Văn hóa PETROVIETNAM

Thảo luận trong 'VĂN HÓA DOANH NGHIỆP' bắt đầu bởi Đỗ Hữu Thiện, 12/10/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. dung

    dung New Member

    Tham gia ngày:
    5/6/08
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Theo tôi, Lưu Bị hạ mình để cầu người tài. Còn Trương Phi không hài lòng vì bậc đế vương lại hạ mình trước một kẻ dân thường ở nơi xó núi; thật là mất thể diện.

    Khi gặp mặt 1 người người làm việc cho 1 công ty, họ sẽ đánh giá anh qua tác phong làm việc. VĂn hóa DN là thể hiện ở đó. Là một hình ảnh của DN tất nhiên cần có một nét đặc trưng. Theo tôi, những quy định như trên cốt để tạo nên cách ứng xử cho nhân viên - đó là VHDN. Nếu không VHDN được xây dựng nên bởi những gì?


    Quocan không có quan điểm VHDN tạo dựng hình ảnh cho công ty thì VHDN để làm gì?
     
  2. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Vậy để cầu và giữ chân nhân tài thì cấp trên cần phải hạ mình hay nhân viêni cần phải hạ mình?

    Dĩ nhiên quan điểm của mình thì mục đích xây dựng VHDN không phải là để tạo dựng hình ảnh cho công ty. Mục đích đó là gì theo quan điểm của mình thì mình chưa nói vội vì muốn chờ câu trả lời của bạn hoang.pham và muốn chờ câu trả lời của một số bạn nữa và mình hy vọng sẽ có một số bạn nào đó (càng nhiều càng tốt) nói đúng về mục đích chân chính của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo ý của mình và mình không cần phải nêu lên.
     
    Last edited by a moderator: 16/5/09
  3. Smallthornz

    Smallthornz New Member

    Tham gia ngày:
    21/7/08
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình thì chỉ nghĩ rằng văn hóa mỗi công ty là khác nhau, nó được hình thành qua cả một quá trình và phụ thuộc rất nhiều vào tư tưởng, định hướng phát triển và phong cách quản lý của lãnh đạo. Một ông chủ có tính cách phóng khoáng kinh doanh trong một lĩnh vực đầy tính sáng tạo như quảng cáo chẳng hạn thì sẽ chẳng có thời gian và đầu óc đâu mà nghĩ đến mấy cái quy định nhân viên phải mặc gì, ăn nói ra sao trong giờ làm việc...Nhưng ngược lại, những ông chủ muốn tạo dựng một nét văn hóa riêng kiểu như hình ảnh trong các bộ phim Nhật Bản và Hàn Quốc, thì họ hoàn toàn có thể tạo ra các quy định để dần hình thành nên nét văn hóa đó.


    Mình không phê phán cái nào là hay cái nào là không hay, đó là văn hóa của từng nơi, và khi mình là nguời lao động khi đến từng công ty mình phải điều chỉnh bản thân cho hài hòa với cái văn hóa đó, nêu không được thì mình sẽ bị out hoặc tự động rút lui. Nó như kiểu "Nhập gia tùy tục" thôi. Mỗi người hoặc là điều chỉnh bản thân cho phù hợp với văn hóa của công ty đó hoặc là tìm cái công ty có văn hóa phù hợp với mình.
     
  4. Hoang.Pham

    Hoang.Pham New Member

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hanoi
    I'm back sau mấy ngày nghỉ, thấy mọi người rôm rả ghê. Xin trả lời tạm một số ý kiến của anh Quốc an như sau:

    Anh Quocan cứ hay đưa vấn đề đi đâu ấy, nếu anh đọc kỹ em nói rằng không thể từ một cái nội quy(hay quy định nhỏ) mà quy kết cho cả văn hóa doanh nghiệp ở phạm vi lớn hơn nhiều, chứ em có nói là nội quy không thể phản ánh văn hóa doanh nghiệp đâu. Toàn bộ mọi mặt tạo nên văn hóa doanh nghiệp phản ánh văn hóa đó, trong đó có cả nội quy.

