầy được không? Tks Tedu nhìu lắmmmmmmmmm.
     
  2. Anh Nguyen

    Anh Nguyen New Member

    Tham gia ngày:
    16/6/08
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    undefined

    Có vẻ như bạn Kaori bị ấn tượng xấu nặng nề với PVN Group quá nhỉ??? Mình thấy không phải chỉ nhìn vào một bản word Văn hóa DN của PVN mà có thể đánh giá được đâu. Thực tế thì không chỉ ở PVN mà ở bất cứ cty nào cũng có thể có vấn đề, cái quan trọng là mình có vượt qua được các vấn đề đó và make things better không thôi. Mình vào một member của PVN hơn 1 năm nay và nhận thấy có nhiều điều đáng cho HR làm lắm, và nếu HR làm được tốt ở những nơi có vấn đề thì tại sao không nhỉ?


    Có nhiều điều HR có thể học và làm được từ những cái chưa ổn của một tổ chức, mình thấy vậy bạn ạ.


    Cheers.
     
  3. HRvnplus

    HRvnplus New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/09
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    HCMC
    Mình thấy VNDN của ông Petrovietnam cũng đầy đủ và chi tiết đấy chứ, nhưng không biết đây là quy định về hành vi ứng xử hay văn hóa doanh nghiệp. (cái này mình rất tù mù - nói thiệt).


    Hiện mình đang triển khai chương trình xây dựng hành vi ứng xử cho doanh nghiệp nên thấy nội dung này khá hữu ích.


    Còn việc thực hiện được hay không nó còn phụ thuộc vào sự đồng lòng của toàn thể CBCNV trong doanh nghiệp nữa, các bạn nhỉ.


    Vừa rồi, mình có dịp đi tập huấn và ngồi cạnh bàn của mấy vị Petrovn - cũng toàn các vị có chức quyền (nghe giới thiệu, ăn mặc đẹp, điển trai, đẹp gái nhưng hành vi ứng xử của họ không như những nội dung nêu ở trên. (nói chuyện ồn ào trong phòng họp, đứng gác chân lên ghế trong giờ giải lao, chen lấn bạn học trong giờ teabreak, muợn báo đọc nhưng không trả lại cho ban tổ chức.....) .Nói chung nhân viên của họ chưa làm được (có lẽ do mình ghen tị chăng).
     
  4. TEDU

    TEDU Connecting HR Community

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Hi Happyonion, thầy Quân là tác giả cuốn "Kỹ thuật xây dựng hệ thống tiền lương và hệ thống đánh giá thành tích tại doanh nghiệp" và nhiều cuốn sách quản trị doanh nghiệp khác. Còn về VHDN cũng có nhiều nghiên cứu và bài báo nhưng hình như ko có cuốn sách có tiêu đề như Happyonion đề cập. Hiện thầy Quân cũng chính là người sáng lập và chủ nhiệm lâm thời của CPO Club. Nếu đúng thầy Quân như mình vừa nêu thì bạn có thể liên lạc với mình theo Email: tuongnb@gmail.com, còn thầy Quân khác thì chắc mình chịu rồi.
     
  5. TEDU

    TEDU Connecting HR Community

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Quay lại chủ đề VHDN, các vấn đề các bạn nêu ra và lấy dẫn chứng về PVN đều đúng cả. Nhưng VHDN đòi hỏi sự hun đúc và có thời gian rèn rũa, ý chí quyết liệt của Ban Lãnh đạo nữa. Nếu PVN thực sự muốn thay đổi thì cũng cần nhiều thời gian nữa. Chứ bản thân các tài liệu mang tính hình thức chỉ phản ánh một phần nhỏ thôi.
     
  6. happyonion

    happyonion New Member

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tài liệu mình có đây: Nguyễn Mạnh Quân, Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007


    Chắc k phải rồi, vì đây là thầy Lê Quân. TEDU có biết ai có thể tư vấn về xây dựng văn hóa doanh nghiệp được không nhỉ. Bên mình đang muốn thuê tư vấn độc lập (trong nước or nước ngoài). Nếu có thì giới thiệu cho mình với.


    Many thanks.
     
