Vịt và Đại bàng trong ngày HR Day 2010

Thảo luận trong 'VN HUMANRESOURCES DAY 10' bắt đầu bởi bangtuyetmuadong, 5/11/10.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. trongpt62

    trongpt62 New Member

    Tham gia ngày:
    19/10/10
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi rất tâm đắc với bạn : "ĐẠI BÀNG HAY VỊT KHÔNG PHẢI NẰM Ở CHỨC VỤ".
     
  2. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    linhvpp dốt thơ lém, nhưng mờ đọc thấy hình như xét về mặt âm luật gì đó cũng ko được ổn.


    Dưng mờ đọc cũng thấy .. sướng sướng cái lỗ tai


    "Sếp thì oai vệ thế thui


    Mắt xanh mỏ quắp nhưng tinh Vịt trời"
     
  3. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Thay đổi suy nghĩ á, .. hức khó lắm bạn ạ.


    - Đào tạo nhân viên: cái ý này tớ nghĩ căn cứ vào tháp nhu cầu của maslow thui, nếu mờ DN bạn đang khó khăn, tài chính hạn hẹp, thì hẳn khó mà "hạnh phúc" được khi NV giỏi cứ "bỏ mình ra đi".


    - Vấn đề chức vị: nói chung thì chẳng có cái gì "tự dưng" đến hết, chỉ có điều khi bạn có chức vị bạn mới có "nhiều cơ hội" để nói, chứ dân đen á, nói còn chẳng được nói, chứ có ai thừa time mà đem cân ra đo trọng lượng nữa.


    - Một lần nữa mình vẫn nghĩ "ko có gì tự dưng đến" hết. Khi bạn được nhận vào 1 cty có tên tuổi, có nghĩa bạn đã phải "tự nỗ lực vượt qua" các "tiêu chuẩn tuyển dụng" của họ. Tiếp đó để tồn tại, bạn phải luôn cố gắng vượt qua các thử thách, chứ ko có chuyện chấm công qua ngày, đến hẹn lại lên. Vì thế chính bản thân bạn khi đó ko bị trì trệ, mà luôn tiến lên, tạo dựng chính thương hiệu cho mình, nói rộng hơn là cho tổ chức bạn đang đóng góp.


    hihi, lâu lâu ko vào diễn đàn, viết lủng củng quá, thông cảm nhé!


    :)
     
  4. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Anh có nhã ý thì "phân tích, mổ xẻ" kỹ vấn đề cho bà còn cùng "thưởng thức", chứ đợi hôm nào rảnh rỗi thì .... lâu lắm anh ơi!!!
     
  5. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    Hic! Mình không rảnh để viết bài. Thôi thì xin đưa ra hai câu hỏi sau để các bạn chiêm nghiệm nhé (mình xin phép được hỏi thật lòng, nếu bạn nào cảm thấy đụng chạm thì xin thứ lỗi nhé).


    1 Một chuyên viên tuyển dụng rất thành thạo trong việc sử dụng các công cụ cùng với rất nhiều bí quyết phỏng vấn đề đánh giá ứng viên. Nhưng chuyên viên này không hiểu gì về sứ mệnh nghề nghiệp của mình cũng không hiểu gì về sứ mệnh của công tác tuyển dụng. Đơn giản là anh ta được dạy phải làm sao thì anh ta làm y theo đó. Anh ta cũng rất nỗ lực đi học hỏi các bí quyết nghề nghiệp, hoặc học hỏi các công cụ đánh giá mới để nâng cao trình độ phỏng vấn đánh giá của mình lên. Và anh ta trở thành một chuyên viên cao cấp trong việc phỏng vấn ứng viên của công ty------> Xin hỏi đây là vịt hay đại bàng?