    Cái này cũng lại là anh suy diễn chủ quan, chứ em không hề có một từ ngữ nào nói về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là nhằm tạo dựng hình ảnh cho công ty cả. Tuy nhiên thì nhân tiên em cũng chia sẻ ý kiến luôn, tạo dựng hình ảnh công ty cùng là MỘT TRONG NHỮNG MỤC ĐÍCH cần hướng tới khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

    Em cũng chưa bao giờ nói anh Quocan phản đối nội quy, em lại nhắc lại ý em muốn nói, là nội quy, mà ở đây mình đang bàn đến viêc "ai chào ai trước" không phải sinh ra để dạy người khác, nó chỉ là để mọi người tuân theo thôi, để tranh luận với ý của anh là công ty không có quyền dạy nhân viên.

    Em cố gắng giải thích, lấy dẫn chứng cụ thể, về việc cùng một nội quy nhưng áp dụng vào những hoàn cảnh khác nhau, môi trường khác nhau thì nó sẽ ra kết quả khác nhau, nên khi đánh giá một nội quy nên nhình rộng hơn, không chỉ dựa vào nội dung của nó. Nhưng mọi cố gắng của em chỉ đơn giản được kết luận bằng những câu kiểu thế này thì cũng thật khó mà chia sẻ tiếp được.

    Em trả lời ý của anh Quocan về việc ai chào ai trước có liên quan gì đến hoạt động quy củ, thì rõ ràng khi mọi người tuân theo thì là quy củ rồi. Nếu anh vào một môi trường mà ai gặp ai cũng chào nhau theo một quy định trước, thì đó chẳng phải quy củ sao. Em không nói ở chỗ khác, không có quy định này, thì không thể quy củ được, có những nơi ta cần quy định rõ, có những nơi không. Em lại lấy một ví dụ nữa, anh và mọi người có để ý không, khi mọi người bị công an giao thông, cơ động dừng xe, những người công an giao thông, cơ động kia luôn phải chào trước, theo đúng quy định của ngành, chẳng hề có liên quan gì đến cao thấp, phầm giá của ai ở đây cả. Tất nhiên nó không thật sát với trường hợp trong công ty, nhưng là một ví dụ để nghĩ rộng ra.

    Quan điểm của em rất đơn giản, rõ ràng, và cũng nói rồi, vấn đề không phải là cấp trên hay cấp dưới chào trước, mà là quy định. Em đã hỏi ý kiến của anh Quocan về việc nếu quy định đó trở thành "cấp trên chào cấp dưới" thì anh sẽ thấy thế nào rồi, nhưng có lẽ anh ko để ý. Nhưng qua nhưng khẳng định của anh, có thể thấy rằng nếu quy định là "cấp trên chào cấp dưới trước" thì anh sẽ không suy nghĩ gì về phẩm giá của người cấp trên đang bị hạ thấp đâu nhỉ.

    Cái này thì mở rộng quá, và em thấy không liên quan gì nhiều(chứ ko phải ko có liên quan nhé, em nghĩ rằng ý anh muốn nói về việc sếp muốn giữ người tài, nhưng đó chỉ là một mặt nhỏ) đến quy định cấp trên cấp dưới trong công ty, và nó cũng ở hoàn cành hoàn toàn khác, với những con người hoàn toàn khác. Em xin phép không trả lời câu tại sao Lưu bị lại hành động như vậy trong khi Quan, Trương thì ko hài lòng, sự khác nhau trong tư duy của họ, vì mình nên tạo cả thread khác đề nói về chuyện này thì tốt hơn, sẽ làm loãng chủ để đang bàn này.


    Rât vui vì chia sẻ được nhiều điều, và học hỏi được từ ý kiến của mọi người, nhưng em nghĩ cũng nên thảo luận theo dòng thì vấn đề mới ra vấn đề, không thì không những tốn thời gian, ko giải quyết được vấn đề gì, có khi lại còn gây mất thiện cảm giữa các mem với nhau nữa ấy chứ.
     
  5. Hoang.Pham

    Hoang.Pham New Member

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hanoi
    Em xin tiếp tục nốt cái vấn đề mục đích của xây dựng văn hóa doanh nghiệp để làm gì, giờ nghỉ trưa ko viết hết được.


    Khi nghĩ về vấn đế này, trong đầu mình đã nghĩ ra luôn mấy lý do hoành tráng bác học rồi, nhưng ngồi nghĩ thêm một lúc để viết ra, thì một cách đơn giản, và "nông dân", câu trả lời gói gọn trong mấy chữ: "để tốt cho doanh nghiệp".