  7. trangdh

    trangdh Member

    Tham gia ngày:
    25/12/08
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    thanks
     
    Last edited by a moderator: 16/3/09
  8. anhnt

    anhnt Member

    Tham gia ngày:
    10/1/09
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Cam ơn bài viết, nhờ đó mình đã hiểu cụ thể hóa về văn hóa doanh nghiệp, nó giống khu phố văn hóa và những giá trị trong đó bao gồm nhiều hoạt động cụ thể. :) Cảm ơn nhé: Thế Anh
     
  9. TEDU

    TEDU Connecting HR Community

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Happyonion có thể để lại địa chỉ cho mình nhé.
     
  10. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Cùng là con người với nhau, anh ở vị trí này, tôi ở vị trí kia chẳng qua khác nhau về vai trò thôi, tại sao phẩm giá của nhân viên lại thấp hơn cấp trên của mình?


    Thái độ coi thường người lao động như vậy có gì hay ho?????
     
    Last edited by a moderator: 13/5/09
  11. Hoang.Pham

    Hoang.Pham New Member

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hanoi
    Bài dài quá ko có thời gian đọc hết, nhưng không hiểu có chỗ nào làm anh Quocan nghĩ rằng thứ tự chào có liên quan đến phẩm giá!!!???


    Lấy ví dụ vui khi em đến chơi nhà bạn gái thấy bố mẹ bạn ở nhà mà em chào trước thì không có nghĩa là em tự cho phẩm giá của mình thấp hơn phẩm giá của 2 bác à nghe.
     
  12. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Chính cái thứ tự chào mà công ty đó quy định làm hạ thấp phẩm giá con người đó bạn ạ. Đối với mình chỉ có nghề nghiệp chứ không có cấp trên và cấp dưới. Giám đốc không phải là cấp trên, nhận viên không phải là cấp dưới. Ai làm việc đó, giá trị con người là ngang nhau. Tại sao phải là cấp dưới chào trước và cấp trên chào lại mà không phải là cấp trên chào trước cấp dưới chào lại?

    Đó là phép lịch sự và tự nguyện. Nếu bây giờ bạn đến nhà bạn gái bác, và trước nhà bạn gái bác có gắn cái quy định: "Khách đến nhà phải chào chủ nhà trước, chủ nhà chào lại sau" thì bạn nghĩ thế nào về chủ nhà này?
     
  13. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Mới trả lời cho bạn Hoanh.pham xong, đọc thấy bài này có cùng quan điểm nên post lên đây cho các bạn tham khảo:


    http://www.hrlink.vn/diendan/index.php?showtopic=4825

     
  14. Hoang.Pham

    Hoang.Pham New Member

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hanoi
    Em nghĩ việc nghĩ thứ tự chào làm hạ thấp phẩm giá con người hay không thì chỉ là ý kiến chủ quan của anh Quocan, còn về ý kiến chủ quan của em thì không. Em cũng không muốn tranh luận ý kiến nào là đúng là sai, vì nó là chủ quan, và không được định nghĩa ở đâu cả. Còn việc quy định cấp nào chào cấp nào thì đơn giản đó là nội quy công ty, theo từ ngữ thường sử dụng trong văn hóa doanh nghiệp(tổ chức) thì đó là nghi lễ. Một công ty hoàn toàn có thể có quy định cấp trên phải chào cấp dưới trước trong sổ tay nhân viên của mình, không biết trong trường hợp này anh Quocan có cho rằng như vậy là hạ thấp phẩm giá con người(mà ở đây là người cấp trên) hay không. Nếu có thì quả thật em cũng không nghĩ ra sẽ phải quy đinh về chào nhau thế nào, có thể là "ai nhìn thấy trước thì chào trước", nhưng như vậy thì cũng là hạ thấp phẩm giá của người "nhìn thấy trước", vậy chắc là ko quy định nữa thì tốt hơn, còn nếu không, thì chính anh Quocan đang phân biệt cấp trên và cấp dưới đó.

    Đúng, đây là phép lịch sự và tự nguyện, nhưng nói một cách bác học hơn thì nó là văn hóa, và không phải không được documented, em nhớ hồi bé tẹo nó vẫn ghi trong sách và mọi người cũng đều được dạy thế, tuy nhiên bình thường thì có thể nói là không cần phải ghi ở đâu cả, ai cũng biết, và ai cũng(thường) làm vậy. Sẽ không có chuyện một gia đình nào ghi "Khách đến nhà phải chào chủ nhà trước, chủ nhà chào lại sau", và tất nhiên đó cũng chỉ là ví dụ anh lấy để dẫn chứng cho ý của anh về quy định trong công ty thôi, nhưng theo em thi nội quy trong công ty là một phạm trù khác, mọi người không được dạy từ bé khi vào công ty phải làm thế nào, mà có muốn dạy cũng không được, vì về chi tiết như kiểu "ai chào ai trước" thì mỗi công ty sẽ khác nhau. Do vậy trong nội quy công ty cần ghi, còn trong "nội quy gia đình" hay "nội quy cho khách đến nhà" thì không cần.
     