    2 Một chuyên viên tuyển dụng khác không thành thạo lắm trong việc sử dụng các công cụ đánh giá ứng viên. Nhưng chuyên viên này hiểu rất rõ về sứ mệnh nghề nghiệp của mình cũng như sứ mệnh của công tác tuyển dụng. Chính vì vậy, anh ta không chịu dừng lại và thỏa mãn với những gì được dạy, mà anh ta nhìn xa hơn, phát hiện những điểm yếu của các công cụ, cũng như những điểm hạn chế trong công tác phỏng vấn ứng viên, nhưng điểm hạn chế trong năng lực đánh giá của bản thân và đề ra những giải pháp khắc phục nó. ------> Xin hỏi đây là vịt hay đại bàng?
     
  6. Quocan

    Quocan Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    25/7/08
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Viện Khoa học Phát Triển Nhân lực và Tài năng
    3. GĐNS của công ty A hiểu rõ sứ mệnh nghề nghiệp của mình, rất thành thạo trong các công việc của mình như: công tác hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty, xây dựng và lãnh đạo rất tốt bộ phận quản trị nguồn nhân lực trong công ty, có khả năng đào tạo đội ngũ kế cận tốt. sử dụng thành thạo các công cụ phỏng vấn và đánh giá ứng viên... và vị GĐNS này cũng rât chủ động trong công việc. Tuy nhiên vị này chỉ ứng dụng làm tốt những gì mình đã được học một cách có bài bản và không quan tâm đến những điểm hạn chế trong cách giải quyết công việc của mình khi chưa có vấn đề gì xảy ra.


    4. GĐNS của công ty B cũng hiểu rõ sứ mệnh nghề nghiệp của mình, có tầm nhìn xa. Nhưng người này không giỏi trong các công việc có tính kỹ thuật như: hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty, xây dựng và lãnh đạo bộ phận quản trị nguồn nhân lực trong công ty, không có khả năng đào tạo về chuyên môn cho cấp dưới. cũng không sử dụng thành thạo các công cụ phỏng vấn và đánh giá ứng viên. Nhưng người này lại có khả năng nhìn người tốt và anh ta tuyển về một trưởng phòng nhân sự dày dạn kinh nghiệm để hỗ trợ anh ta trong các công tác nói trên. Ngòai ra anh ta còn luôn luôn lật lại vấn đề, xem xét, phát hiện các bất ổn trong các quy trình làm việc, công cụ đánh giá,... Và đặc biệt anh ta luôn luôn tôn trọng, lắng nghe cấp dưới và có xu hướng phát triển bản thân để nâng cao tầm nhìn, năng lực nhìn người và các năng lực làm việc khác của mình.


    Theo bạn thì giữa hai GĐNS này ai là Đại bàng ai là Vịt?
     
  7. mattroinho

    mattroinho Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    18/9/09
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Tĩnh
    Theo mình Vịt và Đại Bàng đều quan trọng nhưng điều đặc biệt ở đây là gì? Đó là phải dựa vào quy mô, ngành nghề kinh doanh, tiềm lực v.v.. của doanh nghiệp mà chọn tỉ lệ Đại Bàng-Vịt cho phù hợp. Nếu một công ty với quy mô lớn, sản xuất các mặt hàng công nghệ cao, có tiềm lực lớn, cạnh tranh xuyên quốc gia mà toàn là Vịt thì liệu công ty đó sẽ như thế nào? Mặt khác, với một công ty quy mô nhỏ, sản xuất các vật dụng đan lát, công nghệ kỹ thuật không đòi hỏi cao, tiềm lực và khả năng tài chính hạn hẹp...nếu nhiều Đại Bàng thì có phung phí không, có đủ tiền lương cho họ không và kết cục sẽ là gì??? . Nói tóm lại chúng ta nên căn cứ vào tình hình cụ thể của công ty doanh nghiệp mình mà chọn tỉ lệ Đại Bàng-Vịt cho phù hợp.


    Chúc thành công.
     
  8. Theo như ví dụ anh đưa ra thì em chọn người số 2 là Đại Bàng vì thực sự khi đánh giá trên kết quả công việc thì anh số 2 giữ được người nhiều hơn và được nhiều người tin cậy hơn. Vấn đề chính khi dụng người là mình phải đặt mình vào vị trí của người đối diện thì khi đó ta sẽ có những hành xử thuyết phục và thấu hiểu hơn.
     

Chia sẻ trang này

Share