    Vậy làm sao để tốt cho doanh nghiệp, thì cũng lại khó nói quá, chỉ xin nhìn nhận ở góc độ chưa đầy đủ nhưng có thể nói gần nhất, trực quan nhất là có khách hàng và con người thực hiện công việc, đại diện cho bên ngoài và bên trong(cũng có khách hàng bên trong, và con người thực hiện từ bên ngoài nhưng ko xét đến cho đơn giản) cả trong tương lai gần cũng như xa. Nói bên ngoài và bên trong, nhưng chúng lại quan hệ rất chặt chẽ với nhau.


    Làm sao để giữ được khách hàng hiện tại, và phát triển được khách hàng trong tương lai, thì công ty phải giữ được chữ tín, cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, đúng hạn, giá cả hợp lý, giữ được hình ảnh đẹp về công ty. Nhưng muốn như vậy thì phải có định hướng, muc tiêu đúng đắn, xây dựng được đội ngũ những con người phù hợp, luôn suy nghĩ, hành động theo định hướng, muc tiêu đã đặt ra. Có những công ty tại một thời điểm nhất định họ có những điều kiện hết sức thuận lợi, công việc rất nhiều, có budget để trả lương rất cao so với mặt bằng, nhưng điều này cũng không đảm bảo công ty đó có thể tồn tại được lâu dài. Còn có những công ty mặc dù xuất phát điểm rất khiêm tốn nhưng cứ thế phát triển, càng ngày càng có nhiều khách hàng đến với họ, càng ngày càng thu hút được đông đảo nhân lực tốt đến với họ. Sự khác nhau giữa 2 doanh nghiệp đó, có thể nói chính là văn hóa. Vậy rốt cục để liệt kê ra các mục đích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đối với một người không có chuyên môn và không được đào tạo như mình thật là khó, nhưng để trả lời cho câu hỏi "tạo dựng hình ảnh công ty có phải là một trong những mục đích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không", thì tại sao không nhỉ? Có thể xét trên phương diện này, mục đích này là trực tiếp, trên phương diện khác, mục đích nọ trở thành gián tiếp, nhưng rõ ràng nếu công ty tạo dựng được một hình ảnh tốt trên một nền văn hóa phù hợp, khách hàng sẽ tìm đến, nhân viên công ty cũng cảm thấy tự hào được làm việc trong đó, sẽ gắn bó hơn, làm việc tốt hơn... nói đến đây hết nghĩ ra lý do nữa rồi he he, có gì xin mọi người chỉ bảo thêm.
     
  6. ndphuonghien

    ndphuonghien New Member

    Tham gia ngày:
    23/12/08
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hic ... lâu ngày mò lên mạng mà cái topic nì nhộn nhịp ghê >"<. Hehe. Em xin bon chen nhiều chiện chút xíu. :lol:


    Thầy có chút suy nghĩ chủ quan rồi, em hiểu rõ mình suy nghĩ vấn đề dưới tư cách/vị trí nào. Em xin khẳng định là khi em đưa ra ý kiến "...như là chào "thầy" hay những "bậc tiền bối" thôi, vì xét cho cùng thì rõ ràng mình đang học kinh nghiệm của họ, hay đơn giản họ là thần tượng - cấp bậc mà mình muốn hướng đến" không hề đứng trên quan điểm của người viết quy định mà là đứng trên quan điểm giao tiếp thông thường thôi, ở vị trí một trainee, mình còn phải học hỏi nhiều, chào hỏi trước cũng là một điều lẽ phải thôi. Cái này có thể do em cũng bị ảnh hưởng từ việc giáo dục "tôn sư trọng đạo" từ bé, nên em không nghĩ "cái nội quy này" khó chịu tí nào. Mà chẳng phải là ông bà ta khuyến khích "tôn sư trọng đạo đó sao. :D


    Còn "thứ tự ưu tiên" em sử dụng không những chỉ muốn nói đến vấn đề cá nhân. Ai mà chả muốn cái "vấn đề cá nhân" này chứ, nhưng quan trọng là được thừa nhận ở thời điểm nào trong xã hội (hơi khó hiểu >"<). Nếu là thầy thì sống cả cuộc đời, cống hiến cả cuộc đời, thầy có muốn được thừa nhận (ít nhất là sống có ích) trong xã hội không nàh. Hihi. Đừng xem nó là nội quy cứng nhắc, mà hãy xem nó như là một "kim chỉ nam" hay đơn giản là một lời nhắc nhỏ cho những ai " lỡ quên mất" thôi.