    Last edited by a moderator: 13/5/09
  15. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Tất nhiên đây là ý kiến chủ quan của mình, và mình cũng tin là ý kiến chủ quan của các nhân viên trong các công ty có cái quy định kệch cỡm như vậy.

    Theo mình nghĩ việc chào nhau là vấn đề lịch sự giữa người với người. Cái này công ty không nên đưa ra quy định ai phải chào ai trước mà nên để vấn đề tự nhiên. Công ty chỉ nên đưa ra quy định mọi người chào nhau khi gặp nhau thế là đủ ai chào ai trước không quan trọng.


    Còn về nội quy công ty đưa ra quy định ai chào ai trước là vấn đề ép buộc. Nhân viên có thể họ không hài lòng nhưng họ phải buộc chấp nhận vì miếng cơm manh áo, nhưng khi có cơ hội tốt hơn được sống trong môi trường tôn trọng họ hơn thì họ sẽ "vù". Thực ra cái quy định củ chuối này dựa trên quan điểm công ty "cho việc" và người lao động "xin việc" chính vì vậy nên mới có cái ép buộc củ chuối như vậy.

    Công ty không có quyền dạy người khác làm người như thế nào cả đó là vấn đề cá nhân. Các quy định của công ty chỉ nên tập trung vào quy định các hành vi có liên quan đến hiệu quả công việc mà thôi. Còn những vấn đề cá nhân không liên quan đến hiệu quả công việc thì nên để cho mọi người tự ý thức thực hiện, nếu có quy định chỉ nên quy định chung chung thì hay hơn. Cái mà công ty cần làm là giúp cho nhân viên phát triển bản thân và từ đó họ tự biết phải làm sao.
     
  16. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Mình xin nói thêm: văn hóa doanh nghiệp tốt hay không? nó không nằm ở trong mấy cái quy định củ chuối như vậy.
     
  17. Hoang.Pham

    Hoang.Pham New Member

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hanoi
    Em ko phải loại nói nhiều đâu, nhưng vì thấy cái này cũng hay hay, mới cả vẫn có một số ý của em anh Quocan có lẽ hiểu không đúng, nên mạn phép chia sẻ thêm chút nữa.

    Nội quy là nội quy, và đa số các nội quy là "ép buộc", trước khi nó trở thành tự nguyện. Em không nói quy định cụ thể hay quy định chung chung là tốt hơn, bởi vì nó còn phụ thuộc vào ngữ cảnh, vào môi trường. Em lấy ví dụ một công ty sản xuất, nhân viên hầu hết là công nhân, có người mới học hết tiểu học, phần lớn là hết cấp 3, văn hóa trong giao tiếp, ứng xử hầu như không có(em không có ý nói nguyên nhân là do ít học nhé), nếu anh không có cái quy định cụ thể, ví dụ như đi làm đúng mấy giờ, nếu không sẽ bị gì gì đó... thử hình dung xem mọi thứ sẽ như thế nào. Một ví dụ khác, ở một công ty luật, cũng với quy định đó, mọi thứ sẽ như thế nào? Rõ ràng, cũng một quy định "ép buộc" nhưng ở những môi trường khác nhau, với những đối tượng khác nhau thi kết quả là khác nhau. Do vậy không nên vội kết luận một quy định là củ chuối hay không khi chỉ đọc nội dung của nó, mà chưa biết nó được áp dụng ở đâu.

    Em cũng đâu có ý nói công ty "dạy" người lao động, nhưng vẫn phải nói lại, nội quy là nội quy, nội quy để đưa mọi hoạt động vào quy củ, chứ không phải dạy người ta làm thế này làm thế kia.

    Cái này thì hoàn toàn đồng ý với anh Quocan, đây chỉ là một quy định nhỏ, trong cả một bản nội quy, mà nội quy cũng chỉ là một phần nhỏ trong nghi lễ, và nghi lễ thì chỉ là một phần nhỏ trong phần nổi của văn hóa doanh nghiệp. Không thể dựa vào một quy định nhỏ có thể hình thành nhất thời này để đánh giá cả một cái to lớn trừu tượng và mất thời gian để hình thành như văn hóa doanh nghiệp.
     
