Chia sẻ Xây dựng chỉ số KPI trên cơ sở kết hợp BSC

Thảo luận trong 'ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ' bắt đầu bởi linhtran@, 15/1/19.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. linhtran@

    linhtran@ New Member

    Tham gia ngày:
    12/11/18
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    An Giang

    [​IMG]
    KPI là gì?

    KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả công việc của cá nhân, bộ phận trong một công ty. KPI được thiết lập, thể hiện qua số liệu, tỉ lệ mang tính định lượng cụ thể giúp việc đánh giá dễ dàng và chính xác hơn. Mỗi vị trí công việc, mỗi bộ phận công ty, mỗi công ty với ngành nghề đặc thù của mình sẽ có những chỉ số KPI khác nhau.

    Cách xây dựng chỉ số KPI:

    Theo học thuyết của Kaplan, Doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược công ty trên bốn viễn cảnh: Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ, Học hỏi & Phát triển (Mô hình Balanced Scorecard). Các học thuyết trước Kaplan chỉ quan tâm đến khía cạnh tài chính là mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, nhược điểm của các học thuyết là số liệu tài chính doanh nghiệp có được một khi các hoạt động kinh doanh đã hoàn tất, điều này doanh nghiệp không thể điều chỉnh mục tiêu chiến lược kịp thời trong quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty mình.

    Và TS. Kaplan đã phát triển lên thành bốn yếu tố cùng tồn tại theo quy luật nhân quả: khách hàng là nhân tố mang lại doanh thu, lợi nhuận… (thuộc viễn cảnh tài chính), các quá trình nội bộ và đội ngũ nhân viên phải chuyên nghiệp mới có khả năng phục vụ khách hàng tốt nhất, để phục vụ khách hàng luôn tốt đòi hỏi đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp phải luôn luôn học hỏi, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp.

    [​IMG]

    Với mô hình này cho phép các nhà quản trị có thể chủ động điều chỉnh mục tiêu chiến lược theo từng thời kỳ, phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình chinh phục mục tiêu của doanh nghiệp. Các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp được hoạch định dựa trên bốn viễn cảnh trên. Nhà quản lý sẽ thực thi các chiến lược của doanh nghiệp thông qua việc phân rã các mục tiêu chiến lược cấp công ty thành mục tiêu cho từng phòng ban của doanh nghiệp mình. Việc thực thi các mục tiêu của bộ phận (phòng ban) đưa đến đến hình thành các bảng mô tả công việc (Job description) cho từng vị trí công việc của bộ phận đó. Và KPI được xây dựng để làm thước đo định lượng mức độ hoàn thành công việc của nhân viên đảm nhiệm vị trí công việc này.

    [​IMG]

    Tác động của KPI đến việc phát triển nguồn nhân lực:

    • Việc thiết lập KPI tương đối căn cơ, đi từ chiến lược công ty rã đến từng bộ phận và từng vị trí công việc. Điều này sẽ tạo đòn bẩy cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.
    • KPI giúp đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên mang tính định lượng rất rõ, cho ra kết quả đánh giá tương đối chính xác, tiệm cận đến sự công bằng và thuyết phục hơn.
    • Tạo động lực làm việc cho nhân viên, phát huy thái độ làm việc theo hướng tích cực, giữ chân được những nhân sự phù hợp với doanh nghiệp, ít biến động nhân sự, giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
    • Tạo môi trường làm việc khách quan, thân thiện và đoàn kết của người lao động.
    • Giúp đội ngũ nhân viên có cái nhìn tổng thể về mục tiêu công việc và các công việc ưu tiên cần làm trước để hoàn thành mục tiêu.
    • Giúp xây dựng và cung cấp được một hệ thống công cụ quản trị chuyên nghiệp, tiên tiến, hiệu quả trong sản xuất – kinh doanh cho doanh nghiệp. Hệ thống công cụ này cho phép sử dụng lâu dài, có thể cập nhật, thay đổi linh hoạt (luôn luôn ở trạng thái động) theo từng thời kỳ, theo mong muốn phù hợp với từng giai đoạn chiến lược sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
    Tóm lại, cách lập hệ thống chỉ số KPI phải đi từ mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, kết hợp với cơ cấu tổ chức sẽ cho ra hệ thống chỉ số KPI chính xác, đặc thù của doanh nghiệp. Trong quá trình đánh giá theo KPI, sẽ bộc lộ những điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên đảm nhiệm vị trí công việc đó, từ đó giúp nhà quản trị có kế hoạch tái đào tạo, tuyển dụng đội ngũ nhân sự phù hợp với từng vị trí công việc của doanh nghiệp mình, góp phần định hình & phát triển mục tiêu, tầm nhìn chiến lược & văn hóa doanh nghiệp.

    INLEN TEAM
     
  2. dangkythuonghieu

    dangkythuonghieu New Member

    Tham gia ngày:
    19/1/19
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    đăng ký thương hiệu
    Nơi ở:
    Phường 13 ,Quận Bình Thạnh,TP.HCM
    Web:
    Rất hay
     
  3. phaochidep

    phaochidep New Member

    Tham gia ngày:
    19/1/19
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Phào chỉ
    Nơi ở:
    Cụm CN-Biên Hoà, Ngọc Sơn, Kim Bảng, Hà Nam
    Web:
    Bên mình là nhà máy sản xuất vật liệu trang trí nội thất, có áp dụng được không nhỉ
     
  4. linhtran@

    linhtran@ New Member

    Tham gia ngày:
    12/11/18
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    An Giang
    Chào bạn! Đây là một phương pháp/công cụ trong quản lý doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp điều hành doanh nghiệp mình tốt hơn. Vì vậy, không có giới hạn về ngành nghề kinh doanh nhé bạn!
     

Chia sẻ trang này

Share