    Dù sao cũng nên có những quy ước trước (khỏi mất lòng sau) hay những lời nhắc như thế để cùng xây dựng một doanh nghiệp thống nhất, đoàn kết - như những bước đều "1 - 2 - 1 - 2 - ..." của 1 nhóm nhỏ chiến sĩ có thể làm sập cả một cây cầu lớn trong khi một con số đông người hơn chạy tán loạn qua vẫn ko thể làm cây cầu đó sập. (cái nì đã được vật lý học chứng minh :lol: )


    Một chút ý kiến :)
     
    Last edited by a moderator: 21/5/09
  7. ndphuonghien

    ndphuonghien New Member

    Tham gia ngày:
    23/12/08
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hic... nói chung, anh nói đến đây thì mọi người cơ bản cũng đã hiểu rồi :) . Nếu tất cả nhân viên trong công ty đều một lòng hướng đến mục tiêu cuối cùng của công ty và xem nội quy (tất nhiên là có mức độ hợp lý thích hợp) nhẹ như những quy ước trong một team/group để chiến thắng trong một trò chơi thì mọi chuyện chẳng phải quá đơn giản rồi sao :p .


    Thôi, em nghĩ chúng ta nên dừng tranh cãi việc nhân phẩm lại, vì có lẽ đã đi quá xa, nó nằm ở suy nghĩ/ quan điểm của ngừơi tiếp nhận (họ cho nó là bình thường thì là bình thường, không bình thường thì là không bình thường). Điều quan trọng là công ty đó truyền đạt quy định đó như thế nào để nhân viên tiếp nhận thoải mái, như là một lẽ đương nhiên. Tất cả cũng chỉ nằm trong suy nghĩ thôi :rolleyes: .


    Chúng ta nên quay lại mục đích cuối cùng của topic này là học hỏi và làm thế nào để hoàn thiện những "quy ước" để nó có thể hòa hợp với nhân viên trong công ty riêng của mình :lol: .


    Một chút nhiều chuyện, em chỉ muốn giảm bớt căng thẳng của vấn đề thôi >"< :D
     
  8. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Tất nhiên là các ông chủ họ bỏi tiền ra, và họ hoàn toàn có quyền sử dụng nó để thỏa mãn vấn đề cá nhân của bản thân nếu điều đó không vi phạm pháp luật. Và những người vì tiền mà sẵn sàng hạ thấp phẩm giá của mình để cho các ông chủ đó thỏa mãn nhu cầu của mình hiện nay cũng không thiếu.

    Khi nói đến văn hóa là nói về một điều tốt đẹp, và vì vậy một đièu không tốt đẹp dù không vi phạm pháp luật cũng không thể gọi là văn hóa được.

    Dưới tư cách của một người lao động thì phát biểu của bạn không sai, nhưng với tư cách của một người làm công tác nhân sự bạn thấy phát biểu của bạn như vậy có ổn không?
     
  9. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Điều này bạn nói không sai, nhưng chưa phải đúng hẳn.

    Mình hoàn toàn nhất trí với bạn về điều này.

    Mình thấy bạn không phân biệt được sự khác nhau giữa mục đích và kết quả. Kết quả thì có nhiều nhưng mục đích chỉ có một thôi. Ta không thể hướng về nhiều mục đích cùng một lúc được. Và mình thấy bạn cũng nhầm lẫn giữa hai công việc: quản trị "nguồn nhân lực" và marketing. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là công việc của chức năng quản trị nguồn nhân lực, còn xây dựng hình ảnh công ty thuộc về chức năng Marketing, hai vấn đề này không nên lẫn lộn với nhau.


    Và qua đây thấy rất rõ quan điểm của bạn cho rằng một trong những mục đích xây dựng văn hóa doanh nghiệp là làm Marketing (tức xây dựng hình ảnh). Theo quan điẻm của mình thì xây dựng hình ảnh công ty không phải là mục đích mà chỉ là hệ quả của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà thôi. Chính vì quan điểm này của bạn khác với của mình cho nên chúng ta không thể thống nhất với nhau được là lẽ đương nhiên.
     
  10. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Bạn nhầm lẫn hai vấn đề với nhau.

    Sao bạn biết là ai cũng muốn vấn đề cá nhân này?

    Hiii bạn sai rồi! mình không cần đựoc ai thừa nhận cả. Mình chỉ thjsich mình làm những gì mình thsich mà thôi. Nếu muốn được xã hội thừa nhận thì mình sẽ phải hy sinh nhiều thứ trong đó hy sinh lớn nhất là bị đánh mất bản thân mình :p :p :p

    Khiu nào bạn nhận ra những sai lầm của bạn trong đoạn trích dẫn này thì hãy báo tin mừng cho mình biết nhé.
     