  18. ndphuonghien

    ndphuonghien New Member

    Tham gia ngày:
    23/12/08
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    E đồng ý với anh Hoàng. Theo nghiên cứu hành vi con người của các tiến sĩ tâm lý học, "con người là không tự giác". Sống là phải có nội quy (Sống và làm việc theo pháp luật, hihi), tự do trong khuôn khổ xã hội. Còn vấn đề "cấp dưới chào cấp trên trước" là "kỳ thị cấp" đối với những ai thường bị ám ảnh bởi "cấp bậc", còn nó sẽ trở thành "sự lịch sự tự nhiên" đối với những ai chỉ xem nó đơn giản là sự giao tiếp thông thường, như là chào "thầy" hay những "bậc tiền bối" thôi, vì xét cho cùng thì rõ ràng mình đang học kinh nghiệm của họ, hay đơn giản họ là thần tượng - cấp bậc mà mình muốn hướng đến.


    Thêm nữa, bây giờ cấp dưới đang ở bậc tập việc. Sau 10 năm cố gắng học hỏi, họ có được bậc "cấp trên", thử hỏi rằng họ có xứng đáng được coi trọng và một chút "ưu tiên" trong chào hỏi không?


    Ngoài ra, trong luật có quy định sau đó , cấp trên chào lại cấp dưới, như thế thì đâu phải là "coi thường, xem khinh" cấp dưới.


    Theo em, vấn đề này chỉ cần thay đổi thái độ nhìn nhận bản chất vấn đề thôi :D . Với em, có được cơ hội giao tiếp và thể hiện sự ngưỡng mộ cũng như tinh thần học hỏi cầu tiến của mình từ những bậc tiền bối là một điều quý báu. Và em tin rằng, với những người có suy nghĩ như em sẽ coi "sự ưu tiên" đó là một món quà xứng đáng, càng khích lệ công việc của mình :rolleyes: .


    Một chút chia sẻ, mong được sự góp ý của mọi người :) .
     
  19. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Vấn đề ở đây không phải là nội quy, mà là văn hóa doanh nghiệp bạn ạ. Một tổ chức muốn hoạt động tốt thì cần phải có nội quy. Nhưng nội quy phục vụ cho sự hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp khác với việc phục vụ cho những vấn đề mang tính cá nhân không liên quan gì đến hiệu quả của công việc. Tính chất của nội quy và những quy định của công ty nó phản ánh phong cách lãnh đạo của công ty đó đồng thời qua đó nó cũng phản ánh luôn văn hóa của doanh nghiệp.

    Bạn lạc đề mất rồi, mình đâu có phản đối nội quy, cái mình phản đối là phản đối cái quy định làm hạ phẩm giá nhân viên như nội dung trên kia.

    Quy định là củ chuối hay không nó nằm ở trong nội dung của nội quy đó bạn ạ.

    Mình không bàn về nội quy mà mình bàn về cái quy định cụ thể kìa bạn ạ. Xin bạn cho biết việc nhân viên phải chào cấp trên trước hay cấp trên phải chào nhân viên trước liên quan gì đến việc hoạt động có quy củ hả bạn? Tại sao phải là nhân viên phải chào cấp trên mà không phải là cấp trên chào nhân viên?


    Bạn có thể cho biết tại sao Lưu bị phải hạ mình 3 lần đến gặp Khổng minh, trong khi Quan công và Trương phi lại không hài lòng? Trong tư duy giữa họ có gì khác nhau không?

    Nếu mình không nhầm thì hình như bạn cho rằng mục đích để xây dựng văn hóa doanh nghiệp là nhằm tạo dựng hình ảnh cho công ty có phải không? Nếu bạn hiểu như vậy thì đúng là chúng ta không thể có tiếng nói chung được. :p
     
    Last edited by a moderator: 15/5/09
  20. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Bạn Hiền đang xét vấn đề dướii khía cạnh của những người xây dựng nội quy đó cho nên mới có những suy nghĩ như vậy.

    Chính những dòng mà bạn viết và mình bôi đổ đó nó phản ánh những gì mình muốn nói. Thứ tự ưu tiên đó không liên quan gì đến công việc mà chỉ liên quan đến vấn đề cá nhân mà thôi.
     

Chia sẻ trang này

Share