  11. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Hic! bạn hiền thấy là căng thẳng à? Mình chẳng hề thấy căng thẳng gì cả, mà còn thấy rất hứng thú là đằng khác :lol:
     
  12. Smallthornz

    Smallthornz New Member

    Tham gia ngày:
    21/7/08
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình tham gia dưới góc độ cá nhân, không nhân danh tư cách của người này người kia anh Quoccan ạ.


    Có lẽ anh đã hơi nặng lời khi nói ai đó là hạ thấp phẩm giá của họ khi mà họ tìm được cách để hòa hợp với một môi trường văn hóa nhất định. Anh có thể chỉ ra ở VN công ty nào là điển mẫu cho cái văn hóa mà anh đang hướng tới không? Chắc nếu có thì chỉ có thể là công ty do chính anh làm ông chủ. Chúc công ty của anh không ngừng lớn mạnh để có thể tạo cơ hội cho nhiều người có thể được làm việc trong một môi trường văn hóa trong lành do anh tạo ra.
     
  13. ndphuonghien

    ndphuonghien New Member

    Tham gia ngày:
    23/12/08
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Haizzz, thiệt tình >"<. Thầy chỉ biết có một con đường là "Nếu muốn được xã hội thừa nhận thì mình sẽ phải hy sinh nhiều thứ trong đó hy sinh lớn nhất là bị đánh mất bản thân mình " thôi sao, tức là buộc phải có 1 factor "phải đánh mất mình" đó??? Hic ... >_<"

    Có bạn nào có thể giúp mình với >"<, bài mình viết ở phía trên ấy, mình luôn luôn lắng nghe (từ từ thấu hiểu, hihi ;)) ). Thxxxxxxx all :*:X

    Không phải lúc nào ý cũng được thể hiện một cách thô thiển qua lời nói, hihi :)
     
    Last edited by a moderator: 21/5/09
  14. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Chính xác là như vậy! hiện nay mình chưa thấy con đường nào khác hơn nếu lấy việc được xã hội thừa nhận làm mục đích. Nếu bạn thấy có con đường nào khác thì xin giới thiệu giùm mình vô cùng cám ơn! :D

    Luôn luôn lắng nghe nghĩa là thế nào vậy bạn?

    Không hiểu! câu nói của bạn mình thấy không ăn nhập gì với câu trả lời của mình, bạn có thể giải thích rõ hơn để mình thấy rõ sự liên hệ giữa chúng với nhau hay không?
     
  15. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Dù bạn tham giai dưới góc dộ gì thì cũng vẫn phải nằm trong một cách nhìn (hay nói cách khác là hệ quy chiếu)nhất định bạn ạ

    Mình chỉ nêu bày sự thật thôi, không hướng đến ai cả. Nếu ta phải vì tiền để làm một việc mà ta cảm thấy bị tổn thương thì dó chính là tự hạ thấp phẩm giá của mình đó là sự thật.

    Hic! bạn nói chuyện này mình thấy buồn cười quá! :lol: :lol: :lol:
     
  16. ndphuonghien

    ndphuonghien New Member

    Tham gia ngày:
    23/12/08
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thế những quan điểm/kiến thức/kinh nghiệm cuộc sống hiện nay của thầy ở đâu ra? Cũng là trong quá trình lớn lên, tương tác với xã hôi, người này một ít, người kia một ít, sự việc này 1 ít, sự việc kia một ít, tư tưởng hiện tại nói cho cùng thì đều là kết quả của xã hội. Tư tưởng/ cách sống mỗi người khác nhau là do họ có những va chạm, có những thành phần gia vị cuộc sống khác nhau. Còn sống tức là còn hòa hợp với cái môi trường của mình, còn hòa hợp được trong môi trường tức là đã được thừa nhận rồi còn gì. Nói chung, em mô tả hơi khó hiểu một chút, nhưng đại khái là như vậy. Nếu có bạn nào có thể giúp mình giải thích rõ hơn nữa thì giúp mình với >"<. Thxxxx:X

    Hihi, nó đơn giản như nghĩa của nó vậy thầy ạ ;))

    Hihi, thoại bất khả thuyết tập. Hihi, cũng câu trên, không phải lúc nào ý cũng thể hiện hết một cách thô thiển qua lời nói [Hint for you;)]. Hihi.
     
  17. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Hic! Mình không có quan điểm, còn kiến thức và kinh nghiệm sống của mình cũng chẳng liên quan gì đến xã hội cả. :lol: :lol: :lol:

    Ở đây mình đề nghị bạn giải thích ý nghĩa của nó cơ mà! ;)

    Tiếc rằng mình chỉ có thói quen hiểu ý theo lời nói thôi, cái gì không thể hiện trên lời nói thì mình không biết đâu. Vậy nếu có thể phiền bạn thể hiện nó trên lời nói nhé, còn nếu bạn không thể hiện nó trên lời nói thì thôi! :lol: :lol: :lol:
     
  18. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Hic! Topic này có vẻ nguội rồi nhỉ, để mình khơi nó lên một chút.


    Theo ý kiến chủ quan của mình thì:


    Thực ra khi đặt vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp là đặt vấn đề sai lầm rồi. Khi đặt vấn đề như vậy tức là ta biến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành một công việc của bộ phận Marketing chứ không còn là công việc của bộ phận nhân sự nữa.


    Văn hóa doanh nghiệp luôn luôn là hệ quả chứ nó không phải là mục tiêu. Nhưng rất tiếc ngày nay người ta lại biến nó thành mục tiêu cho nên dẫn tới sai lầm.


    Thực ra cái gọi là văn hóa doanh nghiệp nó phản ánh môi trường làm việc của các nhân viên trong một doanh nghiệp. Nói chung thì có ba môi trường làm việc căn bản:


    - Môi trường làm việc thứ nhất là môi trường mà ở đó nhân viên không phát huy được, hoặc không phát huy hết năng lực làm việc của mình.


    - Môi trường làm việc thứ hai là môi trường mà ở đó nhân viên phát huy và phát huyđược hết năng lực làm việc của mình.


    - Môi trường làm việc thứ ba là môi trường chưa đạt đến môi trường thứ hai nhưng nó luôn luôn được thay đổi theo chiều hướng đến môi trường thứ hai.


    Các hoạt động xây dựng môi trường làm việc ngày càng gần hơn môi trường thứ hai gọi là hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đó chính là cốt lõi, là nền tảng của công việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tiếc rằng ngày nay nhiều nơi người ta xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên cái vỏ bên ngoài mà chẳng có cái cốt bên trong, thành ra biến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành ra một công việc mang tính Marketing.
     
  19. npd

    npd New Member

    Tham gia ngày:
    21/5/09
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi rất đồng tình với ý kiến của bạn. Tôi xin giải thích thích thêm thế này:


    Như các bạn biết một người thì khác nhiều người , đúng không ? Nhiều người thì gọi là đám đông. Đám đông không phải là đội ngũ. Một tiểu đoàn quân sự hoàn toàn khác một đám đông biểu tình, khác thế nào chắc không cần giải thích nhiều.


    Như vậy làm sao để một đám đông trở thành một đội ngũ ? cán bạn thử bàn luận xem sẽ thấy vai trò của VHDN!
     
  20. Yến Thanh

    Yến Thanh Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    19/4/08
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Thứ tự ưu tiên chào: Nhân viên chào cấp trên trước, khi được chào, cấp trên chào lại; Đồng nghiệp cùng cấp: người ít tuổi chào người nhiều tuổi trước


    Cách trình bày kiểu này thì quả là không ổn. Tôi đồng tình với phản hồi của bạn Quocan với vấn đề này. Nếu viết như thế thì hoá ra nếu NV không chào cấp trên trước thì cấp trên cũng ko chào luôn à.


    Nếu cấp trên có uy tín, cấp dưới có nhân tâm phục cấp trên thì tất yếu họ sẽ chào trước. Còn nếu cấp dưới họ không phục thì dù có bắt ép cũng không bền được, mà không bền thì làm sao thành văn hoá được.


    Trong xử thế, hoà nhã là 1 ý niệm quan trọng, đặc biệt với người làm Sếp, làm Sếp mà hoà nhã thì dù NV chưa phục nhưng dần dần họ sẽ phục hoặc hiểu nhau hơn. Để hoà nhã việc cấp trên chào cấp dưới trứơc cũng là bìnhh thường.


    Trình bày như PVN nêu trên thể hiện cấp trên có phần quan cách, làm giảm sự hoà nhã


    Vài dòng mạo muội, hy vọng có ích cho Topic này
     

Chia sẻ trang này

Share